Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Bật mí những thông tin liên quan
Theo dõi viecday365 tạiThực phẩm luôn là vấn đề được mọi người quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Để có thể biết được thực phẩm có thật sự an toàn hay không cần phải trải qua quá trình kiểm nghiệm thực phẩm. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, cũng như tìm câu trả lời cho thắc mắc kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Hãy cùng viecday365.com theo dõi bài viết dưới đây.
1. Bật mí khái niệm kiểm nghiệm thực phẩm là gì
1.1. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?
Để quá trình sản xuất thực phẩm có hiệu quả, cho ra những sản phẩm an toàn, chất lượng thì kiểm nghiệm thực phẩm là một phần quan trọng, không thể thiếu. Công việc này đòi hỏi chịu sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra với tần suất thường xuyên để có thể đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Về khái niệm của kiểm nghiệm thực phẩm, nhà nước đã quy định rõ ràng trong Luật An toàn thực phẩm 2010. Về cơ bản kiểm nghiệm thực phẩm chính là việc thực hiện một hoạt động hoặc các hoạt động thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng với thực phẩm, các phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, những chất bổ sung vào thực phẩm hoặc ngay cả bao bì, bao gói, dụng cụ chứa thực phẩm cũng cần được kiểm nghiệm.
Xem thêm: GMP trong thực phẩm là gì? Thông tin cơ bản về chứng nhận GMP
1.2. Khám phá lý do tại sao phải kiểm nghiệm thực phẩm?
Kiểm nghiệm thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một trong những công việc bắt buộc của quá trình sản xuất thực phẩm. Việc kiểm nghiệm thực phẩm cũng như nguyên liệu nhằm đánh giá được chất lượng nguyên liệu đầu vào có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không.
Đồng thời kiểm nghiệm thực phẩm trong quá trình đưa ra thành phẩm và bán thành phẩm có thể nhấn mạnh giá trị, năng lực sản xuất tối ưu cũng như mức độ an toàn thực phẩm khi xuất ra thị trường.
Kiểm nghiệm sản phẩm nhằm phát hiện ra những tính năng nổi bật của sản phẩm để có thể quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Cùng với đó, trước khi có thể tiến thành đưa ra công bố nguyên liệu thực phẩm cũng như các thực phẩm nhập khẩu hoặc thực phẩm sản xuất trong nước cũng phải thực hiện kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm định kỳ.
Không chỉ với cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thực phẩm, kiểm kiệm thực phẩm còn hỗ trợ người tiêu dùng có thể tiếp cận và sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cùng với đó, việc kiểm nghiệm thực phẩm còn hỗ trợ nhà nước có thể quản lý, phát hiện và xử lý những sai phạm liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được tốt hơn.
2. Các phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm hiệu quả
Vấn đề kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện dựa trên một số phương pháp tiên tiến với độ chính xác cao nhất về giá trị dinh dưỡng cũng như tính an toàn của thực phẩm.
2.1. Phương pháp thử nghiệm hóa học phân tích
Phương pháp thử nghiệm hóa học phân tích liên quan trực tiếp đến vấn đề phân tách và phân tích các phản ứng hóa học với các thành phần khác nhau trong thực phẩm. Những tiêu chí phân tích hóa học của các sản phẩm có thể kể đến như độ PH, các chất phụ gia, chất bảo quản, màu sắc, chất gây ra tình trạng ô nhiễm,...
2.2. Phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm bằng cảm quan
Kiểm tra bằng cảm quan là một phương pháp cơ bản nhất với việc kết hợp sử dụng nhiều giác quan của con người như thị giác, vị giác, xúc giác,....
2.3. Kiểm nghiệm thực phẩm thông qua phương pháp phân tích thành phần dinh dưỡng
Phương này liên quan trực tiếp đến việc tìm ra được thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm. Những thông tin này sẽ được công khai trên nhãn của sản phẩm.
2.4. Kiểm nghiệm thực phẩm thông qua phương pháp kiểm tra vi sinh vật
Phương pháp này cho phép phân tích các vi sinh vật gây ô nhiễm trực tiếp đến thực phẩm. Chính vì vậy mà chúng được thực hiện thường xuyên từ nguyên liệu thô đến khi cho ra thành phẩm và có được sản phẩm cuối cùng cũng phải trải qua bước kiểm tra vi sinh vật.
Xem thêm: Chất bảo quản thực phẩm là gì? Có những loại chất bảo quản thực phẩm nào?
3. Bật mí các hình thức kiểm nghiệm thực phẩm
Có 2 loại hình ứng với 2 loại thủ tục trong quá trình kiểm nghiệm thực phẩm đó là kiểm nghiệm thực phẩm trước khi công bố và kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ. Sau đây viecday365 sẽ chia sẻ thông tin cần thiết về 2 loại hình thức kiểm nghiệm này:
3.1. Hình thức kiểm nghiệm thực phẩm trước khi công bố
Quy trình này hỗ trợ việc công bố ra sản phẩm thực phẩm mới của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Đây là một thủ tục bắt buộc với các cơ sở kinh doanh sản xuất và chế biến thực phẩm. Các cơ sở, doanh nghiệp có thể tự công bố sản phẩm và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vấn đề là giấy chứng nhận này là một điều kiện quan trọng và bắt buộc để cơ sở kinh doanh sản xuất này có thể được phép hoạt động, để có được giấy phép này cần làm thủ tục đăng ký và kiểm nghiệm, nếu đạt tiêu chuẩn, cơ sở kinh doanh đó sẽ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
3.2. Hình thức kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ
Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ là hoạt động căn cứ theo quy định của pháp luật sau bước công bố sản phẩm các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh phải được giám sát của các cơ quan chức năng trong vấn đề kiểm dịch.
Công việc kiểm tra thực phẩm định kỳ có thể được thực hiện qua việc kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Cùng với đó, kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ cũng là một công việc bắt buộc đã được pháp luật quy định rõ ràng trong Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế.
Pháp luật còn quy định rất chặt chẽ về vấn đề hậu quả pháp lý trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP nếu các cơ sở kinh doanh sản xuất, chế biến thực phẩm vi phạm quy định, không thực hiện nghiêm túc việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ, nếu vi phạm các cơ sở kinh doanh này có thể đối diện với việc bị xử phạt hành chính hoặc tước giấy phép.
Hy vọng, qua bài viết trên, viecday365.com có thể giúp bạn tìm được lời giải cho câu hỏi kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Đồng thời cung cấp thêm cho bạn những kiến thức liên quan đến vấn đề kiểm nghiệm thực phẩm. Mong rằng những chia sẻ trên có ích trong quá trình học tập, làm việc cũng như tìm kiếm thông tin của bạn. Đừng quên theo dõi, cập nhật các tin tức liên quan đến các ngành nghề, công việc trên viecday365.com bạn nhé!
391 0