Entrepreneur là gì? Điều cần có ở Entrepreneur là gì?

Theo dõi viecday365 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả viecday365.com Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 15-04-2024

Entrepreneur là gì mà lại trở nên thịnh hành đến vậy? Trên thực tế thì thuật ngữ này xuất hiện từ rất lâu trước, bản thân nó là tiếng Anh nhưng lại có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Và các bạn có thể hiểu nó có nghĩa là người khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên thế nào là người khởi sự kinh doanh. Những kỹ năng vàng của một Entrepreneur là gì? Là điều chưa chắc các bạn đã biết. Hãy tham khảo bài viết để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất nhé!

Tìm việc nhân viên kinh doanh

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

 

1. Khái niệm Entrepreneur là gì?

Có lẽ các bạn đã từng nghe đến khá nhiều thuật ngữ Entrepreneur từ các kênh truyền thông báo chí rồi, bởi nó được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Tuy nhiên để hiểu được bản chất của nó thì trước tiên các bạn cũng cần phải biết rằng, Entrepreneur – khởi sự kinh doanh được từ điển Webster Dictionary, đưa ra nội dung khái niệm khá cụ thể. Đó là chỉ người tổ chức hoặc quản trị các doanh nghiệp, đam mê thực hiện các công việc kinh doanh mà chứa nhiều rủi ro cũng như thử thách trên thị trường.

Đọc thêm: Startup là gì

Khái niệm Entrepreneur là gì?
Khái niệm Entrepreneur là gì?

Bên cạnh đó cũng có nhiều chuyên gia đưa ra định nghĩa Entrepreneur - khởi sự kinh doanh là người trực tiếp tạo dựng nên một công việc kinh doanh mới. Là người thực hiện việc kinh doanh để kiếm tiền có tính rủi ro.

Tóm lại, các bạn có thể hiểu đơn giản Entrepreneur là người đảm nhận vai trò tạo dựng, khởi sự doanh nghiệp mới và phát triển nó cùng với những rủi ro nhất định của thị trường. Điều đặc biệt của các Entrepreneur là luôn năng động, hết mình trong việc tạo dựng sự nghiệp kinh doanh bằng những phương pháp quản trị của mình để phát triển tổ chức và hoạt động kinh doanh. Thậm chí họ còn là người trực tiếp tạo dựng văn hóa đổi mới trong kinh doanh và doanh nghiệp.

2. Điều cần có ở người khởi sự kinh doanh - Entrepreneur là gì?

Có lẽ các bạn cũng thấy rằng, vai trò là một cá nhân tạo dựng công việc kinh doanh mới thì chắc chắn rằng đây là vị trí vô cùng quan trọng, cần phải sở hữu nhiều kỹ năng vàng thì mới có thể vượt qua được mọi thử thách và khó khăn của thị trường rồi vươn lên một tầm cao mới đúng không? Tiếp tục tham khảo thêm nội dung tiếp theo để thấy được những yếu tố tạo nên một Entrepreneur thành công là gì nhé!

2.1. Phẩm chất cá nhân

Đối với thị trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, cơ hội nhiều mà thử thách và rủi ro cũng không phải là ít. Trong khi đó việc điều hành hay quản trị kinh doanh cũng không phải là chuyện đơn giản. Các bạn sẽ phải qua không biết bao nhiêu là trông gai thì mới đạt được những điều mà mình mong muốn. Nếu bạn thực sự muốn đương đầu với những điều này thì hẳn các bạn cần phải xác định được bản thân của mình sở hữu những điều sau:

Điều cần có ở người khởi sự kinh doanh - Entrepreneur là gì?
Điều cần có ở người khởi sự kinh doanh 

- Tinh thần lạc quan: Một trong những phẩm chất mà bạn cần phải, bởi nó sẽ giúp bạn có được những suy nghĩ mới mẻ và hướng đi tích cực hơn so với những người bi quan. Sẽ tuyệt biết bao nhiêu nếu như bạn sẽ nhìn thấy được những điều tốt đẹp hơn là những điểm xấu. Tuy nhiên các bạn cũng không vì vậy mà trở thành người mộng mơ nhé, hãy lạc quan nhưng thực tế.

