Quỹ dự trữ tài chính là gì? Những thông tin liên quan mà bạn cần biết
Theo dõi viecday365 tạiNgân hàng nhà nước là bộ phận quản lý thu chi ngân sách nhà nước, hoạt động theo sự quy định của pháp luật. Để vận hành kinh tế cũng như hoạt động của Nhà nước sao cho thu chi hợp lý và dự trữ cho những hoạt động kinh tế trong thời gian dài thì ngân hàng nhà nước cần có những quỹ dự trữ tài chính. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin như mục đích sử dụng, nguồn thành lập, thẩm quyền quyết định sử dụng cũng như khái niệm quỹ dự trữ tài chính là gì?
1. Tìm hiểu khái niệm bản chất về quỹ dự trữ tài chính là gì?
Để tìm hiểu về khái niệm cũng như bản chất của quỹ dự trữ tài chính là gì thì trước tiên ta cần tìm hiểu về tài chính là gì cũng như quỹ dự trữ là gì để có thể hiểu chính xác về khái niệm của quỹ dự trữ tài chính.
Tài chính là khái niệm chỉ những phạm trù kinh tế hay là từ để phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị và trong đó tài chính được phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định, hiểu nôm na tài chính là khái niệm chỉ chung về những gì liên quan đến vật chất, tài sản hay tiền tệ của một cơ quan, tổ chức hay cá nhân cụ thể nào đó. Chủ thể cũng có thể được xác định là nhà nước như tài chính nhà nước.
Dự trữ là một thuật ngữ chỉ số lượng hàng hóa, tiền bạc, của cải hay vật chất nào đó hay một sản phẩm được tích trữ do một tổ chức hay cá nhân nắm giữ với ý định tích lũy giá trị và một đảm bảo hay một thương tiện thanh toán, hay để đảm bảo giá trị của một đồng tiền.
Theo quy định trong các điều luật về nguồn vốn nhà nước, quỹ dự trữ tài chính đã được định nghĩa rõ ràng theo khoản 17, Điều 4, Luật NSNN 2024 là Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Hiểu đơn giản và cụ thể hơn về quỹ dự trữ tài chính thì đây là khái niệm để dùng để miêu tả chính là tổng hợp toàn bộ các khoản tài chính thu và chi đã được lên kế hoạch và hạch toán từ trước của Nhà nước, nhằm đảm bảo và đáp ứng được các nhu cầu về thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước, ngân sách Nhà nước do các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền và quyền hạn quyết định. Một điều đáng nói ở đây là, Quỹ dự trữ tài chính phải có số dư tại mỗi cấp không được vượt quá 25%, tỷ lệ này nằm trong dự toán ngân sách thu chi của Nhà nước hằng năm đã được quy định, số dư này không bao gồm các khoản chi từ các nguồn tài chính bổ sung.
2. Sự giống và khác nhau về quỹ dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính là gì?
Điều giống nhau cơ bản giữa quỹ dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính là đây đều là những quỹ có trong nhóm chi dự trữ của nhà nước, tuy nhiên nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính.
Ngoài ra những điểm khác biệt giữa quỹ dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính được thể hiện qua những điểm sau:
2.1. Sự khác nhau từ khái niệm đến cơ sở pháp luật ban hành
Theo điều 10 và điều 11 của bộ luật Ngân Hàng Nhà Nước đã có quy định về khái niệm của quỹ dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính rõ ràng.
- Dự phòng Ngân sách: Theo điều 10 của bộ luật Ngân Hàng Nhà Nước và điều 7 của Nghị định 163/2024/NĐ - CP đã quy định rõ quỹ dự phòng ngân sách Nhà nước là một khoản tài chính trong kế hoạch dự toán thu chi ngân sách ở từng cấp ngân sách, đã được cơ quan có thẩm quyền, quyền hạn quyết định, tuy nhiên quỹ này chưa được phân bổ
- Quỹ dự trữ tài chính: là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật
Sự khác biệt ở hai khái niệm và cơ sở pháp luật ban hành đó là tính phân bổ trong các quỹ, dự phòng ngân sách đúng như tên gọi của nó, chỉ mang tính dự phòng, chưa được phân bổ.
Về cơ sở pháp luật, quỹ dự phòng ngân sách dựa trên cơ sở văn bản pháp luật điều 10, Luật Ngân sách Nhà nước và điều 7, Nghị định 163 năm 2024 của Chính phủ ban hành, còn Quỹ dự trữ tài chính dựa trên cơ sở pháp luật đó là điều 11, Luật Ngân sách Nhà nước và điều 8, Nghị định số 163 của Chính phủ, ban hành năm 2024.
Xem thêm: Hướng dẫn viết CV ngành tài chính - ngân hàng đúng chuẩn
2.2. Về cấp thành lập
Nếu như cấp thành lập của quỹ dự phòng ngân sách bao gồm tất cả các cấp Ngân sách thì cấp thành lập của Quỹ dự trữ tài chính rộng hơn, nó bao gồm cấp Chính phủ, cấp Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp Thành phố trực thuộc trung ương.
2.3. Về thẩm quyền quyết định sử dụng
Thẩm quyền quyết định sử dụng của Quỹ dự trữ tài chính như sau:
+ Quyền quyết định sử dụng đối với Quỹ dự trữ tài chính cấp TW: do Bộ trưởng BTC quyết định ứng quỹ để giải quyết những nhu cầu về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quốc gia, được quy định tại Điểm a, khoản 4 điều này
+ Quyền quyết định sử dụng đối với Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW: UBND cấp tỉnh, UBND thành phố quyết định sử dụng trong phạm vi khoản 4 tại điểu này
Thẩm quyền quyết định sử dụng của Quỹ dự phòng ngân sách như sau:
+ Quyền quyết định sử dụng đối với Quỹ dự phòng ngân sách cấp TW do Chính phủ quy định, định kỳ báo cáo với UBTV Quốc hội mục đích và những vấn đề liên quan đến việc sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách TW tại kỳ họp gần nhất
+ Quyền quyết định việc sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách các cấp dưới bởi UBND các cấp quy định để phục vụ các nhu cầu nội bộ của cấp đó, phải thông báo với Thường trực HĐND và HĐND cùng cấp về việc sử dụng định kỳ tại cuộc họp gần đây nhất.
2.4. Về nguồn thành lập
Về nguồn thành lập Quỹ dự trữ tài chính được quy định tại Khoản 1, Điều 11, Luật Ngân sách Nhà nước như sau:
+ Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ nguồn bố trí ngân sách trong dự toán chi ra ngân sách hằng năm của Nhà nước quy định
+ Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ nguồn kết dư ngân sách theo quy định trong Luật NSNN, tại Khoản 1, Điều 72
+ Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ nguồn tăng thu ngân sách theo quy định trong Luật NSNN, tại Khoản 2, Điều 59
+ Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ nguồn lợi nhuận (lãi) tiền gửi Quỹ dự trữ tài chính
+ Quỹ dự trữ tài chính được lấy từ các nguồn tài chính, ngân sách khác, tuy nhiên phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật
Quỹ dự trữ tài chính phải có số dư tại mỗi cấp không được vượt quá 25%, tỷ lệ này nằm trong dự toán ngân sách thu chi của Nhà nước hằng năm đã được quy định, số dư này không bao gồm các khoản chi từ các nguồn tài chính bổ sung
Về nguồn thành lập Quỹ dự phòng ngân sách được quy định tại Khoản 1, Điều 10, Luật Ngân sách Nhà nước được lấy từ dự toán chi ngân sách hằng năm của Nhà nước, quỹ dự phòng ngân sách phải có mức bố trí dự phòng tại mỗi cấp không được vượt quá khoảng cách 2 - 4%, tỷ lệ này nằm trong tổng chi ngân sách riêng ở mỗi cấp.
Xem thêm: Ngành tài chính ngân hàng ra làm gì? Những công việc hấp dẫn cho bạn
2.5. Về mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng Quỹ dự trữ tài chính được quy định tại Khoản 2, Điều 11, cụ thể ở các trường hợp sử dụng như sau:
+ Được sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cho trường hợp cho ngân sách tạm ứng, nhằm mục đích phục vụ và đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu chi theo dự toán chi ngân sách, tuy nhiên chỉ trong điều kiện nguồn thu không thể tổng hợp và tập trung kịp, nhưng đã buộc phải hoàn trả ngay vào ngân sách trong năm
+ Được sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cho trường hợp thu ngân sách của Nhà nước hay trong trường hợp vay ngân sách với mục đích bù đắp bội chi do không thể đạt được mức quy định về dự toán ngân sách, do Quốc hội, HĐND quyết định, được thực hiện trong các nhiệm vụ, yêu cầu phòng và chống hay nhiệm vụ, yêu cầu khắc phục các hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, có mức độ rất nghiêm trọng, lan tỏa trên quy mô lớn và đồng thời trong việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hay một số nhiệm vụ mang tính cấp bách, lập tức, phát sinh ngoài dự toán mà mặc dù đã xây dựng, hạch toán và kiểm tra lại ngân sách, đã sử dụng hết số tài chính trong ngân sách, nhưng vẫn không đủ nguồn đáp ứng. Như vậy, có thể sử dụng Quỹ dự trữ tài chính nhằm triển khai các nhiệm vụ, tuy nhiên chỉ cho phép ở mức sử dụng tối đa không quá 70% số dư đầu năm trong năm đó
Mục đích sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách được quy định tại Khoản 2, Điều 10, cụ thể ở các trường hợp sử dụng như sau:
+ Được sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách cho trường hợp thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu chi để phòng, chống, hay khắc phục các hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, đói nghèo,.. hay một số nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng an ninh,.. hay các nhiệm vụ khác tại nội bộ cấp chưa được dự toán
+ Được sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách cho trường hợp thực hiện nhiệm vụ chi với mục đích hỗ trợ cho ngân sách tài chính ở cấp dưới, nhằm đáp ứng nhiệm vụ đã quy định trong khoản a điều này, trong điều kiện ngân sách cấp dưới đã sử dụng nguồn tài chính của quỹ dự phòng trong nội bộ cấp mình nhưng nhiệm vụ vẫn chưa được giải quyết
+ Được sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách cho trường hợp chi để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các địa bàn, địa phương khác đã được quy định tại điểm c, điều 9.
Bài viết đã cung cấp những thông tin xoay quanh quỹ dự trữ tài chính, chắc hẳn qua bài viết bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi quỹ dự trữ tài chính là gì? Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về mục đích sử dụng, nguồn thành lập, thẩm quyền quyết định sử dụng cũng như khái niệm trong bài sẽ hữu ích với bạn đọc. Thân ái!
6649 0