Finance Manager là gì? Sổ tay việc làm với nghề Finance Manager

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 11-05-2024

Hệ thống từ vựng về các chức danh nghề nghiệp trong tiếng Anh rất phong phú và đa dạng. Nhiều thắc mắc gửi về viecday365.com liên quan đến việc giải đáp Finance Manager là gì? Bên cạnh việc khám phá ý nghĩa đằng sau thuật ngữ này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhiệm vụ và vai trò của Finance Manager trong các doanh nghiệp cụ thể như thế nào nhé!

Tìm Việc Làm Tài Chính

1. [Giải đáp] Finance Manager là gì?

Hiểu rõ các ý nghĩa đằng sau những thuật ngữ được viết bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn củng cố được năng lực ngoại ngữ của mình. Nếu bỗng dưng bắt gặp cụm từ Finance Manager trên các tin tuyển dụng online, hãy thử tìm hiểu xem cụm từ này chỉ chức danh công việc gì?

1.1. Khái niệm Finance Manager

Khái niệm Finance Manager

Trước hết, nếu tách các bộ phận cụ thể trong cụm từ này, chúng ta có được “Finance” là danh từ chỉ ý nghĩa tài chính. Còn “Manager” cũng là một danh từ chỉ người quản lý hay người giám sát. Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, Manager cũng có thể được sử dụng để chỉ các chức vụ Trưởng phòng, Quản lý, Giám sát, thậm chí là Giám đốc của một bộ phận bất kỳ. Vậy Finance Manager là gì?

Finance Manager: /fai'næns 'mænidʤə/ là một thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành được sử dụng để chỉ chức danh Trưởng phòng tài chính. Finance Manager là một cá nhân có tầm ảnh hưởng khá lớn trong một doanh nghiệp, họ đứng đầu bộ phận tài chính, kiểm soát và chịu trách nhiệm cho tất cả những hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, họ là người làm nhiệm vụ phân phối nguồn tài chính cho doanh nghiệp, đảm nhiệm việc xây dựng các kế hoạch cụ thể về ngân sách, hỗ trợ việc lãnh đạo và vận hành doanh nghiệp. Nhìn chung, Finance Manager là một vị trí cao cấp trong các doanh nghiệp, là mục tiêu theo đuổi trong sự nghiệp của nhiều cá nhân. Tuy nhiên, không dễ dàng để bạn có thể ngồi vào vị trí này, nếu như bạn không sở hữu một chuyên môn xuất sắc cùng kỹ năng lãnh đạo tài tình.

1.2. Một số chức danh trong doanh nghiệp bằng tiếng Anh

Một số chức danh trong doanh nghiệp bằng tiếng Anh

Nếu bạn đang làm nhân viên văn phòng hành chính cho một công ty nước ngoài. Nhất định bạn phải nằm lòng các chức vụ trong doanh nghiệp bằng tiếng Anh. Vì trên thực tế, các biểu mẫu, giấy tờ, tài liệu hay trong các hợp đồng thường sẽ xuất hiện các thuật ngữ này. Hoặc đơn giản, việc bổ sung lượng từ vựng chuyên ngành sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình học tập cũng như làm việc. Vậy bên cạnh khái niệm thuật ngữ Finance Manager là gì đã được viecday365.com giải đáp. Những thuật ngữ nào thường xuyên xuất hiện trong các doanh nghiệp nhỉ?

- Các vị trí lãnh đạo và quản lý cấp cao

  • Giám đốc tài chính - Chief Financial Officer
  • Giám đốc điều hành - Chief Executive Officer
  • Trưởng phòng nhân sự - HR Manager
  • Trưởng phòng Marketing - Marketing Manager
  • Trưởng phòng kế toán - Accounting Manager
  • Trưởng phòng sản xuất - Production Manager
  • Trưởng phòng kinh doanh - Sales Manager

- Một số vị trí khác

  • Giám sát kinh doanh - Sales Supervisor
  • Trợ lý nhân sự - HR Assistant
  • Trợ lý hành chính - Admin Assistant
  • Chuyên viên Marketing - Marketing Executive
  • Chuyên viên kinh doanh - Sales Executive
  • Chuyên viên kế toán - Accounting Executive
  • Chuyên viên nhân sự - HR Executive

​Tìm việc làm nhanh

2. Khám phá công việc Finance Manager

Khám phá công việc Finance Manager

Finance Manager là gì? Trong sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp, họ chính là những người tham mưu, tư vấn về các chính sách và kế hoạch liên quan đến tài chính, ngân sách. Để trên cơ sở của sự tham mưu đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra được những quyết định kinh doanh hiệu quả và chất lượng nhất. Bên cạnh đó, Finance Manager còn thực hiện các báo cáo tài chính định kỳ, xây dựng và phát triển các chiến lược đảm bảo về mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng phụ trách giám sát mảng đầu tư tài chính của doanh nghiệp.

Bạn có thể nhìn thấy thường xuyên các công ty tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm hay ngân hàng tuyển dụng vị trí Finance Manager. Với vị trí có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng này, yêu cầu các cá nhân ứng tuyển cần có một nền tảng vững chắc về nghiệp vụ tài chính cũng như kiến thức sâu sắc về khía cạnh này.

2.1. Mô tả công việc của Finance Manager

Vậy một Finance Manager làm những công việc gì trong các tổ chức doanh nghiệp?

Trong thời điểm kinh doanh trở nên khó khăn, các yếu tố là tác nhân tác động khá nhiều đến tiềm lực tài chính và cả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi ở một Finance Manager - người quản lý tài chính không chỉ việc am hiểu về chuyên môn, mà còn biết cách cập nhật công nghệ, ứng dụng chúng trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ. Nếu như trước kia, giám sát và quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp là nhiệm vụ chính dành cho Finance Manager. Thì ngày nay, họ chủ yếu được sử dụng trong các vai trò liên quan đến việc tham mưu tư vấn cho lãnh đạo điều hành về chiến lược gia tăng lợi nhuận thông qua quá trình phân tích dữ liệu tài chính.

Chính vì tầm quan trọng của các khía cạnh công việc mà một Finance Manager đảm nhiệm. Trong các doanh nghiệp, bất kể là quy mô lớn hay nhỏ, đều rất quan tâm và chú trọng trong công tác tuyển dụng những cá nhân thực sự xuất sắc cho vị trí này. 

Những nhiệm vụ chính

Những nhiệm vụ chính

- Thứ nhất, Finance Manager trực tiếp xây dựng các báo cáo tài chính, thiết lập các dự báo về xu hướng tài chính và kế hoạch kinh doanh tài chính.

- Thứ hai, đảm bảo không vi phạm các vấn đề tài chính liên quan đến pháp luật thông qua việc giám sát, theo dõi sát sao các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp.

- Thứ ba, theo dõi và giám sát trực tiếp quá trình làm báo cáo ngân sách và tài chính của nhân viên cấp dưới.

- Thứ tư, đưa ra các giải pháp cắt giảm chi phí ngân sách phù hợp thông qua việc xem xét thường xuyên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Thứ năm, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, mở rộng quy mô tài chính hoặc mua lại doanh nghiệp khác thông qua công tác phân tích và nghiên cứu xu hướng thị trường.

- Thứ sáu, tham mưu và cố vấn cho các lãnh đạo cấp điều hành để đưa ra các quyết định về tài chính đúng đắn.

Các công việc cụ thể

Các công việc cụ thể

- Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và phân công về việc chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ tài chính, bao gồm: báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập, báo cáo chi phí, phân tích thu nhập, dự báo xu hướng, bảng cân đối kế toán,...

- Thực hiện các phân tích, tính toán và phân bổ nguồn tài chính trong doanh nghiệp thông qua việc kết hợp với các nhân viên tài chính và kế toán. Đảm bảo các phân bổ đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu về tài chính của doanh nghiệp.

- Trực tiếp theo dõi và quản lý hoạt động kinh doanh tín dụng của doanh nghiệp. Họ sẽ xây dựng danh sách các tiêu chí về xếp hạng tín dúng, các tài khoản quá hạn, trần tín dụng,...

- Giám sát tiến mặt, quản lý hoạt động của các dòng tiền, đảm bảo được việc hướng đến thỏa mãn các nhu cầu đầu tư và mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp.

- Ứng dụng các chiến lược, giải pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu hay xử lý lỗ hổng của các vấn đề thua lỗ tài chính trong doanh nghiệp trong công tác quản lý rủi ro tài chính.

- Lên kế hoạch mua các gói bảo hiểm thích hợp để hạn chế thua lỗ cho doanh nghiệp chẳng hạn như bảo hiểm bảo hộ lao động, tai nạn nghề nghiệp cho nhân viên, bảo hiểm khi xảy ra các vụ kiện tụng, tranh chấp,...

Tìm việc làm giám đốc tài chính

2.2. Mức thu nhập Finance Manager

Mức thu nhập Finance Manager

Thông qua khái niệm Finance Manager là gì? Bạn đọc cũng có thể cảm nhận được những áp lực hay khó khăn trong khối lượng công việc mà một Finance Manager vẫn triển khai mỗi ngày. Ở cấp quản lý như Finance Manager, không được các doanh nghiệp tuyển dụng thường xuyên và phổ biến như các chức danh công việc đơn giản khác. Thậm chí, bạn chỉ có thể nhìn thấy những chính sách tuyển dụng Finance Manager dành cho đối tượng nhân sự nội bộ. Có nghĩa là vị trí này không dành cho những ứng viên bên ngoài công ty.

Mặc dù vậy, đa phần nhiều tập đoàn, doanh nghiệp vẫn để chế độ “public” cho phép các ứng viên tài năng ứng tuyển vào vị trí này. Về mức thu nhập, trung bình ở nước ta, Finance Manager có mức lương từ 15 - 70 triệu đồng/tháng. Con số này đa phần tùy thuộc vào doanh nghiệp bạn làm việc có quy mô như thế nào, độ khó công việc và năng lực thực tế của bạn.

2.3. Các chức danh nghề nghiệp liên quan

 Các chức danh nghề nghiệp liên quan

Liên quan đến chức danh Finance Manager, bạn cũng có thể bắt đầu một lộ trình tiến tới công việc này bằng cách bắt đầu với các vị trí như:

- Chuyên viên phân tích tài chính: Thực hiện các phân tích dữ liệu và nắm bắt thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các phương án đầu tư phù hợp và kế hoạch kinh doanh sinh lãi.

- Kế toán hoặc kiểm toán: Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích và quản lý các dữ liệu liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đảm bảo các số liệu và báo cáo tài chính đúng theo nguyên tắc, pháp luật hiện hành.

- Chuyên viên phân tích ngân sách: Thực hiện theo dõi, quản lý quá trình chi tiêu ngân sách và hoạch định ngân sách phù hợp.

Đây đều là những xuất phát điểm tuyệt vời nếu như bạn mong muốn thăng tiến sự nghiệp của mình lên cấp độ Finance Manager. Hãy cố gắng phát huy năng lực cá nhân, luôn rèn luyện chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm để trở thành một nhà lãnh đạo bộ phận tài chính trong tương lai bạn nhé!

3. Yêu cầu công việc với vị trí Finance Manager

Nếu bạn đang thắc mắc, Finance Manager cần những tiêu chí gì để có thể ứng tuyển. Hãy xem xét các thông tin được viecday365.com cung cấp sau đây:

3.1. Về chuyên môn trình độ

Về chuyên môn trình độ

Đối với một vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, chuyên môn trình độ là tiêu chí đầu tiên để các nhà tuyển dụng xác định bạn có phù hợp với vị trí họ tuyển hay không. Với Finance Manager, bạn sẽ cần phải sở hữu các bằng cấp chứng chỉ liên quan đến các chuyên ngành như: Tài chính, ngân hàng, kinh tế, kế toán kiểm toán, đầu tư chứng khoán, toán học hay quản trị kinh doanh,...

Hầu hết, các doanh nghiệp đều yêu cầu tối thiểu 5 năm kinh nghiệm ở vị trí Trưởng phòng tài chính. Kinh nghiệm càng lớn, bạn sẽ càng minh chứng được độ hiệu quả trong công việc mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Tìm việc làm trưởng phòng tài chính

3.2. Về kỹ năng

Bên cạnh sự am hiểu và thành thạo về tất cả các chuyên môn nghiệp vụ về tài chính. Đối với một cấp lãnh đạo quản lý như Finance Manager, hơn hết các kỹ năng cũng vô cùng quan trọng vì nó quyết định họ có điều hành tốt bộ phận và những con người trong bộ phận của mình hay không. Nhìn chung, các kỹ năng sau là quan trọng nhất đối với Finance Manager:

Về kỹ năng

- Kỹ năng lãnh đạo: Điều hành và giám sát hoạt động của cả một bộ phận, sẽ cần đến kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho vị trí Finance Manager. Lãnh đạo giỏi sẽ mang lại sự hiệu quả trong công việc, được nhân viên cấp dưới dốc sức cống hiến. Kỹ năng lãnh đạo cũng thể hiện ở những lần Finance Manager ra các quyết định quan trọng trong quá trình làm việc.

- Kỹ năng định hướng và phân tích: Để đưa ra những cố vấn và tham mưu về chiến lược phát triển tài chính khả thi. Finance Manager cần thực hiện một loạt các quá trình nghiên cứu thị trường, phân tích và dự báo xu hướng thị trường. Kỹ năng định hướng và phân tích sẽ giúp họ thuận lợi hơn khi hoạch định các bước đi cụ thể cho doanh nghiệp.

- Ngoài ra, còn một số kỹ năng khác như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng đàm phán và thương lượng; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng tính toán; Tư duy logic và tầm nhìn vĩ mô; Kỹ năng quản lý con người;....

Để tìm kiếm việc làm Finance Manager, bạn có thể truy cập vào website viecday365.com nhé. Trên đây là giải đáp của chúng tôi về Finance Manager là gì và các khía cạnh cụ thể xoay quanh thuật ngữ này!