- Tầm nhìn chiến lược: Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình “Tầm nhìn của bạn là bao xa?” chưa? Nếu như bạn biết được câu trả lời của mình ở mức độ nào thì tôi tin rằng bạn sắp thành công rồi đó. Bởi trong kinh doanh bạn cần phải nhìn được mọi thứ phía trước rõ ràng, để khi thực hiện sẽ được hiệu quả hơn.

- Chủ động: Luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu cũng chính là “tác dụng phụ” của một người có tính chủ động cao. Sẽ không cần ai thôi thúc mình làm việc chăm chỉ, phấn đấu thì tự bản thân của mình vẫn dốc sức để hoàn thành công việc.

- Khao khát nắm quyền kiểm soát: Có thể nói đây là tố chất của một lãnh đạo, một người có thể lay chuyển được mọi thứ theo đúng quỹ đạo. Việc kinh doanh cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Xem thêm: Phong cách lãnh đạo

- Nỗ lực và sự kiên trì: Sau khi bạn luôn nỗ lực phấn đấu bản thân thì khi đó cũng là lúc mà bạn có được kết quả tốt đẹp, sự tích cực cùng với khả năng nỗ lực thì bạn sẽ trở thành Entrepreneur thực thụ ngay thôi.

- Chấp nhận rủi ro: Nếu đã hiểu được phần nào về bản chất của Entrepreneur là gì? Thì có lẽ các bạn cũng biết đây là công việc mạo hiểm, chứa nhiều rủi ro và thử thách nên đôi khi bạn cũng cần xác định trước cho bản thân của mình.

- Khả năng phục hồi: Sẽ thật khó nếu như bạn không thể tự mình an ủi bản thân sau những lần vấp ngã. Hãy luôn tự nhủ với bản thân rằng, mọi sự nỗ lực và cố gắng đều có câu trả lời hoàn hảo.

Việc làm startup

2.2. Kỹ năng tương tác

Đây là điều mà bất cứ một nhà điều hành, lãnh đạo nào cũng cần có, cũng là điều mà Entrepreneur cần phải sở hữu. Và kỹ năng sẽ hoàn hảo nhất nếu như hội tụ đủ 4 yếu tố: Khả năng lãnh đạo và biết cách tạo động lực, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và đạo đức.

Khi đó bạn sẽ rất dễ dàng thấu hiểu được khách hàng, đối tượng mục tiêu và tiềm năng, đó chính là những lợi thế trong kinh doanh. Đó cũng đều là những kỹ năng vàng mà bạn cần phải rèn luyện, nếu thực sự mong muốn được trở thành Entrepreneur tài ba.

Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo của ENtrepreneur
Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo của ENtrepreneur

2.3. Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo

Một trong những điều khiến nhà lãnh đạo điều hành tốt hơn chính là nhờ vào khả năng sắp xếp logic phương pháp quản trị của mình. Đôi khi sự sáng tạo lại mang đến đường đi nước bước mới lạ và có hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên tư duy logic cùng với sự sáng tạo cần phải rèn luyện chăm chỉ với thời gian, không phải ai cũng tự nhiên mà có.

Xem thêm: Cảm hứng là gì?

2.4. Kỹ năng thực hành

Nghĩ là một chuyện và làm nó lại là chuyện khác, các bạn có suy nghĩ tuyệt vời nhưng khi thực hiện lại không đúng như tính toán thì đó chưa phải là một Entrepreneur có thể thành công. Sau nhiều lần thất bại hoặc không nhưng điều đầu tiên mà các bạn cần biết đó chính là phải thực hành được nó một cách tốt nhất.

Kỹ năng thực hành của ENtrepreneur
Kỹ năng thực hành của ENtrepreneur 

Sau tất cả thì câu trả lời chính xác vẫn là ở chính bạn!

3. Các bước để trở thành một người khởi sự kinh doanh - Entrepreneur tiềm năng

Với những tố chất hay phẩm chất được nêu ở về người khởi sự kinh doanh trên chính là nền móng, là cơ sở vững chắc để các bạn có thể đương đầu với mọi thử thách cũng như khó khăn trong việc tạo dựng kinh doanh mới của mình. Còn những nội dung chia sẻ dưới đây mới là các bước mấu chốt, trực tiếp giúp bạn trở thành Entrepreneur hoàn hảo.

