Tuyệt chiêu viết mẫu CV nhân viên văn phòng chuẩn và ấn tượng
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 21-05-2024
CV nhân viên văn phòng cần làm nổi bật những nội dung gì, giá trị nào để nổi bật hơn các ứng viên khác và chinh phục thành công nhà tuyển dụng? Bài viết dưới đây của viecday365.com sẽ đưa ra những lời khuyên tổng hợp giúp bạn tham khảo trong quá trình tạo CV nhân viên văn phòng!
1. Cách viết CV nhân viên văn phòng từ A đến Z
Đa phần, mọi công ty đều sở hữu một lực lượng nhân viên văn phòng dành cho mình. Đó là công việc phổ biến và thông dụng nhất trong tất cả các công việc. Do vậy, tỷ lệ ứng tuyển ở vị trí này cũng không hề ít. Để sở hữu công việc nhân viên văn phòng, bạn cần chuẩn bị hành trang ứng tuyển thật ấn tượng, trong đó không thể bỏ qua mẫu CV nhân viên văn phòng. Vậy cách viết mẫu cv xin việc này có gì khác? Tìm hiểu ngay sau đây.
1.1. Thông tin cá nhân
Ở đây, thông tin cá nhân bao gồm tổng quan các dữ liệu xác định danh tính của bạn với nhà tuyển dụng. Chúng đề cập đến họ tên, năm sinh, địa chỉ hiện tại, thông tin liên hệ như Email hay số điện thoại của ứng viên. Thông qua thông tin cá nhân, nhà tuyển dụng sẽ dựa trên cơ sở đó để phân biệt giữa ứng viên này với ứng viên khác. Do vậy, mẫu CV nhân viên văn phòng không thể được xem là hoàn chỉnh nếu không có phần nội dung này.
Lưu ý, khi viết thông tin cá nhân, ứng viên cần đảm bảo các dữ liệu đưa vào thật chính xác và đầy đủ. Đặc biệt là thông tin liên hệ như Email hoặc số điện thoại di động. Đừng sử dụng một số điện thoại mà bạn không thể nghe máy thường xuyên, hay một địa chỉ Email viết sai chính tả. Mọi sự sai lầm đều có thể dẫn đến việc bạn không còn cơ hội cho việc làm nhân viên văn phòng nữa.
1.2. Giáo dục/ Trình độ chuyên môn
Mặc dù là một vị trí cơ bản ở các doanh nghiệp, tuy nhiên nhân viên văn phòng đảm nhiệm khá nhiều công việc. Do vậy, không phải ai cũng phù hợp với vị trí này, ứng viên cần đáp ứng một hệ thống các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra. Trước hết là yêu cầu về chuyên môn hay trình độ học vấn. Thường thì, nhân viên văn phòng phù hợp với những ứng viên có bằng cấp liên quan đến các chuyên ngành như: Quản trị nhân lực, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Hành chính nhân sự, Thư ký - Trợ lý, Văn thư lưu trữ,...
Khi trình bày trình độ chuyên môn, ứng viên cần đảm bảo liệt kê đủ những thông tin nêu rõ về bằng cấp thuộc chuyên ngành gì? Được cấp bởi cơ sở giáo dục nào? Nếu có một kết quả học tập tốt, bạn có thể liệt kê thêm thông tin về loại bằng tốt nghiệp hoặc thậm chí là điểm trung bình tích lũy.
1.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Những mục tiêu luôn luôn có giá trị quan trọng trong cuộc sống, chúng trở thành động lực để chúng ta nỗ lực và phấn đấu mỗi ngày. Đó có thể là những mục tiêu được định hướng trong một thời gian ngắn, hoặc cũng có thể là những mục tiêu được định hướng trong thời gian dài. Đối với nhân viên văn phòng, phần mục tiêu nghề nghiệp nên được viết ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo ấn tượng và thu hút được nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như bạn mong muốn được cân nhắc ở vị trí Trưởng phòng nhân sự trong khoảng 3 - 5 năm tiếp theo,...
Trong mẫu CV nhân viên văn phòng, mục tiêu nên được trình bày và thể hiện một cách thẳng thắn, nhưng khôn khéo. Đừng đặt các mục tiêu quá xa rời thực tế, hãy làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người quá tham vọng. Những mục tiêu nên được cân chỉnh để phù hợp với định hướng chung của công ty. Điều này là điều mà những nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất.
Xem ngay: Việc làm IT văn phòng
1.4. Kỹ năng làm việc
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một trong những kỹ năng thực sự quan trọng đối với tính chất công việc của nhân viên văn phòng - những người “bảo mẫu” của các doanh nghiệp. Nhân viên văn phòng sẽ phải làm việc với hầu hết các bộ phận trong công ty, tiếp xúc với rất nhiều người, do đó nếu sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có lợi thế để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao.
- Kỹ năng nghiệp vụ: Mỗi một vị trí công việc đều cần phải có nghiệp vụ riêng của nó. Với nhân viên văn phòng, chỉ giỏi chuyên môn thôi không đủ, bạn cần phải sử dụng các nghiệp vụ với máy tính, phần mềm, các công cụ hỗ trợ một cách thành thạo thì mới thực sự tiềm năng.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Cuộc sống hay công việc cũng vậy, không phải lúc nào tất cả cũng đều diễn ra theo ý mà mình mong muốn. Với công việc của nhân viên văn phòng lại càng không, bởi chúng rất phức tạp, đôi khi là khó khăn và nhiều thách thức. Đó chính là lý do nhân viên văn phòng cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để hướng đến sự “dĩ hòa vi quý”, vừa không làm ảnh hưởng đến công việc, vừa vẫn giữ được sự tích cực trong tất cả các mối quan hệ.
- Năng động, sáng tạo: Nhân viên văn phòng kiêm nhiệm những công việc “hậu cần”, do đó ứng viên cần là người thực sự năng động, nhiệt huyết. Ngoài ra, sự sáng tạo cũng góp phần làm cho nhân viên văn phòng phát triển được những ý tưởng thú vị hơn trong quá trình làm việc.
- Kỹ năng lắng nghe và quản lý thời gian: Nhân viên văn phòng thường xuyên quản lý, sắp xếp lịch làm việc cho lãnh đạo, chuẩn bị các cuộc họp, lên kế hoạch công tác cho các lãnh đạo,... Nếu không có kỹ năng này, họ sẽ khó có thể hoàn thành những nhiệm vụ của mình.
Trên đây là những kỹ năng cần thiết để liệt kê vào mẫu CV nhân viên văn phòng, giúp gia tăng sự ấn tượng và thiện cảm từ nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: Việc làm Admin văn phòng
1.5. Kinh nghiệm nghề nghiệp
Kinh nghiệm cũng là một giá trị mà khi ứng viên sở hữu, nhà tuyển dụng có thể đánh giá rất cao, thậm chí là ưu tiên bạn. Mặc dù vậy, kinh nghiệm không phải là tất cả đối với quyết định tuyển dụng nhân viên văn phòng. Hiện nay, nhiều tin tuyển dụng nhân viên văn phòng không yêu cầu kinh nghiệm. Do đó, đừng quá tự tin nếu bạn chỉ là sinh viên mới ra trường.
Bạn cũng có thể liệt kê một số kinh nghiệm liên quan đến việc làm này, chẳng hạn như các công việc làm thêm thời sinh viên đã cho bạn học được kỹ năng gì, kỹ năng đó phù hợp thế nào đối với công việc đang ứng tuyển? Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm, hãy trình bày những công việc cụ thể trong quá khứ mà bạn đã trải qua. Đừng liệt kê quá dài dòng, chỉ chú trọng vào những công việc làm trên 6 tháng, liên quan đến lĩnh vực hành chính văn phòng nói chung. Ở mỗi kinh nghiệm, hãy cho biết bạn đã thực hiện nhiệm vụ cốt lõi nào, có thành tích gì đáng kể hay không nhé!
1.6. Thông tin bổ sung
Một số thông tin bổ sung sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người và những giá trị của bạn, khiến bạn đặc biệt hơn những ứng viên ở ngoài kia. Với thông tin bổ sung, bạn có thể chủ động tùy chỉnh nội dung sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn như có thể thêm các sở thích, chứng chỉ, hoạt động, dự án hay quan điểm sống mà bạn yêu thích,...
Ngoài thông tin bổ sung, với những ai có kinh nghiệm, đừng quên viết rõ mục người tham chiếu để nhà tuyển dụng có cơ sở kiểm tra mức độ trung thực của bạn nhé!
Tham khảo: Tin học văn phòng là gì? Những kỹ năng cần có khi đi xin việc
2. Mẫu CV nhân viên văn phòng chuyên biệt trong từng ngành
Viết mẫu CV nhân viên văn phòng, điều quan trọng là làm cho chúng trở nên thật ấn tượng và riêng biệt. Dưới đây là một số mẫu CV nhân viên văn phòng theo từng ngành, từng lĩnh vực làm việc thông dụng.
2.1. CV nhân viên văn phòng mảng bất động sản
Nhân viên văn phòng mảng bất động sản nói chung thường xuyên làm việc với hệ thống các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng với các đối tác, khách hàng và cả những nhà đầu tư. Đó chính là lý do tin tuyển dụng nhân viên văn phòng mảng bất động sản thường có yêu cầu cao hơn những mảng khác. Đặc biệt là về kỹ năng ngoại ngữ, do bạn có thể phải dịch những tài liệu tiếng Anh sang tiếng Việt, hay làm việc với các đối tác nước ngoài.
Điều quan trọng là đảm bảo thể hiện thành công những giá trị tiềm năng của bạn trong mẫu CV xin việc. Ở mẫu CV nhân viên văn phòng mảng bất động sản, ứng viên cần làm nổi bật nội dung về kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng nhé.
2.2. CV nhân viên văn phòng mảng giáo dục
Mảng giáo dục tư nhân hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, đó là lý do họ cần một nhân viên văn phòng thực sự tâm huyết và chuyên nghiệp. Nếu ứng tuyển làm nhân viên văn phòng ở các trung tâm ngoại ngữ, tuyển sinh du học, bạn cần làm nổi bật kỹ năng ngoại ngữ của mình. Các nhân viên văn phòng tại trung tâm Anh ngữ, sẽ phải làm việc thường xuyên với các giáo viên người bản xứ, gửi Email cho giáo viên, học viên, soạn thảo các tài liệu, bài giảng cho trung tâm,... Đó chính là lý do mà ngoại ngữ luôn được ưu tiên khi tuyển dụng nhân viên văn phòng mảng giáo dục ở các trung tâm Anh ngữ.
2.3. CV nhân viên văn phòng mảng dịch vụ
Nhân viên văn phòng mảng dịch vụ làm việc ở hầu khắp các doanh nghiệp. Chẳng hạn như trong môi trường khách sạn - nhà hàng, thẩm mỹ viện, phòng khám, trung tâm thể dục thể hình,... Mảng dịch vụ khá phổ biến, khối lượng và độ khó công việc của nhân viên văn phòng trong mảng này cũng không quá nặng nề. Do đó, bạn có thể áp dụng những lời khuyên trong bài viết để tạo ra mẫu CV nhân viên văn phòng mảng dịch vụ hoàn chỉnh nhất.
3. Cần đảm bảo CV nhân viên văn phòng thật hoàn hảo
CV nhân viên văn phòng hoàn hảo là mẫu CV phải đảm bảo những tiêu chí sau đây:
3.1. Thiết kế ấn tượng
Là ấn tượng và cũng là phương thức giao tiếp đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. CV nhân viên văn phòng cần được trình bày một cách rõ ràng, khoa học, đặc biệt là thiết kế ấn tượng. Bạn có thể tự tay thiết kế hình thức của mẫu CV này hoặc cũng có thể tham khảo các mẫu CV online để sở hữu thiết kế đẹp hơn. Đừng làm nội dung của CV nhân viên văn phòng trở nên quá dài dòng, nội dung ít nhưng chất lượng, đặc biệt là phải tùy chỉnh để liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
3.2. Sử dụng ngôn từ chuyên ngành
Sử dụng ngôn từ chuyên ngành là cách bạn chứng minh với nhà tuyển dụng bạn thực sự có chuyên môn và trình độ. Với CV nhân viên văn phòng, một số từ khóa chuyên ngành cần sử dụng như: “văn hóa doanh nghiệp”, “năng lực cốt lõi”, “tầm nhìn, sứ mệnh”,... Hãy thử đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng và xem xét bạn muốn đọc những gì ở CV của ứng viên, từ đó làm nổi bật những ưu điểm bên trong giá trị của bạn nhé.
3.3. Đảm bảo thông tin chính xác
Đừng xem thường nhà tuyển dụng trong quy trình tuyển dụng. Họ đều là những cá nhân đã có kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự lâu năm, việc kém trung thực khi viết CV nhân viên văn phòng đa phần sẽ tự chuốc lấy thiệt thòi về bản thân.
3.4. Kiểm tra và hoàn chỉnh
Nếu bạn sở hữu quá nhiều kinh nghiệm, kỹ năng hay những giá trị được cho là phù hợp khác thì cũng đừng nên liệt kê một cách vô tư trong CV nhân viên văn phòng. Giúp chúng trở nên ngắn gọn trong 1 - 2 mặt giấy A4 là được. Hãy cố gắng nói về những giá trị đắt giá nhất, phù hợp nhất và có sức nặng nhất, chúng gia tăng mức độ quan tâm của nhà tuyển dụng hơn là một mớ thông tin hỗn độn.
Sau khi hoàn thành, cố gắng đọc đi đọc lại để kiểm tra các lỗi trong CV nhân viên văn phòng của mình. Bạn cũng có thể cho người khác đọc để lấy được cảm nhận khách quan nhất có thể. Sẵn sàng tùy chỉnh hoặc sửa đổi nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh.
4. Mẫu CV nhân viên văn phòng tại viecday365.com
Mẫu CV nhân viên văn phòng tại viecday365.com được thiết kế hoàn chỉnh dưới bàn tay của các chuyên gia thiết kế có kinh nghiệm. Chỉ cần truy cập vào trang chủ, sau đó chọn mục “Tạo CV online”, ứng viên có thể tham khảo hàng trăm mẫu CV xin việc có mẫu mã đa dạng và đẹp mắt. Thậm chí, bạn còn có thể tự tay tùy chỉnh nội dung, tải ảnh đại diện, tô màu, chuyển đổi ngôn ngữ qua 5 thứ tiếng,... cho mẫu CV nhân viên văn phòng của mình.
Những chia sẻ trên của viecday365.com hy vọng sẽ giúp bạn sở hữu mẫu CV nhân viên văn phòng như ý muốn!