Tổng hợp các loại rủi ro trong ngân hàng thương mại đầy đủ nhất
Theo dõi viecday365 tạiHoạt động của ngân hàng càng ngày càng rộng về phạm vi và gia tăng số lượng khi nền kinh tế phát triển. Thế nhưng trong hoạt động của ngân hàng không thể tránh được những rủi ro, thậm chí nó xảy ra một cách thường xuyên. Để nắm rõ về các loại rủi ro trong ngân hàng thương mại thì bạn có thể tham khảo bài viết sau nhé.
Ngân hàng thương mại được hiểu là một tổ chức kinh tế, chuyên thực hiện hoạt động trong ngân hàng về lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng hoặc giữa khách hàng với ngân hàng. Trong hoạt động của mình thì ngân hàng không thể tránh được những rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro về lãi suất, rủi ro về hối đoái, rủi ro về thanh toán, rủi ro về nguồn vốn, rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về từng loại rủi ro này nhé.
1. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng
Rủi ro đầu tiên không thể thiếu ở bất kỳ một ngân hàng thương mại nào đó chính là rủi ro về tín dụng. Đây cũng được cho là loại rủi ro lớn và thường xuyên xảy ra nhất trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó được liệt vào “danh sách đen” của các ngân hàng hiện nay. Rủi ro này thường xảy ra khi bên đi vay trong giao dịch nào đó mà không thực hiện được.
Trường hợp rủi ro tín dụng sẽ phát sinh khi mà ngân hàng không thể thu được đầy đủ vốn và lãi suất của khoản vay mà khách hàng đã vay. Hay nói theo một cách đơn giản hơn thì nó đây chính là việc cho khách hàng vay một khoản tiền nhưng họ lại không thực hiện trả nợ đúng theo các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng trước đó.
Chính việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và theo hợp đồng tín dụng sẽ làm cho người vay phải chịu một tổn thất khá lớn về tài chính cá nhân.
Trong rủi ro tín dụng có nhiều loại khác nhau, nhiều hình thái, cung bậc khác nhau và nó tiềm ẩn trong quả quá trình trước và sau khi cho vay. Nếu như bạn không phải một chuyên viên ngân hàng hay chuyên gia về tài chính sẽ khó hình dung điều này hơn. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng ra bên ngoài có thể là món vay mà ngân hàng không thể nào thu hồi được, cũng có thể là nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc là mất cả vốn,…
Nếu như để đánh giá hay xem xét tình trạng rủi ro của một ngân hàng nào đó thì người ta sẽ thường xem đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Đối với tỷ trọng nợ quá hạn thì được chia thành nợ quá hạn dưới 6 tháng và nợ quá hạn dưới 1 năm, nợ quá hạn trên một năm, nợ khó đòi nợ không có khả năng đòi,… khi các tỷ trọng của các loại nợ này càng cao thì khả năng bảo toàn, thu hồi vốn của ngân hàng lại càng thấp.
Xem thêm: Việc làm tài chính ngân hàng
2. Rủi ro lãi suất trong ngân hàng
Đối với rủi ro về lãi suất sẽ được phát sinh khi chế độ lãi suất cho vay và lãi suất phải trả có sự biến động và chênh lệch, chính điều này sẽ tác động làm giảm thu nhập của ngân hàng khá nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất này chính là hậu quả của việc thay đổi lãi suất thường xuyên. Trong mỗi một nền kinh tế thì yếu tố lãi suất được cho là khá nhạy cảm với biến động của nền kinh tế, bên cạnh đó đây cũng là một công cụ để thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước. Cũng chính vì thế mà rủi ro về lãi suất xuất hiện thường xuyên hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay.
Bạn cũng cần phải biết một vấn đề nữa liên quan đến lãi suất chính là nó bắt nguồn từ mối quan hệ tác động qua lại giữa tài sản có, tài sản nợ, hợp đồng ngoại bảng. Trong cơ cấu của tài sản có, tài sản nợ này sẽ quyết định khá nhiều đến tình trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại. Nguy cơ lãi suất phụ thuộc vào sự cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ, đặc biệt khi ngân hàng sử dụng tài sản nợ ngắn hạn hoặc lãi suất thay đổi để đầu tư vào tài sản có lãi suất cố định trong ngân hàng.
Ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro này nhiều hơn khi mà lãi suất ngắn hạn gia tăng, các chi phí cho ngân hàng cũng tăng lên trong khi đó thì tài sản có dài hạn vẫn ở yên một chỗ.
Tuyển dụng: Việc làm xử lý nợ ngân hàng
3. Rủi ro hối đoái trong ngân hàng
Rủi ro thứ 3 mà ngân hàng hay gặp phải chính là rủi ro trong hối đoái, loại rủi ro này xuất hiện khi nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có biến động về tỷ giá giữa đồng tiền. Nếu trường hợp tỷ giá hối đoái được bán ra hơn tỷ giá mua thì nhà kinh doanh đó có lãi nhưng ngược lại thì bị lỗ.
Đối với nền kinh tế thị trường như hiện nay thì tỷ giá luôn có những biến động, những thay đổi nhất định. Cho dù là một khoản nợ ngắn hạn hay dài hạn nào, đối với đồng tiền nhất định đều có thể tạo ra cho ngân hàng những rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Những thay đổi của tỷ giá sẽ dẫn đến thay đổi giá trị ngoại hối như:
+ Nếu như ngân hàng có dư ngoại tệ, khi ngoại tệ đó lên giá thì ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại nếu nó không lên giá thì ngân hàng sẽ lỗ.
+ Nếu như ngân hàng ở vị đoản ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ lên giá ngân hàng sẽ lỗ còn khi ngoại tệ xuống giá ngân hàng sẽ lãi.
Để muốn phân biệt tình trạng lãi hay lỗ của ngoại hối theo vị thế của ngoại hối thì người ta sẽ so sánh lãi, lỗ thực tế so với mức dự kiến ban đầu, để từ đó đánh giá được chất lượng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái của một ngân hàng.
4. Rủi ro thanh toán trong ngân hàng
Đối với rủi ro trong thanh toán ngân hàng sẽ phát sinh khi người gửi tiền đồng thời cũng có nhu cầu rút tiền ở ngân hàng đó ngay lập tức. Nếu như trường hợp đó xảy ra thì ngân hàng sẽ phải đi vay bổ sung vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản có của mình đi để có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi trước đó.
Nếu như ngân hàng muốn đảm bảo hoạt động của mình bình thường thì nó phải đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. Khả năng năng chi trả chính là việc có thể đáp ứng nhu cầu chi trả hiện tại hay đột suất hoặc là trong tương lai của ngân hàng.
Trong trường hợp một ngân hàng thương mại thiếu khả năng chi trả mà nó lại không được giải quyết kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến trường hợp mất khả năng chi trả. Tuy nhiên khi thừa khả năng này thì sẽ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời và thu nhập của ngân hàng cũng theo đó mà giảm xuống.
Đối với rủi ro trong thanh toán xảy ra là do những nguyên nhân như:
+ Mất cân bằng giữa vốn cần sử dụng và nguồn vốn, vốn dư thừa lớn khi đó thị trường đầu ra lại khá hạn hẹp. Chính điều này buộc một số ngân hàng phải sử dụng vốn huy động ngắn hạn chuyển sang cho vay trung hạn hoặc dài hạn. Nó sẽ dẫn đến việc thiếu hụt khả năng chi trả tạm thời cho người gửi tiền.
+ Khi đến hạn thanh toán nhưng các khoản vay lại không thể hoặc khó thu hồi, uy tín ngân hàng đi xuống. Người gửi tiền, người đi vay ngân hàng sẽ sử dụng hết hạn mức tín dụng để đảm bảo có tiền nhu cầu của mình hoặc rút hết số dư đã gửi vì sợ không thể rút được nữa.
Trong những trường hợp này thì vốn tự có của ngân hàng sẽ không có khả năng bù đắp các khoản đã mất chính vì thế mà ngân hàng dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản.
Tìm hiểu thêm: Việc làm kế toán ngân hàng
5. Rủi ro nguồn vốn trong ngân hàng
Tiếp theo chính là rủi ro về nguồn vốn trong ngân hàng, nó thường xảy ra hai hai hình thức như: Thiếu vốn và rủi ro thừa vốn.
