Chi phí tài chính là gì- Tìm hiểu chuyên sâu về loại chi phí này
Tác giả: Mỹ Lộc 03-05-2024
Chi phí tài chính là một phần quan trọng không thể nào thiếu với mỗi doanh nghiệp, hãy cùng tôi tìm hiểu xem chi phí tài chính là gì và một số vấn đề liên quan nhé.
1. Bạn đã biết chi phí tài chính là gì đối với doanh nghiệp chưa, hãy cùng tôi đi tìm hiểu về nó nhé
Với một doanh nghiệp, có rất nhiều vấn đề xảy ra và cần phải được ghi chép rõ ràng để làm bằng chứng cho những mục đích sau này của nhà quản lý. Trong đó chi phí tài chính cũng cần phải được thực hiện việc đó. Nhiều người hiện tại vẫn chưa biết và hiểu rõ về loại chi phí này và tác dụng của nó đối với doanh nghiệp như thế nào, đừng lo tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về điều đó ngay thôi.
Chi phí tài chính là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và một số khoản chi phí khác.
Trong doanh nghiệp thì khoản chi phí tài chính sẽ được gọi là tài khoản 635 và được bộ phận kế toán hạch toán để tính ra doanh thu lỗ hay lãi thu về của công ty.
Theo đó thì những khoản chi phí sau sẽ không được hạch toán vào tài khoản chi phí tài chính:
+) Khoản chi phí bán hàng không được tính vào chi phí tài chính.
+) Chi phái quản lý doanh nghiệp cũng là loại chi phí nằm ngoài chi phí tài chính.
+) Khoản chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cho chính doanh nghiệp mình.
+) Khoản chi phí đầu tư cho việc xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
+) Khoản chi phí khác.
2. Lợi ích của việc hạch toán chi phí trong doanh nghiệp bạn đã biết chưa?
Việc hạch toán chi phí tài chính không chỉ đơn giản là ghi chép lại những khoản chi phí phát sinh tại công ty mà nó còn có một vai trò quan trọng đó là giúp các bộ phận làm nhiệm vụ hạch toán được những chi phí phát sinh và dựa vào doanh thu có được từ đó tính ra khoản lãi hoặc lỗ thực sự của doanh nghiệp.
Từ những khoản chi phí này tính ra được doanh thu thực sự còn giúp cho các nhà quản lý đưa ra những giải pháp cho các kỳ kinh doanh tiếp theo. Đây thực sự là một minh chứng tốt nhất để họ hoàn toàn có cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư tiếp hay là dừng lại hoặc chuyển hướng đầu tư.
Tất cả các vấn đề được xảy ra tại một doanh nghiệp thì đều có vai trò nhất định của nó, chi phí tài chính góp phần không hề nhỏ cho các nhà quản lý nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình và có cơ sở, tài liệu để báo cáo với các cấp lãnh đạo cao hơn.
3. Cách hạch toán chi phí tài chính được sử dụng trong doanh nghiệp
Khoản chi phí tài chính này thì sẽ được hạch toán như thế nào? Đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều bạn đang theo học chuyên ngành muốn tìm cho mình câu trả lời để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy xem với mỗi nghiệp vụ chi phí phát sinh thì tài khoản 635 được hạch toán như thế nào ở phần dưới đây nhé:
+) Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, bạn sẽ ghi như sau:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 111, 112,141,...
+) Khi phát sinh nghiệp vụ bán vốn góp liên doanh, bán vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, trong đó giá bán nhỏ hơn giá vốn, bạn sẽ ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 221 - TK đầu tư vào công ty con
Có TK 222 - TK đầu tư góp vốn liên doanh
Có TK 223 - TK đầu tư vào công ty con, liên kết.
+) Các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn và mua bán ngoại tệ, ngoại hối,...
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 111, 112 và TK 141
…
Trên đây là cách hạch toán của một số nghiệp vụ chi phí tài chính phát sinh của doanh nghiệp tôi trình bày để các bạn có thể hiểu rõ hơn, để biết thêm thông tin chi tiết về các nghiệp vụ phát sinh khác các bạn có thể xem chi tiết tại viecday365.com
4. Một số vấn đề liên quan đến chi phí tài chính là gì?
Việc quản lý tài chính là trách nhiệm của những chuyên gia tài chính tại các doanh nghiệp, môi một chuyên gia sẽ có những cách quản lý dựa trên những tiêu chí khác nhau. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm rất nhiều, và điều mà các nhà quản lý quan tâm sẽ là các yếu tố sau đây:
4.1. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp cần hết sức lưu ý
Phân tích tài chính là việc mà doanh nghiệp sẽ sử dụng mọi phương pháp để xử lý các thông tin kế toán và một số các thông tin khác để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào đây các nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ rủi ro của doanh nghiệp đang ở mức nào và chất lượng, hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh ra sao.
Dựa vào những phân tích tài chính này còn giúp cho nhà quản lý biết được những thế mạnh của công ty là gì từ đó có thể đưa ra những kế hoạch thực hiện tiếp theo.
Để phân tích tài chính của một doanh nghiệp một cách chính xác thì cần phải sử dụng đến rất nhiều nguồn thông tin khác nhau chẳng hạn như là nguồn thông tin nội bộ, thông tin từ bên ngoài và một số những thông tin khác, tất cả những nguồn này đều cần phải được phân tích và đánh giá thật kỹ.