3.1. Biết và phân tích lĩnh vực kinh doanh của bạn

Bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng có những đặc thù riêng, nhưng chắc chắn rằng sau khi đã có được ý tưởng kinh doanh rồi thì bạn cần biết chính xác đối tượng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là ai?, phân khúc thị trường là gì? Họ có thói quen mua sắm thế nào? Liệu đó có phải là đối tượng phù hợp và sẽ tiềm năng đối với mình không? Sau đó đến đối thủ, họ là ai? Họ đang có lợi thế ra sao? Điểm yếu của họ là gì? Liệu mình có dễ đàng đánh bại được họ hay không?

Nếu như các bạn tìm được hết câu trả lời cho câu hỏi trên thì có lẽ các bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh của mình. Và đương nhiên việc khởi sự kinh doanh của bạn cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Đó không phải là điều mà bạn có thể bỏ qua đâu, hãy nhớ tìm thật kỹ cho mình những lời giải đáp của các câu hỏi trên nhé.

Việc làm quản lý điều hành

Lập kế hoạch hiệu quả  - Entrepreneur tiềm năng
Lập kế hoạch hiệu quả  - Entrepreneur tiềm năng

3.2. Viết kế hoạch kinh doanh của bạn

Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo là dựa trên một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn, có yếu tố thành công ở trên đó. Tuy nhiên để viết nên được một chiến lược hay kế hoạch kinh doanh xuất sắc thì không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để các bạn có thể tham khảo:

Tóm tắt nội dung – Giống như việc bạn sẽ viết về hồ sơ của công ty cùng các mục tiêu bạn đề ra.

Mô tả Công ty – Hãy thể hiện nó thật nổi bật, có nhiều điểm hấp dẫn.

Phân tích thị trường – Chính là nội dung của các câu trả lời ở phần câu hỏi đã chia sẻ ở trên.

Tổ chức và Quản lý – Là việc mà bạn cần phải nắm rõ và thể hiện rõ các cơ cấu doanh nghiệp của mình.

Dịch vụ hoặc Dòng sản phẩm – Hãy để khách hàng họ thấy được những lợi ích mà họ có được sau khi mua/ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Tiếp thị & Bán hàng – Đừng tiếc một khoản cho việc đầu tư quảng cáo tiếp thị, bởi thị trường kinh doanh hiện nay cũng khá cạnh tranh, bạn là nhân tố mới thì đương nhiên cũng cần phải biết đầu tư hơn. Để nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình là điều không thể bỏ qua.

Việc làm bán hàng

Dự báo tài chính – Bạn cần phải có phạm vi ngân sách tài chính, khi đó việc kinh doanh cũng sẽ không bị vượt quá phạm vi tài chính.

 Entrepreneur tiềm năng
 Entrepreneur tiềm năng

3.3. Tăng sức hút

Cuối cùng, Entrepreneur cần chắc chắn hơn về việc khởi sự kinh doanh của mình có hoàn hảo hay không thì các bạn cũng cần phải nắm rõ được nguyên tắc bất thành văn của việc kinh đoanh chính là sự thu hút. Hãy lên chiến lược kỹ càng cho việc này, bạn sẽ thành công nhanh thôi.

Xem thêm: Cách thu hút khách hàng đến cửa hàng

Tuy nhiên bạn cần phải khởi chạy sẵn cơ sở khách hàng có sẵn, cho họ thấy rằng sản phẩm/ dịch vụ của mình đáng để họ mua tiếp. Khi đó bạn đã xây dựng được một lượng khách hàng nhất định. Dần dần bạn sẽ nhắm đến những vị trí cao hơn và thực hiện tham vọng của mình, chính là dùng ưu điểm của sản phẩm/ dịch vụ để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Sau một thời gian chinh chiến thì kết quả kinh doanh của bạn cũng sẽ có kết quả tốt đẹp ngay thôi.

Có thể bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, không nên hành động hấp tấp mà nên tập trung vào việc xây dựng nền tảng vững chắc trước để có thể thực hiện những công việc sau đó tốt hơn. Và câu trả lời vẫn ở chính bạn. Hy vọng những chia sẻ về “Entrepreneur là gì?” đã mang lại nhiều hữu ích đến bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3054 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT