Bật mí ngành kinh tế công nghiệp là gì? Cơ hội việc làm
Theo dõi viecday365 tạiKinh tế ngày càng phát triển và mở rộng, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, chính vì vậy mà thị trường lao động ngành kinh tế đang được mở rộng. Tuy ngành kinh tế công nghiệp đang trở thành những xu thế mới và nhiều người quan tâm nhưng lại chưa thực sự nhiều trường đào tạo. Vậy bạn có biết đến ngành kinh tế công nghiệp là gì và các ngành này sẽ có những cơ hội việc làm ra sao, hãy cùng viecday365.com tìm hiểu ngay nhé.
1. Tổng quan về ngành kinh tế công nghiệp
1.1. Ngành kinh tế là gì?
Kinh tế là sự hoà hợp các mối quan hệ tương tác của con người - xã hội liên quan trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối các sản phẩm dịch vụ trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Ngành kinh tế là một ngành chuyên sâu vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế với những kiến thức chuyên môn của ngành. Sinh viên học ngành kinh tế sẽ được trang bị những kiến thức kinh tế để chuẩn bị trước những cơ hội được làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
Học ngành kinh tế bạn sẽ được học cách phân tích thị trường ngành, đưa ra các dự báo cho một nền kinh tế đang và sắp diễn ra trong tương lai, đánh giá các tương quan và ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh lên nền kinh tế chung.
1.2. Định nghĩa ngành kinh tế công nghiệp là gì?
Ngành kinh tế công nghiệp được dịch sang tiếng Anh là Industrial economics. Kinh tế công nghiệp là một chuyên ngành của kinh tế học thuộc lĩnh vực kinh tế học ứng dụng, chuyên nghiên cứu về các vấn đề kinh tế công nghiệp, cơ cấu, tổ chức ngành, năng lực cạnh tranh giữa các ngành kinh tế và tiểu ngành kinh tế.
Với mục tiêu đào tạo của ngành kinh tế công nghiệp là đào tạo ra những đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng. Đào tạo những kiến thức cơ sở ngành và những kiến thức liên quan đến kinh tế học để vận dụng trong thực tiễn các hoạt động của thị trường, những vấn đề kinh tế trong ngành công nghiệp và năng lượng, những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên.
Xem thêm: Ngành kinh tế và quản lý công là gì? Cơ hội việc làm của ngành
2. Đào tạo ngành kinh tế công nghiệp ở đâu?
2.1. Các trường đào tạo
Trong bối cảnh kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển và mở rộng, chính vì vậy rất cần các lực lượng nhân lực ngành kinh tế để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiểu được điều này mà hiện nay có rất nhiều trường đại học đang đào tạo ngành kinh tế để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng. Nhưng với chuyên ngành kinh tế công nghiệp lại chưa thực sự nhiều trường đào tạo, một số trường kể đến như: Đại học Bách Khoa, đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên.
Đây là 2 ngôi trường đã có bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo các ngành thuộc về kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế công nghiệp. Học tại đây sinh viên sẽ được tiếp cận với vô số kiến thức về cách vận hành và quản lý công nghiệp, năng lượng; giám sát vận hành hệ thống máy móc, các thiết bị phục vụ sản xuất, thống kê.
2.2. Các chương trình đào tạo
Ngành kinh tế công nghiệp là một chuyên ngành kinh tế học nên các chương trình đào tạo cũng giống với các ngành kinh tế khác nhưng sẽ tập trung chuyên sâu vào các vấn đề thuộc ngành kinh tế công nghiệp. Các chương trình đào tạo đều được phân bổ từ các kiến thức cơ sở ngành rồi đến các kiến thức chuyên ngành để đảm bảo sinh viên phải hiểu hết những kiến thức sơ cấp của ngành kinh tế. Bên cạnh đó trong chương trình đào tạo ngành kinh tế công nghiệp còn có các kiến thức về lý luận chính trị - pháp luật đại cương, khối kiến thức toán và khoa học cơ bản, kiến thức bổ trợ và các môn học tự chọn. Các môn tự chọn là những môn do nhà trường đưa ra với những kiến thức có liên quan đến ngành kinh tế công nghiệp để giúp sinh viên có thêm những kiến thức khác, mở rộng kho kiến thức cho người học.