4.2. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cũng là một loiaj báo cáo tài chính, nó giúp nhà quản lý nắm rõ được tình hình tài chính của công ty thông qua từng giai đoạn. Hơn nữa nó còn phản ánh những giá trị về tài sản cố định và tài sản lưu động, trong đó từng khoản sẽ được kê khai đầy đủ, rõ ràng và được sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần.
4.3. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những tài liệu quan trọng đối với nhà quản lý, dựa vào bản báo cáo này có thể thấy được sự chuyển hoá của dòng tiền trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Từ sự chuyển hóa liên tục này thì nhà quản lý có thể nhận ra được khả năng luân chuyển của dòng tiền đang ở mức nào và có khả năng để đáp ứng được những hoạt động sau này hay không.
Báo cáo kết quả kinh doanh là kết quả tổng hợp của một giai đoạn nhất định nào đó của mỗi doanh nghiệp, chính vì vậy dựa vào bản báo cáo này mà các nhà quản lý có thể dễ dàng nhìn thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình đang đi lên hay là ngày càng kém phát triển. Từ đây sẽ có những chiến lược cụ thể được đưa ra để khắc phục tình hình này.
4.4. Báo cáo chuyển lưu tiền tệ
Loại báo cáo này thực chất là ghi chép lại sự luân chuyển của dòng tiền trong đo có dòng tiền thực nhập quỹ và dòng tiền thực xuất quỹ. Từ đây có thể đưa ra được đánh giá cho việc chi trả một khoản nào đó của doanh nghiệp.
4.5. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính có mục đích chính đó là làm rõ ràng và chi tiết hơn cho những khoản chi thu phát sinh trong doanh nghiệp. Dựa vào bản báo cáo này lãnh đạo sẽ hiểu rõ hơn về các khoản mình chưa rõ hoặc là chưa được đề cập đến trong các bản báo cáo khác.
4.6. Công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật
Việc công khai báo cáo tài chính là một việc bắt buộc mà doanh nghiệp phải làm sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, trong đó tất cả các khoản chi, khoản thu đều phải được ghi chép một cách rõ ràng nhất để các bộ phận có liên quan và các cấp lãnh đạo theo dõi. Một lưu ý nhỏ đó là toàn bộ những thông tin trên bản báo cáo này là hoàn toàn trung thực và phải được thông qua các ban ngành, các cấp có liên quan, nếu phát hiện ra hành vi sai trái sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
4.7. Đánh giá hiệu quả tài chính
Sau khi phân tích tài chính về tình hình hoạt động của công ty thì cần phải có những kết luận và đánh giá được đưa ra nhằm mục đích chứng minh rằng công ty đang phát triển rất tốt. Từ bản báo cáo và kết quả đánh giá này rất có thể sẽ thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư về cho doanh nghiệp.
5. Doanh thu tài chính có gì khác với chi phí tài chính?
Doanh thu tài chính là khoản doanh thu có được từ các hoạt động đầu tư tài chính, tiền lãi và lợi nhuận được chia, cổ tức,... Trong doanh nghiệp doanh thu từ hoạt động tài chính được kế toán hạch toán theo tài khoản 515.
Như vậy chúng ta thấy, khác với Tài khoản 635 là chi phí tài chính thì TK 515 lại là doanh thu từ hoạt động tài chính.
6. Nghiệp vụ hạch toán chi phí tài chính bạn có thể tham gia học ở đâu?
Hiện nay khi mà nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp được hình thành và phát triển tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ. Việc theo học các khối ngành kinh tế đã và đang trở thành xu hướng chung của giới trẻ với mong muốn ra trường có thể tìm cho mình một công việc ổn định có mức thu nhập hấp dẫn.
Hiểu được tâm lý này thì các cơ sở đào tạo cụ thể là có rất nhiều các Trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước đã đưa ngành học này vào chương trình đào tạo của cơ sở mình. Tuy nhiên thì các em học sinh và bậc cha mẹ đang phải đối mặt với nỗi lo rằng không biết nên chọn cơ sở nào để có được chất lượng đào tạo tốt nhất.
Chuyên ngành kế toán hiện nay được phổ biến, trong đó nhiệm vụ chính của nó là hạch toán chi phí và doanh thu tính ra lãi và lỗ của doanh nghiệp, vì vậy đây là ngành học khá là phức tạp đòi hỏi các bạn học sinh cần phải có những kiến thức cũng như sự am hiểu chuyên sâu về ngành học này, việc hạch toán các chi phí có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Vì vậy nếu bạn muốn theo đuổi nghề này thì cần phải có sự tỉnh táo và cẩn thận thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Một số cơ sở được đánh giá là có chất lượng đào tạo giảng dạy tốt nhất đó là: Trường Đại học Tài chính- Marketing, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Học viện ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng,...
Ngoài ra nếu các bạn đã đi làm và muốn học nâng cao nghiệp vụ này thì có thể theo học các khóa đào tạo của các trung tâm đào tạo nghề, đây cũng là một cách hay để bạn có thể cân đối giữa việc học và làm đấy.
Phần nội dung trên đây đã khép lại bài viết này của tôi, qua bài viết tôi muốn truyền tải những kiến thức bổ ích nhất để các bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn chính xác. Câu hỏi Học đại học từ xa có tốt không có lẽ cũng đã có đáp án rõ ràng dành cho mọi người. Hãy dựa vào từng điều kiện và khả năng của mình để quyết định việc theo học hình thức học nào nhé. Hãy tham khảo thêm những thông tin bổ ích tại viecday365.com, chắc chắn sẽ còn nhiều thú vị đang chờ bạn khám phá. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của chính mình.