Các thành phần trong hồ sơ xét tuyển đại học chi tiết nhất

Theo dõi viecday365 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 13-09-2024

Chuẩn bị hồ sơ xét tuyển đại học rất quan trọng, chỉ cần sai lệch hoặc thiếu một thông tin nhỏ cũng sẽ làm bạn phải chuẩn bị lại từ đầu. Vì vậy, trước khi tiến hành làm hồ sơ xét tuyển đại học, bạn cần phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ các thành phần cần có.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Đối tượng được xét tuyển đại học là ai? Cần loại giấy tờ nào?

Trước khi nghiên cứu về hồ sơ đăng ký xét tuyển, bạn cần phải kiểm tra xem mình có đủ điều kiện để đăng ký xét tuyển không, để tránh lãng phí thời gian nếu bạn không đủ điều kiện.

Có 3 trường hợp được đăng ký xét tuyển đại học: Thí sinh lớp 12, thí sinh tự do chưa tốt nghiệp cấp THPT, thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT

1.1. Đối với thí sinh dự thi đang học sinh lớp 12 

Đối với thí sinh lớp 12 đang theo học tại các trường THPT công lập hay dân lập thì hồ sơ xét tuyển đại học sẽ bao gồm:

- Thứ nhất là 2 phiếu đăng ký dự tuyển (trong đó có phiếu số 1 và phiếu số 2)

- Thứ hai là bản phô tô căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân

- Thứ ba là ảnh thẻ: 2 ảnh, trong đó ở mặt sau của ảnh phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm của thí sinh dự thi

- Thứ tư là phong bì đã dán tem và ghi rõ cụ thể địa chỉ liên hệ của thí sinh

- Thứ năm là giấy chứng nhận hợp lệ về các trường hợp được ưu tiên khuyến khích (nếu có)

Hồ sơ xét tuyển đại học
Hồ sơ xét tuyển đại học

Lưu ý các giấy tờ nên được đưa đi công chứng dấu đỏ để giấy tờ phô tô mang tính hiệu lực hơn.

1.2. Trường hợp là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT

Trường hợp 2 là đối với thí sinh tự do chưa kết thúc bậc học THPT, đây là các thí sinh dự thi THPT quốc gia nhưng chưa đậu bằng tốt nghiệp và không có đủ điều kiện tham dự kỳ thi THPT quốc gia ở các năm trước.

Nội dung trong bộ hồ sơ của thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT gồm có:

- Thứ nhất là 2 phiếu đăng ký dự tuyển giống nhau

- Thứ hai là có 2 ảnh 4x6 được đựng trong phong bì/ phong bao nhỏ. Lưu ý là mặt sau của ảnh phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người tham gia xét tuyển. Đồng thời phải có một ảnh dán vào vị trí đã xác định ở mặt trước của bì đựng phiếu đăng ký dự tuyển.

- Thứ ba là bản phô tô 2 mặt của căn cước công dân hoặc của chứng minh thư nhân dân

- Thứ tư là các giấy tờ ưu tiên, khuyến khích hợp lệ (nếu có). Nếu thí sinh muốn được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì thí sinh phải có bản sao của Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú đã được công chứng dấu đỏ.

- Thứ năm là học bạ THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học, đối với học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên (bản sao)

- Thứ sáu là bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp

- Thứ bảy là giấy xác nhận điểm do nhà trường xác nhận

Trong trường hợp thí sinh tự do bị mất bản sao học bạ cấp THPT thì phải có giấy xác nhận bản sao học bạ được cấp.

Đối tượng xét tuyển đại học
Đối tượng xét tuyển đại học

Trường hợp khác là thí sinh tự do đã tốt nghiệp trung cấp nhưng không có học bạ THPT đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển thì phải học và được công nhận là đã hoàn thành các môn văn hóa theo quy định của Bộ GD&ĐT

1.3. Với thí sinh tự do - trường hợp đã tốt nghiệp THPT

Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT mà muốn xét tuyển đại học thì hồ sơ trong trường hợp này cần có

- Thứ nhất là có hai phiếu đăng ký dự thi (hai phiếu này bắt buộc giống nhau)

- Thứ hai là bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc bản sao trung cấp

- Thứ ba là 2 ảnh cỡ 4x6 

- Thứ tư là 2 phong bì dán tem, có kèm địa chỉ liên lạc của thí sinh

- Thứ năm là chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đã được công chứng dấu đỏ (bản sao)

Các trường hợp cụ thể xét tuyển đại học
Các trường hợp cụ thể xét tuyển đại học

Xem thêm: [Góc hỏi & đáp] Giấy báo trúng tuyển đại học nhận ở đâu

2. Phiếu đăng ký xét tuyển và cách ghi chính xác

Thông tin trên phiếu đăng ký xét tuyển yêu cầu tính chính xác tuyệt đối vì thế chỉ cần sai sót không đáng có hay chỉ đơn giản gạch một dấu, thừa một chữ thì bạn cũng phải vứt đi và làm lại một bản khác. Do đó cần thận trọng và chú ý các nội dung trong hồ sơ đăng ký xét tuyển để tiết kiệm thời gian và công sức.

