Business Administration là gì? Thông tin từ A đến Z về Business Administration

Tác giả: Cát Tường 04-05-2024

Business Administration là một thuật ngữ quen thuộc đối với những ai học các khối ngành về kinh doanh hoặc những chuyên ngành về nhà hàng, khách sạn. Vậy định nghĩa về Business Administration được hiểu như thế nào? Bạn hãy cùng với viecday365.com khám phá và tìm hiểu về cụm từ Business Administration nhé!

Việc Làm Nhân Viên Kinh Doanh

1. Bạn đã biết khái niệm của từ Business Administration là gì chưa?

Chúng ta hãy cùng làm quen với thuật ngữ này bằng cách bóc tách cụm từ trên thành hai từ đơn lẻ. “Business” dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là kinh doanh, buôn bán, thương mại, công việc, công tác. “Administration” dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là sự quản lý, sự quản trị, sự điều khiển, sự giám sát, sự cai trị. Cụm từ Business Administration chúng ta có thể hiểu nôm na là sự quản trị, quản lý, điều hành một công việc kinh doanh, một cơ sở kinh doanh, dịch vụ kinh doanh.

Xem thêm: Việc làm quản lý nhà hàng

Business Administration là gì?

Ngành Business Administration là một ngành thuộc khối kinh tế được nhiều bạn trẻ quan tâm và có định hướng thi vào ngành này nhất. Khi tham gia vào học ngành này các bạn sẽ được đào tạo tư tưởng chính trị vững vàng, đào tạo chuyên môn sâu kiến thức kinh doanh và bổi dưỡng cho sinh viên những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng tổ chức, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp,… nhằm mục đích tạo ra những thế hệ sinh viên có đạo đức tốt, thành đạt, tự tin tham gia vào các tổ chức, doanh nghiệp lớn, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của nhà tuyển dụng và giành vị trí xuất sắc trong các nhiệm vụ công việc được giao.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên sẽ có khả năng thương lượng, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh, kiểm tra và giám sát những kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, đề ra các phương hướng, chiến lược kinh doanh, mở rộng đường hướng và cách thức phát triển kinh doanh, hoặc có thể khởi nghiệp, tự xây dựng và phát triển sự nghiệp kinh doanh của chính mình.

Ngành quản trị kinh doanh không giống như một số ngành khác, trong ngành quản trị kinh doanh lại có những chuyên ngành nhỏ khác bởi ngành quản trị kinh doanh là một ngành có kiến thức và lĩnh vực đào tạo trải dài và rộng. Trong ngành quản trị kinh doanh có những chuyên ngành khác về quản trị là: ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, ngành quản trị kinh doanh quốc tế, ngành marketing và ngành quản trị kinh doanh thương mại.

Xem thêm: Ngành Marketing học trường nào

1.1. Ngành quản trị kinh doanh tổng hợp

Là một chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh, những sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh tổng hợp sẽ được đào tạo những kiến thức bao quát, tổng hợp về lĩnh vực kinh doanh, có khả năng đảm nhận những công việc về giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh cho các cơ quan, công ty, tổ chức, doanh nghiệp lớn nhỏ, có khả năng phân bố nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch đã đưa ra nhắm đến hoàn thành mục tiêu. Những người làm ở vị trí quản trị sẽ có trách nhiệm lập ra các kế hoạch, đường lối và tổ chức các hoạt động cho nhân viên tham gia triển khai, hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.

Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

1.2. Ngành quản trị kinh doanh quốc tế

Ngành quản trị kinh doanh quốc tế không phải là một ngành có tuổi đời lâu năm như các ngành quen thuộc khác mà chúng ta đã được biết, ngành quản trị kinh doanh quốc tế là một chuyên ngành khá là mới mẻ và cũng mới “nổi” trong những năm gần đây. Đây là một chuyên ngành lĩnh vực kinh doanh mang bản chất của tính toàn cầu hóa với kiến thức đào tạo bao hàm rộng lớn. Các bạn học sinh muốn thi đỗ chuyên ngành này cần có khối kiến thức nền rộng và vững vàng. Ngành này đang cần tuyển khối lượng nhân sự cao có chuyên môn vững chắc và trình độ tay nghề cao.

Xem thêm: Ngành kinh doanh quốc tế

1.3. Ngành marketing

Marketing là một ngành nghề vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức công ty nào. Các sản phẩm của công ty muốn được bán ra nhiều nhất định cần có đội ngũ marketing truyền thông sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng để khiến khách hàng quan tâm, biết đến sản phẩm. Bởi vậy, ngành marketing là một chuyên ngành đào tạo sinh viên có thể đề ra những đường lối, phương hướng cho công ty để công ty có thể bán ra được nhiều sản phẩm, thu về lợi nhuận bằng việc marketing sẽ nghiên cứu thị hiếu của khách hàng, nghiên cứu giá thành, thị trường, báo cáo và phản hồi để có những bước đi trong phương thức quảng bá, quảng cáo sản phẩm. Cơ hội việc làm Marketing rất rộng mở.

1.4. Ngành quản trị kinh doanh thương mại

Ngành quản trị kinh doanh thương mại là ngành mà đào tạo cho sinh viên khả năng làm việc trong các công ty thương mại trong và ngoài nước, có kiến thức chuyên môn vững vàng về hoạt động kinh doanh thương mại hiện đại, có thể tham gia vào tham mưu cho lãnh đạo công ty về quản trị hoạt động kinh doanh thương mại. Đây cũng là một ngành thu hút số lượng lớn sinh viên bởi các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao.

Tìm việc làm nhanh

2. Học ngành Business Administration ra trường có dễ xin việc không?

Những việc làm thuộc khối ngành kinh tế như Business Administration (quản trị kinh doanh) sẽ có nhiều yếu tố phụ thuộc vào nền kinh tế chung của nhà nước Việt Nam ta và cũng như tùy thuộc vào từng tỉnh, thành phố, vùng miền khác nhau trên cả nước. Hiện tại thì các doanh nghiệp cũng chưa có đủ nhân sự cũng như vẫn cần tuyển dụng lực lượng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm vững vàng, có thể hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc và khiến cho công việc phát triển, hiệu quả. Bởi vậy trong 4 năm tới cũng như trong tương lai, ngành quản trị kinh doanh vẫn được các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo và những cơ sở tuyển dụng vẫn có nhu cầu tuyển dụng như các ngành nghề khác.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành

Thay vào việc đặt câu hỏi ngành này có dễ tìm việc làm không, các bạn học sinh, sinh viên nên chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng, tích lũy chuyên sâu về chuyên môn trong những năm học tại Giảng đường và có sự linh hoạt, thích ứng với môi trường làm việc, tiếp xúc với môi trường thực tế của các doanh nghiệp từ sớm để thể nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm của bản thân, giúp bản thân có tỷ lệ cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn cao hơn và khiến mình dần trở thành một nhà lãnh đạo, quản lý giỏi trong tương lai.

Ngành nghề nào cũng sẽ có những đòi hỏi và khó khăn trong công việc theo cách riêng, quan trọng là bạn có chịu học hỏi cần mẫn, đam mê để khiến bản thân trở nên ưu tú, chuyên nghiệp, thành công hơn không.

Xem thêm: Mô hình Canvas

3. Học Business Administration (quản trị kinh doanh) ở đâu?

Business Administration là một ngành nghề khá “hot” và có nhu cầu tuyển dụng cao với những nghề nghiệp đa dạng, môi trường làm việc phong phú ở nhiều địa điểm. Vì vậy ở tại Việt Nam, các trường Đại học cũng đẩy mạnh đào tạo và có chủ trương huấn luyện chuyên ngành này và tuyển sinh cho sinh viên các khóa phổ biến và rộng rãi. Ở miền Bắc và miền Nam có rất nhiều trường Đại học cho bạn thuận tiện trong việc chọn nơi đăng ký học Đại học gần với bạn nhất. Vậy đó là trường nào hãy cùng liệt kê các Trường Đại học có ngành Business Administration (quản trị kinh doanh) nhé!

3.1. Các trường Đại học khu vực miền Bắc

Các trường Đại học đào tạo ngành học Business Administration ở khu vực miền Bắc là:

+ Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)

+ Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

+ Trường Học viện Ngân hàng

+ Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam

+ Trường Học viện Tài chính

+ Trường Đại học Công đoàn

+ Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

+ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

+ Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

+ Trường Đại học Điện lực

+ Trường Đại học Giao thông vận tải

+ Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

+ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Các trường Đại học đào tạo ngành

+ Trường Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)

+ Trường Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)

+ Trường Đại học Lâm nghiệp

+ Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội

+ Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

+ Trường Đại học Thủy lợi

+ Trường Đại học Thương mại

+ Trường Viện Đại học Mở Hà Nội

+ Trường Đại học Đông Đô

+ Trường Đại học Phương Đông

+ Trường Đại học Thăng Long

+ Trường Đại học Đại Nam

+ Trường Đại học FPT (Cơ sở Hà Nội)

+ Trường Đại học Hòa Bình

+ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

+ Trường Đại học Nguyễn Trãi

+ Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà

+ Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

+ Trường Đại học Thành Tây

+ Trường Đại học Thành Đô

+ Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

Xem thêm: Học kinh tế ngành nào tốt nhất

3.2. Các trường Đại học khu vực miền Nam

Các trường Đại học đào tạo chuyên ngành Business Administration ở khu vực miền Nam là:

+ Trường Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

+ Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Học viện Hàng không Việt Nam

+ Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Học ngành business administration tại đâu?

+ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở phía Nam

+ Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Sài Gòn

+ Trường Đại học Tài chính - Marketing

+ Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Tôn Đức Thắng

+ Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

+ Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Hoa Sen

+ Trường Đại học Hùng Vương

+ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

+ Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

+ Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

+ Trường Đại học Văn Hiến

+ Trường Đại học Văn Lang

Việc làm quản trị kinh doanh

4. Học ngành Business Administration ra trường sẽ được làm giám đốc?

Khi nghe cụm từ “ngành quản trị kinh doanh” chắc mọi người sẽ khi học xong sẽ ra làm các vị trí quản lý, quản trị cho công ty như làm CEO, giám đốc, phó giám đốc. Nhưng trên thực tế không phải như vậy, điều đó còn phụ thuộc vào việc bạn có kinh, năng lực, tài lãnh đạo tốt hay không để đáp ứng được yêu cầu của vị trí giám đốc.

Học ngành quản trị kinh doanh đều ra làm giám đốc? 

Sau khi học xong ngành Business Administration bạn có thể đảm đương nhiều công việc, vị trí như sau:

+ Chuyên viên tại các phòng ban của doanh nghiệp như phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch

+ Tự mở công ty và điều hành doanh nghiệp của chính mình

+ Làm giảng viên ngành Business Administration tại các trường Đại học hoặc trường Cao đẳng

+ Làm trưởng nhóm, tổ trưởng các bộ phận trong các phòng ban thuộc khối kinh doanh

+ Làm giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc điều hành, làm quản lý khi đã có đủ kinh nghiệm và kỹ năng xử lý công việc.

Xem thêm: Việc làm digital marketing

5. Những yêu cầu nào đối với người học ngành Business Administration?

Mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu và đặc thù riêng đòi hỏi người học có những tố chất, kỹ năng cần thiết đảm bảo trong quá trình học sẽ có những thuận lợi, sự phát triển phù hợp với tính cách, trình độ bản thân. Vậy ngành Business Administration có gì đặc biệt, bạn hãy cùng viecday365.com tìm hiểu nhé!

5.1. Có niềm yêu thích lĩnh vực kinh doanh

Với ngành quản trị kinh doanh này người học sẽ được đào tạo chuyên môn về kinh doanh vậy nên ngành học yêu cầu sinh viên tự học và nghiên cứu về lĩnh vực này nhiều, nếu bạn không phải một người ham mê kinh doanh bạn sẽ không thể dành nhiều thời gian cho ngành học.

Xem thêm: Việc làm kinh doanh thời trang

5.2. Giỏi ngoại ngữ và tin học

Đối với mỗi sinh viên tốt nghiệp Đại học, yêu cầu về ngoại ngữ và tin học luôn được các nhà  tuyển dụng đặt trong yêu cầu công việc. Và ngành quản trị kinh doanh lại càng yêu cầu sinh viên cần phải có vốn kiến thức tốt về giao tiếp ngoại ngữ và kỹ năng tin học thành thạo bởi môi trường làm việc tương lai sẽ tiếp xúc nhiều với người nước ngoài và cần sử dụng máy tính, phần mềm để soạn thảo, chuyển giao tài liệu, kế hoạch nhiều.

Tìm việc làm chuyên viên kinh doanh

5.3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Là một người trong tương lai có thể thăng tiến đến các vị trí lãnh đạo, quản lý nhân viên, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thể hiện quan điểm một cách hiệu quả, dễ hiểu tới tất cả mọi người, vì vậy nếu bạn là một người hoạt ngôn, thích giao tiếp, hướng ngoại, có khả năng truyền đạt ý tưởng và quan điểm tốt thì đây là ngành học dành cho bạn.

Những yêu cầu trong ngành

Giờ đây bạn đã có nhiều thông tin về Business Administration, để tìm hiểu thêm về những thuật ngữ cũng như cẩm nang nghề nghiệp khác bạn có thể truy cập vào trang web viecday365.com để đọc thêm những bài viết khác nhé!