Die Casting là gì? Những thông tin hữu ích về Die Casting cho bạn
Tác giả: Phùng Hà 21-05-2024
Bạn đang tìm ý nghĩa chính xác của thuật ngữ Die Casting là gì? Những thông tin liên quan đến Die Casting mà bạn cần nắm được gồm có? Cùng đọc ngay chia sẻ đến từ viecday365.com trong bài viết dưới đây để bỏ túi kiến thức hữu ích cho bản thân các bạn nhé!
1. Lý giải chính xác về Die Casting là gì?
Bạn muốn biết chính xác Die Casting là gì? Theo từ điển Anh – Việt thì Die Casting là thuật ngữ mang ý nghĩa cho khuôn đúc áp lực, nhiều người trong nghề gọi nó là khuôn đúc ép, một thuật ngữ chuyên sử dụng trong ngành kỹ thuật đúc, ngành công nghiệp hiện nay.
Die Casting hiểu đơn giản là kỹ thuật được con người dùng để chế tạo ra những thiết bị sử dụng chịu áp lực như linh kiện trong các máy cắt Plasma CNC dưới dạng lỏng hay các bơm áp lực. Die Casting được sử dụng để xuất xuất các thiết bị theo một thông số kỹ thuật cụ thể, mang đến những tính năng hữu ích cho người dùng.
Die Casting là một phương án cực kỳ hiệu quả khi sử dụng, thông qua đó chi phí sản xuất hợp lý và mang tính hấp dẫn, dễ dàng áp dụng những thông số liên quan đến mặt kỹ thuật được chế tạo bởi sự sáng tạo của chính kỹ sư, kỹ thuật viên. Trong quá trình tiến hành Die Casting, các kỹ thuật viên cần theo dõi, xem xét và thế hiện với nhiều tố khác nhau nhằm đảm bảo quy trình phù hợp và cân bằng đúng theo quy chuẩn.
Tóm lại, Die casting là một thuật ngữ chuyên dụng trong lĩnh vực kỹ thuật đúc hiện nay, nó mang đến tính ứng dụng trong nhiều vấn đề khác nhau của quá trình sản xuất. Để hiểu rõ hơn về Die casting, cùng đọc những thông tin chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!
Xem thêm: Việc làm Kỹ thuật viên điện
2. Trong quá trình Die Casting kim loại nào được sử dụng?
2.1. Những kim loại nào được dùng trong Die Casting?
Trong quá trình Die Casting những kim loại, hợp kim nào được đưa vào sử dụng, cùng tìm hiểu cụ thể qua chia sẻ như sau:
+ Nhôm là kim loại được sử dụng nhiều và phổ biến nhất trong quá trình đúc ép hiện nay, hay chính là sử dụng trong quá trình Die Casting, tuy nhiên sử dụng nhôm thường dễ bị nứt, hoặc kích thước sẽ bị thu nhỏ lại khi đúc ở nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất.
Bởi vậy, rất ít người tiến hành đúc nhôm nguyên chất mà sẽ kết hợp với các kim loại khác như silicon hoặc đồng để tăng độ bền và dẻo dai, tăng khả năng chịu đựng của sản phẩm trong quá trình thực hiện Die Casting sản phẩm.
+ Hợp kim đồng – Đây cũng là nguyên liệu thường xuyên được sử dụng trong quá trình Die Casting, rất nhiều các kỹ sư đã dùng hợp kim đồng để sản xuất và chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cơ tính ứng dụng cao. Được sử dụng nhiều là bởi đồng hay những hợp kim của đồng có ưu điểm khi chống lại sự ăn mòn hiệu quả, nên thường được sử dụng để làm ống nước hoặc các vật liệu dẫn điện cực hiệu quả trong quá trình Die Casting hiện nay.
+ Kẽm là kim loại dễ dàng sử dụng trong quá trình đúc ép hiện nay. Đặc biệt khi sử dụng kẽm trong quá trình Die Casting sẽ được duy trì và bền hơn bởi khả năng chịu nhiệt độ cao của nó. Với đặc tính của kẽm là ở nhiệt động cao nóng chảy thấp, điều này khiến nhiều kỹ sư/kỹ thuật viên đã dùng kim loại kèm để thực hiện đúc nóng buồng cực hiệu quả.
+ Ngoài những kim loại phổ biến như trên thì trong quá trình Die Casting cũng sử dụng đến Magnesium – Đây là hợp kim với trong lực rất nhẹ, nhưng nó mang đến độ chính xác cao cho sản phẩm trong quá trình sản xuất và ứng dụng loại vật liệu này.
2.2. Khi sử dụng kim loại cho Die Casting cần lưu ý gì?
Để lựa chọn được kim loại phù hợp sử dụng cho quá trình đúc ép, các kỹ thuật viên phải dựa vào chức năng của quá trình Die Casting, quá trình sản xuất thực tế và các sản phẩm được tạo ra để xác định chính xác.
Chẳng hạn, khi kiểm tra để tiến hành chọn kim loại phù hợp cho quá trình Die Casting, đối với những sản phẩm tạo ra đòi hỏi cao về độ bề, về khả năng chống ăn mòn hiện quả, từ yêu cầu này, kỹ thuật viên sẽ chọn kim loại đồng hoặc các hợp kim khác để tiến hành đúc ép sản phẩm phù hợp nhất, cho chất lượng sản phẩm tuyệt vời nhất khi sử dụng.
Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất các sản phẩm, kỹ sư cần có sự trao đổi về khối lượng, tính chất dưỡng sản phẩm phù hợp nhất, các chất liệu sử dụng hiệu quả, có tuổi thọ cao, độ bề tốt thì cần chọn kim loại kẽm thay cho đồng, tăng tuổi thọ của sản phẩm lên gấp 10 lần nếu chọn đồng để đúc ép sản phẩm trong quá trình Die Casting đó nhé!
3. Những ưu nhược điểm của Die Casting là gì?
Die Casting mang đến những ưu điểm và nhược điểm gì trong quá trình ứng dụng để đúc ép sản phẩm trong lĩnh vực kỹ thuật đúc ép hiện nay. Cụ thể như sau:
3.1. Die Casting có những ưu điểm gì?
Những ưu điểm mà Die Casting mang lại như sau:
Thứ nhất, mang đến sức mạnh nhiều chiều khác nhau, trong quá trình đúc chết, các sản phẩm sử dụng Die Casting sẽ có tính năng mạnh mẽ hơn rất nhiều so với sử dụng nhựa đó nhé!
Thứ hai, quá trình sản xuất sẽ tiến ra nhanh hơn nhờ Die Casting, dễ dàng tiến hành đúc ép với khối lượng lớn và không cần quá nhiều dụng cụ hỗ trợ, không mất nhiều thời gian để tiến hành gia công sản phẩm, từ đó mang đến hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cũng tuyệt vời hơn.
Thứ ba, bề mặt các sản phẩm được làm ra từ Die Casting sẽ mượt mà hơn, độ cong phù hợp, không lo các vấn đề góc cảnh gây mất an toàn khi sử dụng, sản phẩm được kết nối liền mạnh và mang đến tính hiệu quả cao hơn trong quá trình sử dụng sản phẩm của con người.
Thứ tư, sản phẩm được tạo ra sẽ có độ chính xác cao hơn nhờ Die Casting. Ứng dụng các thông số kỹ thuật tiên tiến mang đến sản phẩm đúng thiết kế, tạo sự hoàn hảo và ứng ý cho khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Tin tuyển dụng hot: Việc làm Kỹ sư xây dựng
3.2. Die Casting có những nhược điểm như thế nào?
Bên cạnh những ưu điểm, thì Die Casting cũng tồn tại một vài nhược điểm như sau:
Thứ nhất, khi tiến hành đưa Die Casting vào sản xuất các sản phẩm, có thể làm giảm hiệu quả về mặt chi phí, nhưng khiến cho tính hiệu quả của sản phẩm bị giảm đi đáng kể bỏi âm lương cao.
Thứ hai, các hợp kim rất dễ bị thay đổi, các kim loại lưu động bị giới hạn khi sử dụng Die Casting trong quá trình sản xuất, sau khi hoàn thiện thì hình dạng của sản phẩm cũng nhanh chóng bị thay đổi khi có tác động.
Thứ ba, các sản phẩm tạo ra từ Die Casting sẽ bị giới hạn về trọng lượng và giới hạn về kích thước.
Thứ tư, trong quá trình Die Casting có thể làm xuất hiện nhiều biến thể của sản phẩm như: Một khuôn đúc chỉ dùng cho một sản phẩm và không thể đúc các sản phẩm khác. Từ đó phải tạo ra nhiều khuôn mẫu khác nhau để phục vụ việc đúc ép sản phẩm trong quá trình Die Casting.
Như vậy, bạn có thể thấy được rằng, Die Casting có cả ưu điểm và nhược điểm, người kỹ sư cơ khí cần biết cách vận dụng nó một cách hiệu quả để mang đến tính ứng dụng và đạt chất lượng cao trong công việc của mình.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này không chỉ giúp bạn hiểu Die Casting là gì mà còn cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích về Die Casting. Nắm đủ và hiểu rõ về Die Casting sẽ giúp kỹ sư/kỹ thuật viên vận dụng hiệu quả và mang đến chất lượng công việc tuyệt vời nhất đó nhé!