2.1. Thông tin cá nhân trên phiếu đăng ký xét tuyển

Thông tin cá nhân trên phiếu đăng ký xét tuyển gồm có:

- Họ tên thí sinh: Được yêu cầu viết in hoa tất cả các chữ cái và tên viết theo giấy khai sinh

- Ngày tháng năm sinh của thí sinh: Viết theo giấy khai sinh. Đối với năm sinh thì chỉ viết 2 số cuối cùng và ngày sinh sẽ viết thêm số 0 phía trước nếu ngày sinh nhỏ hơn 10

- Nơi sinh, CCCD: Ghi đầy đủ thông tin

- Hộ khẩu thường trú của thí sinh: Được ghi theo mã tỉnh và mã huyện

- Địa chỉ học THPT: Ghi tên trường và mã phù hợp vào ô trống. Chú ý là ghi mã tỉnh vào 2 ô đầu còn mã trường vào 3 ô tiếp theo (nếu mã trường có ít hơn 3 số thì ô thiếu sẽ điền thêm số 0)

- Thông tin liên lạc của thí sinh bao gồm địa chỉ - email

- Địa chỉ liên hệ với thí sinh

Hướng dẫn chi tiết từng mục
Hướng dẫn chi tiết từng mục

2.2. Thông tin đăng ký xét tuyển

Một số yêu cầu và quy định trong phần thông tin đăng ký dự thi của thí sinh:

- Trong trường hợp dùng kết quả thi để xét tuyển cao hơn thì đánh dấu X vào dòng xét tuyển ĐH - CĐ. Nếu không thì bỏ trống.

- Bắt buộc đánh dấu X vào ô học chương trình THPT hay GDTX (lựa chọn 1 trong 2 ô). Nếu thí sinh đang học lớp 12 thì bỏ qua.

- Cụm thi: Thí sinh dự thi tại cụm nào thì điền mã thi tương ứng của cụm đó vào

- Mục nơi đăng ký dự thi: Ghi tên trường nếu đang học THPT, trong trường hợp là đối tượng khác thì ghi địa điểm tiếp nhận Hồ sơ ĐKDT

- Cuối cùng là thí sinh đăng ký thi môn nào thì trực tiếp đánh dấu “X” vào môn đó

2.3. Thông tin đăng ký xét tốt nghiệp cấp THPT

Thông tin ở mục này bao gồm miễn thi ngoại ngữ nếu thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc đạt được các giải thưởng tưởng ứng và đăng ký môn bảo lưu (trong trường hợp những năm trước dự thi và có môn đủ điều kiện bảo lưu)

2.4. Thông tin xét tuyển - đăng ký nguyện vọng ĐH - CĐ

Nếu đối tượng đăng ký xét tuyển là trường hợp ưu tiên thì cần ghi ký hiệu thích hợp theo Quy chế tuyển sinh đại học chính quy và yêu cầu phải có đầy đủ giấy tờ minh chứng hợp pháp

- Thí sinh thuộc khu vực tuyển sinh nào thì trực tiếp khoanh vào khu vực tương ứng

- Năm tốt nghiệp THPT

- Với trường hợp thí sinh liên thông từ Trung cấp hoặc từ Cao đẳng lên Đại học thì đánh dấu X vào ô tương ứng như trên.

- Mục đăng ký các nguyện vọng thi: Mục này thí sinh tham khảo các mã trường, mã ngành từng trường mà mình muốn đăng ký đại học để điền vào ô tương ứng.

Xét tuyển đại học - cao đẳng
Xét tuyển đại học - cao đẳng

3. Lệ phí để thí sinh đăng ký xét tuyển là bao nhiêu?

Lệ phí đăng ký xét tuyển không đắt, giá đăng ký xét tuyển là 30.000 đồng. Mức lệ phí này là hợp lý và phù hợp với hầu hết tất cả mọi người.

Ngoài ra, thí sinh muốn dự thi ĐH - CĐ khi có nguyện vọng thì cũng cần nộp thêm tiền nguyện vọng. Tùy mỗi trường và cách quy định từng năm của Bộ thì sẽ có mức phí khác nhau. Trung bình mức phí này là từ 20.000 đồng - 30.000 đồng/nguyện vọng.

Xem thêm: Xét tuyển bổ sung là gì? Một số thông tin về xét tuyển bổ sung

4. Địa chỉ để thí sinh nộp hồ sơ

Với từng đối tượng khác nhau sẽ có địa chỉ nộp hồ sơ khác nhau. Cụ thế nếu thí sinh đang học lớp 12 thì sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường THPT nơi mà họ đang học tập. Với thí sinh tự do sẽ đăng ký tại các địa điểm do sở GD&ĐT quy định.

Vì thế đối với thí sinh tự do, cần phải chú ý các thông tin mà sở thông báo, tránh trường hợp không biết nơi để nộp hồ sơ xét tuyển đại học.

Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển
Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển

Trên đây là một số chia sẻ tổng hợp của viecday365.com về hồ sơ xét tuyển đại học mới nhất mà ai cũng cần phải biết.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1025 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT