Báo cáo viên là gì? Giải đáp những thắc mắc về báo cáo viên
Theo dõi viecday365 tạiBạn đã từng nghe đến báo cáo viên thế nhưng lại chưa thật sự hiểu báo cáo viên là gì? Để có câu trả lời cho vấn đề này một cách đầy đủ nhất thì bạn có thể cùng viecday365.com theo dõi bài viết.
1. Có thể bạn chưa hiểu rõ báo cáo viên là gì?
Có thể bạn vẫn còn đang khá lạ lẫm với cụm từ báo cáo viên, hiểu một cách đơn giản thì báo cáo viên chính là những người làm công tác tuyên truyền miệng đưa ra các thông tin chính xác, phù hợp với người dân ở các xã, phường, thị trấn hiện nay. Báo cáo viên hay còn được gọi là người tuyên truyền viên cơ sở.
Thông tin mà báo cáo viên sẽ đem đến, cung cấp cho người dân tại các xã phường khá đa dạng, sẽ bao gồm các thông tin như sau:
+ Thông tin về dự án, về các chương trình phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương họ.
+ Các thông tin về kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội, những kiến thức khoa học – kỹ thuật tại địa phương đó.
+ Thông tin liên quan đến trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng quốc gia.
+ Các thông tin về sự cố, tình hình khẩn cấp xảy ra tại địa phương đó, những tình huống có liên quan đến địa phương và nơi làm việc của họ.
+ Thông tin liên quan đến các tấm gương sáng trong học tập, đời sống, văn hóa để người dân địa phương noi theo.
+ Thông tin về các loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong sản xuất và đời sống hiện nay.
Như vậy có thể thấy thì các thông tin mà báo cáo viên đem lại cho người dân tương đối nhiều, phủ sóng khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với một vài thông tin cơ bản trên đây có lẽ bạn cũng đã hiểu thêm phần nào về báo cáo viên rồi đúng không nào. Họ có một vai trò khá quan trọng đối với cuộc sống của người dân tại các khu dân cư, địa phương, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp để xem tiêu chuẩn của một báo cáo viên là gì nhé.
Đọc thêm: Tư vấn việc làm ngành Báo chí
2. Tiêu chuẩn của một báo cáo viên là gì?
Để có thể trở thành một báo cáo viên chuyên nghiệp không phải chuyện đơn giản. Không những phải có kiến thức chuyên môn mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra trước đó. Cụ thể về những điều kiện đó như sau:
+ Bạn cần phải đảm bảo về phẩm chất đạo đức, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và cũng là người có tư tưởng chính trị vững vàng. Trong khoảng thời gian thực thi các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên thì sẽ không thể trở thành báo cáo viên.
+ Bạn còn phải là người có khả năng truyền đạt thông tin tốt. Sử dụng thành thạo tiếng Việt các tiếng dân tộc thiểu số khác nếu như làm việc tại địa phương có dân tộc sinh sống nhiều.
+ Bạn cần phải đảm bảo lĩnh vực chuyên môn đặc biệt là tuyên truyền bằng miệng trong 3 năm liên tục.
Như vậy đó chính là toàn bộ các yêu cầu đối với một báo cáo viên cơ sở cần phải đáp ứng được. Quả thật các yêu cầu này không dễ để đảm bảo thực hiện hết được. Chính vì thế mà như bạn yêu thích công việc này thì cần phải chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và phẩm chất ngay từ bây giờ nhé.
Tham khảo: Học ngành Báo chí ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
3. Báo cáo viên có nghĩa vụ gì cần thực hiện?
Một báo cáo viên sẽ phải thực hiện nhiệm vụ chính là tuyên truyền các thông tin bằng miệng đến người dân tại các xã phường, thị trấn. Vậy theo bạn thì họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ gì?
+ Cần phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính là truyền thông tin theo sự phân công của từng đơn vị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các thông tin khi truyền đạt đến người dân cần phải đảm bảo về độ chính xác, đầy đủ và kịp thời nhất đến người dân.
+ Tuyệt đối không được tiết lộ bí mật của nhà nước ra ngoài. Trong quá trình làm việc thì cần phải thực hiện, chấp hành tốt. Không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
+ Cần tuân thủ đúng theo các quy định liên quan đến quy chế của báo cáo viên hiện tại.
