Hướng dẫn viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
Tác giả: Cát Tường 22-07-2024
Các doanh nghiệp luôn chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi đó là yếu tố sự hài lòng của người tiêu dùng với sản phẩm cung cấp ảnh hưởng rất nhiều tới việc phát triển doanh nghiệp. Cơ hội việc làm chăm sóc khách hàng cũng ngày càng tăng, để giúp mình nổi bật giữa dàn ứng viên thì hãy chuẩn bị bản CV bằng tiếng Anh hoàn hảo. Bạn có thể tham khảo cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh dưới đây!
1. Hướng dẫn cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
Đã là bản CV tiếng Anh thì quan trọng nhất là tất cả thông tin bạn đề cấp tới đều phải viết bằng tiếng Anh từ tiêu đề cho đến nội dung. Các mục trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh thì không có nhiều khác biệt so với những CV thông thường, tuy nhiên cần chú ý một số điều khi viết trong từng hạng mục như sau.
1.1. Thông tin cá nhân - Personal Information
Đây là phần không thể thiếu ở bất kỳ CV nào và cực kỳ quan trọng bởi đây là thông tin bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng về bản thân bao gồm: họ tên (Name), ngày tháng năm sinh (Date of birth), số điện thoại (Phone number), địa chỉ nơi ở (Address), địa chỉ email (Email).
Để trình bày CV của bạn chuyên nghiệp hơn và chuẩn văn phong tiếng Anh thì thông tin về ngày tháng năm sinh phải viết theo thứ tự Anh - Mỹ đó là viết tháng - ngày - năm khác so với phong tục bên mình, ví dụ bạn sinh ngày 24 tháng 6 năm 1995 thì phải trình bày là D.O.B (Date of Birth): 6/24/1995. Ngoài ra, sử dụng địa chỉ email chuyên nghiệp không nên gửi cho nhà tuyển dụng những địa chỉ email cá nhân đặt theo biệt danh hoặc không nghiêm túc.
Đừng yên điền cả vị trí ứng tuyển vào trong CV để nhà tuyển dụng nhận biết và phân loại ứng viên theo công việc. Đối với công việc chăm sóc khách hàng bạn có để ghi là Customer Service Representative.
1.2. Mục tiêu nghề nghiệp - Career Objective
Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến sự đánh giá tiềm năng của ứng viên mà nhà tuyển dụng hướng tới. Trong phần này, bạn cần trình bày về quan điểm cá nhân cũng như thể hiện về mục tiêu tương lai của bản thân trong sự nghiệp cụ thể là lĩnh vực chăm sóc khách hàng.
Bạn chỉ nên trình bày ngắn gọn mục tiêu nghề nghiệp từ 2 - 3 câu bằng tiếng Anh về mục tiêu ngắn hạn (thể hiện mục đích của bạn khi làm việc tại doanh nghiệp) và mục tiêu dài hạn (từ 3 - 5 năm tới bạn có định hướng gì trong tương lai).
Ví dụ bạn có thể viết như sau : “I used to have experience in customer service and found this job really enjoyable. If I have the opportunity to work for the company, I want to improve my ability to communicate and negotiate with customers. In the future I look forward to expressing myself more and making the company the best rated customer service.
Dịch: Tôi từng có kinh nghiệm trong công việc chăm sóc khách hàng và thấy thực sự yêu thích công việc này. Nếu như có cơ hội được làm việc cho công ty thì tôi muốn nâng cao khả năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng. Trong tương lai tôi mong muốn được thể hiện bản thân nhiều hơn và khiến cho công ty được đánh giá tốt nhất về dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng
1.3. Trình độ học vấn - Education
Công việc chăm sóc khách hàng không quá chú trọng vào trình độ học vấn của ứng viên nhưng để nâng cao sự tiềm năng và được nhà tuyển dụng đánh giá cao về trình độ văn hóa của mình bạn nên trình bày về tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì, xếp loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan, năm tốt nghiệp.
Chẳng hạn như bạn tốt nghiệp trường đại học Lao động - Xã Hội ngành Quản trị nhân sự xếp loại giỏi bạn có thể viết trong CV như sau:
Graduated University of Labour and Social Affairs (2016 - 2020)
Human resources management
Classification: Excellent
Việc ứng viên hiểu biết về đa dạng các lĩnh vực cũng là một lợi thế trong công việc nên đừng bỏ qua những thông tin sáng giá về bản thân.
1.4. Kinh nghiệm làm việc - Experience
Đây là mục mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh. Họ quan trọng ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong các vị trí tương đương như vậy sẽ nhanh chóng làm quen công việc và không tốn nhiều thời gian đào tạo.
Bạn cần liệt kê chi tiết các công việc làm trước đây theo trình tự thời gian từ gần đến xa, không nên trình bày theo thứ tự ngược lại vì nhà tuyển dụng chú trọng vào công việc gần nhất bạn từng làm. Trong kinh nghiệm việc làm, bạn nên nêu rõ tên công ty từng làm, vị trí đảm nhiệm cùng các nhiệm vụ cụ thể để nhà tuyển dụng nắm được lợi thế và sở trường trong công việc có đáp ứng được yêu cầu của vị trí tuyển dụng đưa ra hay không.
Ví dụ cụ thể:
Customer Service at viecday365.com from November 2019 to May 2021
- Call customers to consult about the job search service of the website
- Get customer feedback on service quality
- Answer customer questions when using the service
Sale Staff at A company from January 2019 to September 2019
- Consulting products, introducing, answering customers' questions via email, phone.
- Search customer data for consulting
Xem thêm: [Bật mí] Cách chăm sóc khách hàng “siêu đỉnh” trong kinh doanh
1.5. Kỹ năng cá nhân - Personal Skills
Như đã đề cập bên trên, công việc chăm sóc khách hàng không chú trọng nhiều vào trình độ học vấn của ứng viên nhưng lại đề cao về kinh nghiệm việc làm cùng kỹ năng cá nhân. Bạn cần thể hiện những điểm mạnh của mình trong công việc dựa trên yêu cầu tuyển dụng của vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được sự sáng giá và tiềm năng của bạn phù hợp với công ty của họ.
Đối với công việc chăm sóc khách hàng bạn có thể trình bày những kỹ năng sau:
- Khả năng giao tiếp tốt (Excellent communicated ability): đây là một trong những kỹ năng cần thiết nhất đối với vị trí chăm sóc khách hàng vì bạn sẽ là người trực tiếp trao đổi thông tin với họ nên cần có khả năng nói chuyện lưu loát, giọng nói dễ nghe.
- Kỹ năng đàm phán và kỹ năng thuyết phục khách hàng (Negotiation and persuasion skills)
- Khả năng làm việc nhóm và cá nhân tốt (Good ability to work in groups and individually)
- Khả năng xử lý những vấn đề phát sinh tốt (Problem - solving skills)
- Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh (English language proficiency) cũng sẽ được ưu tiên trong công việc.
Ngoài ra, bạn có thể chọn lọc những ưu điểm của bản thân để đưa vào mục này. Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn những kỹ năng tạo lợi thế cho công việc đừng quá thăm liệt kê nhiều sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang muốn thể hiện bản thân.
1.6. Các phần khác trong CV
Ngoài những mục cơ bản nêu trên thì trong CV nên có thêm những mục khác như sở thích cá nhân, người tham chiếu, hoạt động ngoại khóa,.. Tất cả những thông tin bạn đưa ra trong CV đều là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá. Nếu như bạn có bất kỳ thông tin hữu ích và liên quan đến vị trí ứng tuyển thì nên đưa vào CV để nâng cao cơ hội trúng tuyển.
Đặc biệt là mục người tham chiếu, nếu có thư giới thiệu hoặc xác nhận từ những người có vai trò cao như sếp cũ, giáo viên trong trường,... thì sẽ nâng cao độ uy tín cho CV của bạn.
Xem thêm: Danh sách việc làm chăm sóc khách hàng mới nhất
2. Những lưu ý khi viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
Trong tiếng Anh thì cách xưng hô được tối giản hơn, bạn chỉ cần xưng “I” trong CV là được. Nếu như không biết rõ người sẽ nhận và phê duyệt CV của bạn thì chỉ cần nhắc đến tên của công ty như A (tên công ty) Company hoặc the company là nhà tuyển dụng sẽ hiểu.
Đặc biệt, trong CV tiếng Anh không được để sai ngữ pháp hay lỗi chính tả vì chỉ cần một cấu trúc hoặc từ ngữ sai có thể ảnh hưởng đến ý hiểu của cả câu. Vậy nên hãy kiểm tra thật kỹ các thông tin của CV trước khi gửi cho nhà tuyển dụng nếu không khả năng bạn bị đánh giá thấp hoặc bị loại vì sự thiếu cẩn trọng rất cao.
Các thông tin của CV cần được trình bày ngắn gọn, sắp xếp bố cục khoa học, hợp lý dễ theo dõi, không nên thiết kế CV quá màu mè gây rối mắt cho người đọc. Nên trình bày các nội dung dưới dạng gạch đầu dòng, bao hàm ý chính thể hiện sự chuyên nghiệp của người viết.
Lưu ý khi viết cv: không nên lạm dụng google dịch, những phần mềm dịch chỉ chuyển đổi ý nghĩa theo từ nhiều lúc sẽ không đảm bảo về ý nghĩa nội dung. Các bạn hoàn toàn có thể sử dụng những mẫu câu đơn giản nhưng trọn ý đừng cố biến đổi hoặc sử dụng những từ ngữ học thuật mà mất đi ý nghĩa ban đầu muốn nhắc tới.
Xem thêm: Cv nhân viên chăm sóc khách hàng cụ thể, chi tiết nhất
3. Những mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
Hiện nay, trên Internet có rất nhiều trang web cung cấp những mẫu CV theo ngành nghề cực kỳ đa dạng cho các ứng viên lựa chọn. Trong đó bạn có thể tham khảo website viecday365.com cho phép ứng viên thiết kế CV theo ngôn ngữ và ngành nghề với nhiều mẫu thiết kế theo các phong cách khác nhau từ cổ điển đến hiện đại, ứng viên hoàn toàn có thể tự chuẩn bị bản CV chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh trên đây chỉ với 5 phút thực hiện cực kỳ đơn giản và tiện ích.
Ngoài ra, các bạn có thể xem cách trình bày của những người khác được đăng tải trên mạng về cách viết các nội dung chi tiết để rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện CV của mình.
Bên trên là hướng dẫn chi tiết cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh cùng những lưu ý cụ thể và địa chỉ có thể tìm những mẫu CV phù hợp. CV là công cụ giúp bạn nâng cao khả năng trúng tuyển nên hãy thật chăm chút và đầu tư để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Để tìm hiểu thêm về những mẫu CV theo ngành nghề truy cập website viecday365.com