Giá thành sản xuất là gì? Những thành phần của giá thành sản xuất

Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Đánh giá cụ thể hoạt động của mỗi doanh nghiệp đều được tính toán dựa trên những cơ sở dữ liệu nhất định. Một trong những yếu tố không thể thiếu trong công tác này đó chính là xác định giá thành của việc sản xuất. Vậy giá thành sản xuất là gì? Để dây chuyền sản xuất của viecday365.com tạo cho bạn những sản phẩm giá trị nhé.

1. Giá thành sản xuất là gì?

1.1. Khái niệm về giá thành sản xuất

Giá thành sản xuất sản phẩm chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khoản hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện bình thường.

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó sẽ đánh giá trực tiếp chất lượng của việc thực hiện các hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định, đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất.

Giá thành sản xuất

Tất cả những khoản phát sinh, tính từ trong kỳ và cả kỳ trước chuyển sang, bên cạnh đó là các chi phí có liên quan đến khối lượng hàng hóa đã được hoàn thành cũng là tiêu chí để xét về giá thành cho sản phẩm.

1.2. Giá thành sản xuất được cấu thành bởi những yếu tố nào?

Giá thành sản xuất được cấu thành dựa trên 3 khoản mục chính đó là:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoản chi phí cho các nguyên liệu trực tiếp tạo nên sản phẩm đó. Ví dụ, để làm ra được chiếc bàn thì bạn cần mua gỗ, mua sơn….

Chi phí nhân công: Để có thể tạo nên sản phẩm thì cần có công sức của con người được bỏ ra để điều khiển mọi hoạt động. Chi phí này chính là tiền công, tiền thưởng cho những người trực tiếp tạo nên sản phẩm đó. Ví dụ, nhân viên công ty Samsung - người làm trực tiếp tại các nhà máy, công xưởng, họ tự tay điều khiển một số máy móc, sắp xếp, lắp ghép linh kiện điện tử…. Công ty sẽ phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định để trả lương cho họ.

Các yếu tố cấu thành

Chi phí sản xuất chung: Đây là các khoản chi khác được dùng trong sản xuất như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện nước, chi phí cho quản lý nhân viên, an ninh….). Công nhân không thể làm việc trong môi trường mà không có ánh sáng, mà các động cơ, máy móc hoạt động cũng cần có điện năng. Vì thế mà khoản chi phí này cũng sẽ tốn kém đáng kể.

Xem thêm: Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách tính nguyên giá tài sản cố định

2. Phân loại giá thành sản xuất

Để tính toán, đánh giá cũng như tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thành sản xuất được chia theo 2 tiêu chí sau đây:

2.1. Theo tiêu chí thời gian và cơ sở tính số liệu giá thành

2.1.1. Giá thành kế hoạch

Giá thành kế hoạch là giá được doanh nghiệp tính dựa trên chi phí sản theo kế hoạch và sản lượng theo kế hoạch. Công việc này được thực hiện trước khi bước vào giai đoạn sản xuất tạo nên sản phẩm để có thể tính toán sản xuất cho hiệu quả. Bên cạnh đó, giá thành kế hoạch cũng là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở, yếu tố quan trọng để phân tích và đánh giá tình hình sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá thành kế hoạch

2.1.2. Giá thành định mức

Giá thành định mức được tính dựa trên cơ sở của định mức chi phí sản xuất hiện hành trên một đơn vị sản phẩm. Công đoạn này cũng được thực hiện trước khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm, tương tự như việc tính toán giá thành kế hoạch. Yếu tố này được coi như công cụ quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là thước đo để đánh giá kết quả việc sử dụng tài sản, vốn, nguyên vật liệu, lao động….Việc đánh giá định mức cũng giúp đánh giá được các phương pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng, xem các phương pháp này đã thực sự hiệu quả, phù hợp hay chưa. Từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời giúp tình hình hoạt động sản xuất được ổn định và phát triển hơn.

Giá thành định mức

2.1.3. Giá thành thực tế

Giá thành thực tế được tính dựa trên chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra, sản lượng thực tế được sản xuất và được tính theo kỳ. Giá thành này chỉ được tính khi các hoạt động sản xuất trong kỳ kết thúc. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp hiện hành.

Việc xác định từ các loại loại giá thành, doanh nghiệp có thể so sánh được, giữa tính toán của họ với thực tế họ làm được có sự chênh lệch nhiều không, nếu có chênh lệch nguyên nhân là do đâu. Từ đó, doanh nghiệp mới đưa ra những biện pháp để thúc đẩy tình hình sản xuất.

2.2. Theo phạm vi tính toán

2.2.1. Theo phạm vi của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

Phương pháp giá thành toàn bộ của sản phẩm hay còn được gọi là phương pháp định phí toàn bộ là cơ sở để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp trước thuế vì thế mà doanh nghiệp biết mình đang kinh doanh có lỗ hay có lãi, nó bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.

Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định ngừng sản xuất hoặc tiếp tục sản xuất sản phẩm đó. Tuy nhiên, việc xác định giá không phải là một vấn đề đơn giản. Đối với mỗi doanh nghiệp, sản phẩm của họ rất đa dạng, nên công việc này càng trở nên phức tạp hơn.

Theo phạm vi của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

2.2.2. Theo biến phí

Giá thành sản xuất tính theo biến phí được chia thành 2 loại chính là biến phí trực tiếp và gián tiếp. Đối với phương pháp này, chi phí cố định sẽ được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không được tính vào giá thành sản xuất nữa. 

Doanh nghiệp sẽ dễ dàng và nhanh chóng xác định được lãi gộp theo biến phí và mô hình hóa đơn giảm mối quan hệ giữa giá thành và khối lượng, từ đó đem đến lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp.

Theo biến phí

Xem thêm: Công thức tính giá vốn hàng bán và những sai lầm hay mắc phải

3. Cách tính giá thành sản xuất

Để có thể tính toán được chi phí sản xuất, các nhân viên cần có số liệu tổng hợp đầy đủ từ các bên liên quan, có sự tổng hợp chi phí. Công thức tính giá thành sản xuất như sau:

Giá thành sản xuất = Tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành / Tổng số lượng sản phẩm đã hoàn thành

Trong đó: 

Tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành = tổng giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + tổng chi phí sản xuất trong kỳ - tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giải thích thêm một chút về sản phẩm dở dang, đây là những sản phẩm chưa hoàn thành được trong kỳ đó. Nó vẫn còn đang trong dây truyền hay vẫn đang ở các phân xưởng sản xuất. Việc đánh giá giá trị này sẽ thực hiện bằng một số phương pháp như tính chi phí trực tiếp hay ước lượng tương đương….

Việc tính toán các chi phí đòi hỏi rất nhiều yếu tố của nhân viên kế toán như sự tỉ mỉ, cẩn thận, tính phân tích, tổng hợp, đây là bộ phận mà doanh nghiệp nào cũng cần đến. Chính vì thế cơ hội làm việc cũng rất nhiều.

Nói qua thì viecday365.com cũng phải nói lại, giá thành sản xuất là yếu tố rất quan trọng đối với việc sản xuất của doanh nghiệp. Và bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin để bạn hiểu rõ giá thành sản xuất là gì.