+ Cần phải báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo các yêu cầu từ cấp trên. Báo cáo lại kết quả tiếp nhận thông tin và những phản hồi của người dân địa phương đến đơn vị có thẩm quyền.
Trên đây chính là nghĩa vụ là trách nhiệm của một báo cáo viên phải thực hiện. Với cương vị là người tuyên truyền thông tin trực tiếp bằng miệng đến người dân các địa phương thì báo cáo viên còn phải là người tuân theo các chỉ thị của Đảng, của Nhà nước.
4. Tìm hiểu về ưu điểm và hạn chế của báo cáo viên trong việc tuyên truyền
Trong những phần trên chúng ta đã đôi lần nhắc đến hình thức tuyên truyền đối với một báo cáo viên cơ sở chính là tuyên truyền trực tiếp bằng miệng. Trong công tác này người báo cáo viên cũng sẽ gặp phải những thuận lợi, những khó khăn nhất định. Hãy cùng nhau tìm hiểu về điều đó để hiểu rõ hơn công việc của một báo cáo viên nhé.
4.1. Những ưu điểm khi tuyên truyền miệng của báo cáo viên
- Báo cáo viên sẽ có những ưu thế trong việc sử dụng ngôn ngữ nói:
Dường như ngôn ngữ nói chính là một phương thức được sử dụng tương đối phổi bổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Con người giao tiếp, truyền đạt và nhận thông tin của nhau trong việc nói chuyện. Chính vì thế mà đây cũng là ưu điểm của các báo cáo viên. Họ sử dụng ngôn ngữ của mình để nói, trình bày vấn đề một cách khoa học, được lặp lại nhiều lần khiến người dân ghi nhớ tốt hơn. Đặc biệt vấn đề giải thích cũng sẽ thực hiện triệt để hơn. Trong quá trình truyền tin đến người dân tại các vùng dân tộc thiểu số không biết chữ, không biết đọc thì nói cũng sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Khi sử dụng ngôn ngữ nói thì báo cáo viên sẽ linh hoạt hơn trong các dùng từ vì thế mà người dân cũng dễ hiểu hơn, có thể tác động đến tâm tư, tình cảm, tinh thần của người nghe tương đối nhiều. Đặc biệt với hình thức truyền tin bằng miệng cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
- Báo cáo viên còn có ưu thế trong việc vận dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong công tác tuyên truyền:
Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ nói thì báo cáo viên thường xuyên sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ tức là những hành động, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười,… làm phương tiện biểu đạt thông tin chân thật nhất.
Các yếu tố phi ngôn ngữ còn giúp cho người nghe chú ý đến thông tin mà họ truyền đạt hơn, đem lại hiệu quả tốt hơn.
- Đối với việc giao tiếp trực tiếp thì nó còn đem lại nhiều hiệu quả hơn:
Có thể thấy các phương tiện truyền thông hiện nay đã rất phát triển như: Báo, đài, loa phường, mạng internet,… thế nhưng hình thức giao tiếp trực tiếp vẫn là hiệu quả nhất. Khi được trực tiếp nghe báo cáo viên trình bày, tuyên truyền thì phía người nghe cũng cảm nhận được độ chân thực hơn, chân thành hơn.
4.2. Những mặt hạn chế khi tuyên truyền miệng của báo cáo viên
Đối với báo cáo viên thì họ cũng sẽ gặp phải những hạn chế nhất định trong công việc tuyên truyền thông tin như:
+ Lời nói sẽ thường có hướng đi một chiều và không quay lại. Tức là khi bạn tuyên truyền sai thông tin thì sẽ không thể nào thu hồi lại lời nói đâu nhé.
+ Không phải trong trường hợp nào thì người nghe cũng có điều kiện để thắc mắc trực tiếp, đối thoại lại với báo cáo viên.
+ Khi thực hiện tuyên truyền bằng miệng thì sẽ gặp phải hạn chế về mặt không gian hoặc thời gian. Làm cho phạm vi tuyên truyền bị thu hẹp lại, đặc biệt khi tuyên truyền bằng miệng thì sẽ rất dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh, không đem lại được hiệu quả như mong muốn.
Với toàn bộ những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ cho bạn trong bài viết này rất mong bạn đã hiểu báo cáo viên là gì và những thông tin cần nắm bắt thêm.
3962 0