+ Thừa vốn là tình trạng vốn đang còn tồn động ở quỹ nghiệp vụ trong ngân hàng
+ Thiếu vốn chính là khi xuất hiện các bộ phận thanh toán của ngân hàng
- Rủi ro về thừa vốn trong ngân hàng: Đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại qua việc đi vay để cho vay với mong muốn kiếm lợi nhuận, còn nguồn vốn tự có chính là cái để chống đỡ sự sụt giá của tài sản có.
- Rủi ro do thiếu vốn trong ngân hàng: Như đã nói ở trên tình trạng thừa vốn còn gây ra được những khó khăn nhất định cho ngân hàng thì thiếu vốn còn gây ra tình trạng khó khăn hơn nhiều. Việc rủi ro do thiếu vốn sẽ không thể lường trước hết các mức độ mà nó gây ra được. Bởi phần lớn vốn của ngân hàng chính là vốn đi vay.
Trong các ngành kinh tế khác thì việc thanh toán là một phần vốn của đơn vị, cũng có thể không quá khó khăn với việc khất nợ với khách hàng. Thế nhưng với hoạt động của ngân hàng thì khi một khách hàng bị khất nợ sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng rút hết tiền gửi ở ngân hàng.
Điều này xảy ra có thể làm cho hoạt động ngân hàng bị xáo trộn, mất khả năng thanh toán toán và phải tuyên bố phá sản.
Điều này có thể thấy rủi ro này rất nguy hiểm trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi những hậu quả nó gây ra không thể lường trước được.
Xem thêm: RWA là gì? Hiểu chính xác về tài sản rủi ro trong ngân hàng
6. Rủi ro hoạt động ngoại bảng
Hoạt động ngoại bảng đang là xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Riêng hoạt động này không thuộc bảng cân đối tài sản, bởi các hoạt động này không liên quan đến việc có hay không các chứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp.
Các hoạt động ngoại bảng có thể ảnh hưởng đến các tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng. Bởi hoạt động ngoại bảng sẽ tạo ra những tài sản có, tài sản nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng.
Hiện nay thì hoạt động ngoại bảng cũng rất phong phú, đa dạng. Hoạt động ngoại bảng cũng được đánh giá một cách tích cực trong việc phòng ngừa lãi suất và rủi ro. Nếu như quản trị điều hành mà không hiệu quả, không thể đánh giá đúng tác dụng của nghiệp vụ ngoại bảng thì sẽ dẫn đến những tổn thất to lớn cho ngân hàng.
7. Rủi ro về công nghệ và hoạt động
Tiếp đến chính là rủi ro về công nghệ và hoạt động trong ngân hàng. Nó sẽ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không thể tạo ra được những khoản tiết kiệm đối với chi phí đã tính. Nếu như gặp phải rủi ro công nghệ nó sẽ làm khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm sâu và cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến phá sản của ngân hàng.
Trong rủi ro hoạt động và rủi ro công nghệ thì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, có thể phát sinh bất cứ khi nào nếu như hệ thống công nghệ gặp vấn đề hoặc hệ thống bên trong không ngừng hoạt động.
8. Rủi ro quốc gia trong ngân hàng
Ngoài những rủi ro mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì ngân hàng thương mại còn gặp phải tình trạng rủi ro quốc gia khi ngân hàng đầu tư bản tệ cho các công ty nước ngoài có địa chỉ nước ngoài cũng sẽ bị rủi ro đầu tư nước ngoài.
Các ngân hàng cần phải nắm rõ, rủi ro quốc gia sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với các trường hợp tín dụng mà ngân hàng đó gặp phải khi đầu tư cho các công ty nội địa.
Như vậy là chúng ta cũng đã cùng nhau tìm hiểu xong về các loại rủi ro trong ngân hàng, đây là những rủi ro thường gặp nhất. Rất mong với 8 rủi ro mà chúng tôi chia sẻ cho bạn trên đây sẽ hữu ích hơn với bạn đọc.
4130 0