Chương trình đào tạo ngành kinh tế công nghiệp thường theo lộ trình 4 năm học để trang bị cho sinh viên đủ các kiến thức về ngành kinh tế và các kỹ năng trong công việc sau khi tốt nghiệp như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tổ chức hiệu quả…
2.3. Có những khối thi ngành kinh tế công nghiệp sĩ tử cần biết
Các bạn muốn theo học ngành kinh tế công nghiệp thường quan tâm đến tổ hợp xét tuyển của ngành để đưa ra các lựa chọn tốt nhất với khả năng của mình. Hiện nay ngành kinh tế công nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán, Lý, Hóa
A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
Vì đã là ngành kinh tế nên việc bất kì tổ hợp nào cũng bắt buộc phải có môn toán. Chính vì vậy những bạn đang có định hướng theo ngành kinh tế thì bắt buộc phải học thật tốt môn toán nhé. Để có thể học tốt môn toán các bạn cần tìm ra các phương pháp riêng để có thể học và nhớ lâu, đặc biệt đó là rèn luyện và ôn bài, đây là cách giúp các bạn sẽ nhớ lâu và bất cứ bài nào có sử dụng đến kiến thức đó bạn có thể làm được.
3. Những ai phù hợp với ngành kinh tế công nghiệp
Để làm việc trong ngành kinh tế công nghiệp sẽ cần có những phẩm chất mà viecday365 liệt kê sau:
Khả năng làm việc dưới áp lực cao; kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ; kỹ năng ngôn ngữ và tin học; kỹ năng thuyết trình, khả năng làm việc nhóm; Bằng cấp khoa học tốt; Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội ...
Xem thêm: Ngành luật kinh doanh là gì? Cơ hội việc làm ngành luật
4. Học ngành kinh tế công nghiệp sinh viên sẽ được gì?
Trước hết khi tốt nghiệp ngành kinh tế công nghiệp sinh viên chắc chắn sẽ được trang bị những kiến thức ngành kinh tế và những kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp cần thiết để tham gia vào các hoạt động kinh tế và trong các quá trình quản lý công nghiệp một cách hiệu quả. Khi tốt nghiệp ngành kinh tế công nghiệp bạn sẽ được nhận một tấm bằng cử nhân ngành kinh tế công nghiệp, với tấm bằng này bạn có thể làm việc tại:
Người học ngành kinh tế công nghiệp có thể trở thành các nghiên cứu viên, tư vấn viên cho các đơn vị tư vấn thuộc lĩnh vực năng lượng và môi trường. Ngoài ra bạn còn làm và tham gia các dự án quốc tế về năng lượng, môi trường đặc biệt về năng lượng tái tạo. Hay làm tại các trung tâm, các viện nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kinh tế, cụ thể như về công nghiệp, năng lượng…
Bạn có thể trở thành các kỹ sư vận hành và quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bất kì ngành nghề nào, đặc biệt là các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng. Ngoài ra làm việc trong các doanh nghiệp bạn có thể làm trong các cơ quan tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong lĩnh vực năng lượng như: điện than, dầu khí, năng lượng tái tạo,.... Hoặc các tổ chức có liên quan đến năng lượng.
Vị trí, cấp bậc của người học ngành kinh tế công nghiệp khi mới ra trường có thể đảm nhận tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà bạn làm như: Trợ lý tổng giám đốc, chuyên viên tư vấn về kinh tế,... Hoặc có thể trở thành một người giảng viên dạy tại các trường đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế, năng lượng.
Sau khi học xong ngành kinh tế công nghiệp bạn có thể đi làm hoặc tiếp tục học lên cao để nâng tầm trình độ nghiên cứu hoặc các kiến thức chuyên sâu và cao hơn bằng việc học cao học, thạc sĩ, tiến sỹ.
Mọi người thường quan tâm đến mức lương mình nhận được sau khi học xong ngành kinh tế công nghiệp là bao nhiêu. Theo như chúng tôi tìm hiểu thì mức lương ngành kinh tế công nghiệp đối với những người đã có 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh tế năng lượng phổ biến trong khoảng từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Nhưng mức lương trung bình của các đối tượng làm việc ngành kinh tế công nghiệp sẽ tăng dần theo kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, vị trí chức danh trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
Mặc dù ngành kinh tế công nghiệp chưa thực sự phổ biến nhưng trong tương lai chắc chắn đây sẽ là một ngành hot vì các lĩnh vực công nghiệp đang ngày càng phát triển. Đây sẽ cơ hội rộng mở cho ngành kinh tế công nghiệp và cơ hội việc làm ngành này sẽ tăng cao. Hy vọng rằng bài viết ngành kinh tế công nghiệp là gì mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn.
417 0