Chuỗi cung ứng thực phẩm là gì và quy trình cung ứng ra sao?

Tác giả: Phạm Hường

Để mang đến cho con người nguồn thực phẩm sạch sẽ, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì việc nắm bắt chính xác quy trình chuỗi cung ứng thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Như vậy, chuỗi cung ứng thực phẩm là gì và các giai đoạn cung ứng diễn ra ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về chuỗi cung ứng thực phẩm nhé.

1. Tổng quan về chuỗi cung ứng thực phẩm

Đối với những ai làm việc trong lĩnh vực thực phẩm thì khái niệm chuỗi cung ứng thực phẩm không còn là định nghĩa xa lại. Có thể nói chuỗi cung ứng thực phẩm là khái niệm quen thuộc và chưa được người dân Việt Nam áp dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt.

Hiểu theo góc nhìn đơn giản, chuỗi cung ứng thực phẩm chính là hệ thống đồng nhất bao gồm tổ chức hoạt động, thông tin, con người, thu hoạch, nguồn lực trong quy trình trồng trọt của nông dân và quá trình cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.

Sơ lược về chuỗi cung ứng thực phẩm

Còn đối với đặc điểm của  chuỗi cung ứng thực phẩm thì đây được xem là một quá trình chuyển đổi thực phẩm từ hình thức nuôi trồng đến chế độ ăn uống của con người hàng ngày. Ngày nay khi con người có xu hướng sử dụng sản phẩm sạch càng nhiều thì các nhà nghiên cứu càng đầu tư nhiều hơn trong việc nghiên cứu những giải pháp tốt nhất để cải thiện nhu cầm thực phẩm cho người tiêu dùng. Chẳng hạn như quá trình quản lý nông sản,  chuỗi cung ứng thực phẩm đang phải đối mặt với nhiều thử thách khó khăn.

Để có thể tham gia cùng  chuỗi cung ứng thực phẩm thì đối tượng đó phải cùng xây dựng nên hệ thống bền vững, chặt chẽ để có thể mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoả mãn. Nhìn chung, những bộ phận trong  chuỗi cung ứng thực phẩm đều phải có kỹ năng công việc cẩn thận, tỉ mỉ để xây dựng nên thành công trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các nhà nghiên cứu luôn hướng đến mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm sạch, an toàn đến mọi gia đình.

Xem thêm: Supply chain là gì? Các giai đoạn phát triển của chuỗi cung ứng

2. Các loại chuỗi cung ứng thực phẩm cần lưu ý

Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ được phân loại đa dạng dựa theo các đặc điểm riêng biệt như việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Trong đó bao gồm 3  chuỗi cung ứng thực phẩm phổ biến như sau.

2.1. Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín

Đặc điểm chủ đạo của  chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín chính là nhà sản xuất luôn đặc biệt chú trọng đến giá trị an toàn mà thực phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Quá trình này được tính từ quy trình sản xuất thực phẩm, chế biến thực phẩm cho đến phân phối thực phẩm và cuối cùng chính là giai đoạn tiêu dùng. 

Chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín

Chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín sẽ được xác định rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ cũng như được nhân viên kiểm định sản phẩm giám sát trực tiếp kể từ khi thực phẩm được vận chuyển đến nơi chế biến thực phẩm khép kín.

Nhìn chung, quy trình chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín cần được đầu tư kỹ càng hơn rất nhiều và tỉ mỉ từ quy trình chế biến đến thành phẩm cuối cùng. Về nguyên tắc, mục tiêu của chuỗi cung ứng thực phẩm chính là mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm sạch sẽ và an toàn.

2.2. Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn và dài

Chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn và dài cũng là một trong những chuỗi vô cùng phổ biến trong ngành ẩm thực ngày nay. Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn sẽ thường được áp dụng chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển, mục tiêu của họ là hỗ trợ thức ăn chi người dân nghèo đói và mang đến cho họ bữa ăn no đủ qua ngày. Đây chính là phương pháp vô cùng hiệu quả có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân, tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn và dài

Ngoài ra, đối với chuỗi cung ứng thực phẩm dài, đây là một loại chuỗi rất phù hợp với nhiều đất nước khác nhau bao gồm thực phẩm đã được chế biến tại nhà sản xuất và nguồn thực phẩm tươi sống. Về cấu trúc của chuỗi cung ứng thực phẩm dài này được diễn ra khá phức tạp dẫn đến việc quản lý quá trình chuỗi cung ứng thực phẩm không hề đơn giản. Nguyên nhân chính là điều này chính là ảnh hưởng đến luật lệ về an toàn thực phẩm.

2.3. Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm chuyên biệt, tổng hợp

Cuối cùng trong phân loại 3 chuỗi cung ứng thực phẩm chính là chuỗi cung ứng thực phẩm chuyên biệt và tổng hợp. Đối với chuỗi này dường như sẽ được đáp ứng dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau, thông thường chuỗi cung ứng thực phẩm được áp dụng phổ biến với các mô hình kinh doanh bán lẻ, mô hình kinh doanh tổng hợp và mô hình kinh doanh hỗn hợp. Còn đối với những thực phẩm đã được chế biến như thực phẩm đóng hộp sẽ là hai dòng thực phẩm điển hình trong phân loại chuỗi cung ứng thực phẩm tổng hợp này.

Chuỗi cung ứng thực phẩm chuyên biệt

Bên cạnh đó, đối với chuỗi cung ứng thực phẩm chuyên biệt sẽ mang đến cho người tiêu dùng những mặt hàng thực phẩm dựa theo yêu cầu riêng biệt mà khách hàng đưa ra. Chẳng hạn như những điều kiện của việc bảo quản thực phẩm: bảo quản rau, bảo quản củ quả, bảo quản hải sản, bảo quản thuỷ sản, bảo quản đồ khô, …

Xem thêm: Tổng hợp các kênh bán hàng thực phẩm sạch uy tín và chất lượng

3. Nghiên cứu các giai đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Dường như những giai đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ được hình thành qua 3 giai đoạn khác nhau. Do vậy mỗi giai đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhưng vẫn phải đảm bảo tốt hiệu quả chuỗi cung ứng. Cùng viecday365 tìm hiểu về 3 giai đoạn này ở phần dưới đây:

3.1. Giai đoạn lập kế hoạch theo thời gian thực

Giai đoạn lập kế hoạch theo thời gian thực chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng kế hoạch trong thời gian thực. Trong quá trình lập kế hoạch các nhà nghiên cứu không chỉ nên dựa trên những con số dữ liệu lịch sử bởi điều này có thể gây nên những trục trặc và rất khó để khắc phục nên việc áp dụng giai đoạn lập kế hoạch theo thời gian thực sẽ lý giải tốt nhất về nhu cầu của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.

Lập kế hoạch theo thời gian thực

3.2. Giai đoạn sử dụng công nghệ hỗ trợ

Sau khi xây dựng thành công chuỗi cung ứng thực phẩm sạch sẽ, an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn hãy tiến hành giai đoạn tiếp theo chính là áp dụng thiết bị công nghệ hỗ trợ thực phẩm sạch. Bởi thiết bị này sẽ hỗ trợ việc ghi nhớ dữ liệu, số liệu và hỗ trợ đắc lực trong việc đo lường, tính toán các chi phí an toàn thực phẩm một cách chính xác nhất. Từ đó, chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ được hoàn thiện và mang lại hiệu quả hơn rất nhiều, đồng thời chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ thiết lập nên một chiến lược tốt nhất để đưa sản phẩm ra thị trường.

3.3. Giai đoạn duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp

Đối với giai đoạn duy trì quan hệ với các nhà cung cấp này thì chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ không được hoàn tất nếu không thể duy trì mối quan hệ với những nhà cung cấp. Bởi việc phát triển nên mối quan hệ với nhà cung cấp đóng vai trò vô cùng cần thiết. Nhà phân phối cần phải đạt đến sự thỏa thuận, sự ký kết với người mua hàng, đối tác để mang đến sự uy tín bán hàng, sự hài lòng cho khách hàng.

Duy trì mối quan hệ

Đối với người tiêu dùng mua hàng, họ phải thực hiện đúng quy trình thanh toán sao cho sòng phẳng với bên bán. Ngoài ra bên mua hàng và bên bán có thể thỏa thuận để đi đến hợp đồng ký kết dựa theo những điều khoản cụ thể riêng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về chuỗi cung ứng thực phẩm cũng như những giai đoạn quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm mà nhà phân phối phải nắm rõ để triển khai tốt hoạt động kinh doanh thực phẩm của mình. Hy vọng rằng bài đọc này mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người đọc và giúp bạn đọc mở mang thêm nhiều kiến thức thú vị về chuỗi cung ứng thực phẩm.