Khái niệm quản lý giáo dục là gì? Các đặc điểm của quản lý giáo dục

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Thanh Hằng tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng

Hiện nay quản lý giáo dục đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu, vậy các bạn đã biết khái niệm quản lý giáo dục là gì chưa? Các đặc điểm và vai trò của ngành này quan trọng thế nào đối với việc xây dựng môi trường giáo dục hiện đại nước nhà. Hôm nay hãy cùng viecday365.com tìm hiểu các thông tin về quản lý giáo dục nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái niệm quản lý giáo dục là gì?

Về khái niệm quản lý giáo dục thì tương đối rộng, bởi giáo dục là cốt lõi của mọi điều nên quản lý giáo dục cũng quan trọng rất lớn đối với con người. Do vậy quản lý giáo dục có những khái niệm khác nhau như:

Theo M.I.Kondacop: “Quản lý giáo dục là ảnh hưởng tác động có mạng lưới hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở những cấp khác nhau, đến toàn bộ những mắt xích của mạng lưới hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích mục tiêu bảo vệ việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những quy luật của quy trình giáo dục, của sự tăng trưởng thể lực và tâm ý trẻ nhỏ”.

Khái niệm quản lý giáo dục
Khái niệm quản lý giáo dục

Còn theo tác giả Phạm Minh Hạc thì khái niệm quản lý giáo dục lại có sự thay đổi đôi chút: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất.”

Tuy hai dẫn chứng về quản lý giáo dục không có sự đồng đều bởi theo M.I.Kondacop thì giáo dục là việc giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách cũng như hướng đến là một người có ích cho xã hội về nhiều mặt. Còn theo khái niệm của tác giả Việt Nam thì quản lý giáo dục lại gắn liền với tổ chức Đảng nhiều hơn, dĩ nhiên là vẫn mang những nét giáo dục truyền thống nhưng song hành với nó thì giáo dục phải được đi đôi với Đảng.

Quản lý giáo dục gắn với đời sống
Quản lý giáo dục gắn với đời sống

Vậy nên khái niệm quản lý giáo dục được hiểu đơn giản là các biện pháp và kế hoạch chúng ta đúc rút ra từ những kinh nghiệm quản lý và giáo dục có sẵn đưa nó vào hệ thống quản lý chung để đồng bộ thông tin, sau đó truyền tải thông tin đến người đọc, người học. Tất cả các hoạt động đều có sự ảnh hưởng từ việc quản lý giáo dục, vì đây là mục tiêu đào tạo chung nên chương trình hay hoạt động đều mang hơi hướng giáo dục hoặc có tính giáo dục, giúp cho thế hệ trẻ có cái nhìn khách quan và quan tâm đến giáo dục nhiều hơn.

Xem thêm: Cán bộ quản lý giáo dục là gì? Vai trò, trách nhiệm 

2. Những đặc điểm cơ bản của khái niệm quản lý giáo dục là gì?

Theo hai quan điểm của quản lý giáo dục kể trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy khái niệm này có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng khác nhau tùy thuộc vào sự quản lý của mỗi cơ sở. Cùng viecday365 khám phá những đặc điểm này:

2.1. Đặc điểm chung

Trong ngành giáo dục, các quy cách quản lý có thể có những đặc điểm chung tùy thuộc vào quy mô hay hình thức, nhưng nhìn chung thì chúng có một số đặc điểm như sau:

Quản lý giáo dục thì luôn được chia thành hai phía: bên quản lý và bên chịu sự quản lý. Bên quản lý ở đây có thể hiểu là những đối tượng hay phần mềm quản lý giáo dục được đồng bộ từ trung ương đến địa phương, nhằm đưa các khái niệm hay quy định về giáo dục chung nhằm giúp mọi người nhận được nền giáo dục tương đồng không phân biệt người già trẻ, giàu- nghèo,… Còn bên chịu sự quản lý của giáo dục là bên tiếp nhận thông tin và cố gắng duy trì thực hiện để tiếp nhận các hình thức giáo dục một cách đúng đắn.

Đặc điểm của quản lý giáo dục
Đặc điểm của quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục còn có khả năng trao đổi thông tin giữa hai đối tượng với nhau, chúng tác động qua lại tạo cho người tiếp nhận cũng như người truyền tải thông tin có sự gắn kết trong lĩnh vực giáo dục.

Quản lý giáo dục còn có khả năng thích nghi với nhiều hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc và điều kiện xã hội, quản lý giáo dục được triển khai qua nhiều phương pháp. Ví dụ như trước cách mạng giáo chỉ có con trai mới có cơ hội được đi học, thì bây giờ nam nữ đều bình đẳng và có quyền đi học như nhau.

Muốn quản lý giáo dục hiệu quả thì phải áp dụng cả khoa học lẫn nghệ thuật quản lý, có như vậy mới quản lý được một cách mềm dẻo và có hiệu quả.

2.2. Các đặc điểm riêng của quản lý giáo dục

Ngoài những đặc điểm chung có sự tương đồng và hỗ trợ qua lại lẫn nhau thì quản lý giáo dục có đặc điểm riêng biệt, cụ thể như:

Quản lý giáo dục đề cao tinh thần học hỏi của mọi người, trong đó lực lượng lao động là các nhà giáo có vai trò vô cùng quan trọng đối với những người mong muốn được học tập.

Giáo dục dưới mọi hình thức
Giáo dục dưới mọi hình thức

Quản lý giáo dục có vai trò quan trọng nên trong việc quản lý giáo dục thì nhà nước là nơi có quyền lực tối cao, nhà nước phụ trách ban hành các điều luật cũng như điều lệ để có thể cân bằng giáo dục. Ngoài ra nhà nước còn lên kế hoạch, ban hành các quy chế cho nền quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục luôn quan trọng trong mọi trường hợp vậy nên nó còn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhà nước và xã hội. Các hoạt động quản lý giáo dục luôn gắn liền với các ý nghĩa quan trọng và vân văn, giúp người học có cái nhìn thâm túy về các vấn đề.

Xem thêm: Giáo dục đại học là gì? Vai trò của giáo dục đại học trong xã hội

3. Vai trò quan trọng của quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng của cuộc sống thường ngày, làm bất cứ công việc gì hầu như cũng liên quan đến giáo dục:

Quản lý giáo dục có những quy định và đưa ra sự thống nhất về các hành vi, cách ứng xử của giáo viên/ giảng viên với học sinh sinh viên của mình một cách chuẩn mực nhất. Chỉ khi xuất hiện sự thống nhất và đồng đều thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao.

Thực hiện việc quản lý hiện nay
Thực hiện việc quản lý hiện nay

Nhờ có quản lý giáo dục, các trung tâm hay cơ sở đào tạo giáo dục có nền tảng để phát triển tổ chức của mình được lớn mạnh hơn. Dựa trên một số yếu tố có sẵn, đây sẽ là bước đệm giúp các cơ sở này hoàn thiện chương trình giảng dạy của mình phù hợp hơn.

Một vai trò quan trọng không thể thiếu của quản lý giáo dục và các phối hợp linh hoạt giữa những người giảng dạy và người học tập, từ các nguồn lực về kinh tế, kiến thức đến hình thức giảng dạy, cơ sở vật chất,… tất cả những điều đó điều liên quan đến hoạt động quản lý. Có nền tảng trong ngành quản lý giáo dục sẽ giúp triển khai các phương án và thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Vai trò không thể thiếu trong hoạt động quản lý giáo dục là triển khai các phương án, giúp mọi người thích nghi với các điều kiện tự nhiên nhiều hơn, biết nắm bắt cơ hội và phát triển thế mạnh bản thân một cách có hiệu quả. Đồng thời trải qua các thử thách để có được những trải nghiệm tốt hơn phục vụ cho đời sống hiện tại.

Vai trò to lớn của quán lý giáo dục
Vai trò to lớn của quán lý giáo dục

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được khái niệm quản lý giáo dục là gì, ngoài ra còn cung cấp cho bạn biết thêm những đặc điểm và vai trò của giáo dục đối với đời sống cũng như các chương trình giảng dạy trên trường lớp. Quản lý giáo dục là nền tảng vững chắc cho tương lai, đòi hỏi mọi người cần có khả năng thích nghi với môi trường quản lý giáo dục nhiều hơn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem673 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT