Cập nhật những danh mục ngành nghề độc hại mới nhất hiện nay
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 24-05-2024
Cập nhật thông tin chi tiết, đầy đủ về danh mục ngành nghề độc hại mang đến những hiểu biết cụ thể về những ngành nghề, công việc độc hại, giúp cho người lao động có kế hoạch làm việc phù hợp với các công việc nằm trong danh mục.
1. Cập nhật danh sách danh mục ngành nghề độc hại
Căn cứ vào thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH đưa ra quy định về Danh mục các ngành nghề độc hại với những công việc nguy hiểm, nặng nhọc.
Dựa vào thông tư này thì người lao động có cơ sở để làm những công việc, ngành nghề để có thể đảm bảo về chế độ bảo hộ cho chính những người lao động và làm BHXH cho người lao động.
Những công việc được liệt kê vào nhóm điều kiện lao động loại IV sẽ được xem là những công việc, ngành nghề độc hại. Ngay sau đây sẽ là danh sách các công việc nặng nhọc được phân chia theo từng lĩnh vực việc làm cụ thể:
1.1. Danh mục ngành nghề độc hại - ngành Dầu khí
Đối với lĩnh vực Dầu khí, khi phân loại các ngành nghề độc hại thì được chia rõ ràng thành hai loại. Cụ thể:
1.1.1. Danh mục các công việc Dầu khí độc hại trong kho
Chúng ta có thể liệt kê danh mục các ngành nghề độc hại trong lĩnh vực Dầu khí theo các công việc cụ thể như sau:
- Các công việc: Bác sĩ, biên phiên dục, phục vụ, quản trị, tạp vụ đang sinh hoạt trên các công trình dầu khí, sa mạc.
Với những công việc cụ thể này thì làm việc ở điều kiện chịu tác động khắc nghiệt của môi trường làm việc.
- Các công việc Bác sĩ, biên phiên dục, phục vụ, quản trị, tạp vụ đang sinh hoạt trên các công trình dầu khí thuộc vào vùng đầm lầy.
Với những công việc này thì người lao động phải làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Bác sĩ, biên phiên dục, phục vụ, quản trị, tạp vụ đang sinh hoạt trên các giàn khoan được đóng cố định, trên các giàn tự nâng và các giàn có tính chất một phần nổi và một phần chìm, trên các giàn khoan, trên các tàu có chứa dầu ngoài biển.
Với những công việc này thì họ phải đối diện với các công việc áp lực nhiều, ảnh hưởng tới thần kinh và tâm lý của con người, họ còn phải chịu nhiều sự tác động của tiếng ồn và tiếng rung lớn.
- Vận hành trong kho chứa dầu mỏ hóa lỏng, khí tự nhiên hóa lỏng.
Đối với công việc này có tính chất rất nguy hiểm, đối diện với nguy cơ bị cháy nổ, ngộ độc khí, ngạt và bỏng.
- Vận hành các Tuabin, máy Diezen.
Đây là công việc nặng nhọc, chịu tác động từ hóa chất và tiếng ồn.
- Vận hành hệ thống: thiết bị xuất - nhập, hệ thống phân phối khí trong các nhà máy khí, kho hay cảng chứa khí…
Xem ngay: Tư vấn việc làm An toàn lao động
1.1.2. Danh mục các công việc Dầu khí độc hại bên ngoài
- Vận hành các thiết bị khoan dầu trên sa mạc: Điều kiện làm việc bên ngoài, tính chất công việc nguy hiểm và chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn và hóa chất.
- Vận hành các thiết bị khoan trên đầm lầy: Điều kiện làm việc năng nhọc, nguy hiểm, chịu nhiều tác động của hóa chất.
- Địa vật lý giếng khoan trên sa mạc: Tính chất công việc nặng, nguy hiểm, ảnh hưởng của phóng xạ cao và tiếng ồn lớn.
- Địa vật lý giếng khoan trên đầm lầy.
1.2. Danh mục các ngành nghề độc hại - ngành Lưu trữ
Những người làm việc trong ngành lưu trữ thuộc danh mục các ngành nghề độc hại sẽ:
- Làm việc tại kho, phòng, xưởng bảo quản lưu trữ.
- Họ phải chịu tác động trực tiếp của các hóa chất, khói bụi, các loại vi sinh vật có hại.
- …
Khám phá: Việc làm Hoá học - Sinh học
1.3. Danh mục các ngành nghề độc hại - ngành Giao thông vận tải
- Khai thác viên đối với các HTTT Duyên hải: Công việc có nhiều áp lực, ảnh hưởng tới tâm lý, tiếng ồn.
- Kỹ thuật viên HTTT Duyên hải: Công việc áp lực, tư thế làm việc bị gò bó, đối mặt nhiều áp lực.
- Thuyền viên trên các tàu cứu nạn: chịu tác động của sóng, bão, thời tiết, ảnh hưởng tâm lý…
- Điều hành, giám sát hệ thống hàng hải - tàu thuyền: chịu tác động của từ trường cao tần, tiếng ồn, stress…
- …
Ngoài những danh mục công việc, ngành nghề được nêu trên thì còn nhiều ngành nghề khác cũng được liệt kê vào danh mục các ngành nghề độc hại.
Bài viết hướng nghiệp: Nghề thợ bạc - Nghề tôn vinh giá trị con người
2. Quyền lợi được hưởng khi làm việc trong danh mục ngành nghề độc hại
Pháp luật có quy định về việc người lao động làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề độc hại, đặc biệt độc hại và nguy hiểm thì sẽ được hưởng chế độ và quyền lợi cao hơn, nhiều hơn so với người lao động ở các ngành nghề khác.
Những quyền lợi đó được thể hiện rõ trong các khía cạnh sau:
2.1. Quyền lợi về điều kiện lao động
Những người lao động làm việc trong các ngành nghề độc hại sẽ được hưởng điều kiện lao động ưu đãi hơn so với các ngành nghề thông thường khác nhau sau:
- Thời gian làm việc: Căn cứ tại Khoản 3 của Điều 105 trong Bộ luật Lao động được ban hành vào năm 2019 thì người lao động sẽ được các đơn vị đảm bảo về mặt thời gian tiếp xúc với những yếu tố gây nguy hiểm, độc hại, đảm bảo đúng với các quy chuẩn của pháp luật và quốc gia.
- Lịch nghỉ phép hàng năm: Căn cứ tại Khoản 1 của Điều 113 trong Bộ luật Lao động được ban hành năm 2019 đã đưa ra quyết định về việc nghỉ phép của những người lao động làm việc trong các danh mục độc hại như sau:
+ 14 ngày làm việc đối với những người làm nghề - công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ 16 ngày làm việc đối với những người làm nghề - công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm.
Đối với hai trường hợp này áp dụng cho những người làm việc đủ 12 tháng trong năm.
Còn đối với những người làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ được tính tương đương với số tháng đã làm việc trong năm.
2.2. Đối với các đối tượng đặc biệt
Đối với những đối tượng người lao động thuộc dạng đặc biệt sẽ được hưởng các chế độ quyền lợi riêng. Cụ thể như sau:
- Phụ nữ mang thai: Mỗi ngày được giảm 1 tiếng đồng hồ làm việc, hoặc là chuyển sang các công việc tính chất nhẹ và ít độc hại hơn.
- Người cao tuổi: phải đảm bảo các điều kiện an toàn theo Khoản 3 của Điều 149 trong Bộ luật Lao động được ban hành năm 2019.
- Người khuyết tật: Người khuyết tật phải đồng ý làm việc thì các đơn vị mới được sử dụng.
Xem thêm: Giúp bạn định hướng nghề nghiệp
2.3. Về chế độ hưu trí
Những người làm việc trong các danh mục ngành nghề độc hại sẽ được hưởng chế độ nghỉ hưu sớm hơn từ 1 tới 5 năm so với tuổi nghỉ hưu của người lao động theo quy định. (Tại Khoản 3, Điều 169, năm 2019 - BLLĐ).
2.4. Về chế độ ốm đau
Căn cứ vào điều số 26, Luật BHXH ban hành 2014, người lao động cũng có chế độ ốm đau ưu đãi hơn so với những người làm ở ngành nghề khác:
- Nếu có bảo hiểm dưới 15 năm sẽ được nghỉ 40 ngày.
- Nếu có bảo hiểm từ 15 năm đến dưới 30 năm thì được nghỉ 50 ngày.
- Nếu có bảo hiểm từ 30 năm trở lên thì được nghỉ 70 ngày.
Trên đây là thông tin về danh mục ngành nghề độc hại cùng với các quyền lợi của người lao động khi làm việc trong các lĩnh vực này.