BOM là gì? - Ý nghĩa của khái niệm BOM trong kinh doanh
Tác giả: Bảo Vy 29-05-2024
BOM là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành kinh doanh quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải làm chủ cũng như kiểm soát thật kỹ càng. Tuy khái niệm không còn quá mới mẻ, nhưng chắc hẳn vẫn có nhiều người chưa biết BOM là gì và giá trị của nó như thế nào. Hãy cùng viecday365.com đi sâu vào nghiên cứu vấn đề thú vị này nhé!
1. Giải thích khái niệm “BOM là gì?”
BOM là viết tắt của thuật ngữ Bill of Materials trong tiếng Anh, có thể dịch sang tiếng Việt là định mức nguyên vật liệu, hay hóa đơn nguyên vật liệu. Như vậy có thể dễ dàng hiểu được định nghĩa BOM là gì, thì nó chính là bản danh sách giúp thống kê đầy đủ những vật liệu cần dùng trong bất kỳ một quy trình kinh doanh, sản xuất nào đó. Danh sách này bao gồm tên của thiết bị, vật liệu, số lượng, cũng như giá tiền hay một số lưu ý khác.
Tương tự như các loại hóa đơn khác, BOM với việc liệt kê những thông số cụ thể, giúp bên quản lý có thể kiểm soát vật liệu tốt hơn. Điều này sẽ giúp hoạt động sản xuất trở nên minh bạch, rõ ràng, cũng như không để xảy ra hiện tượng thất lạc hay thiếu sót trang bị. Việc khai kê này không đơn thuần chỉ để lưu hành nội bộ giữa các cấp của doanh nghiệp, mà còn có thể giúp tương tác qua lại giữa các công ty trong hợp tác kinh doanh.
Thông thường, BOM sẽ là một công cụ thiết yếu trong một dây chuyền sản xuất bất kể từ nhỏ đến lớn. Đây có thể coi như một bản thông báo, giúp tương tác giữa các cấp bậc, hay đối tác, để mọi bên có thể biết nguyên vật liệu cần dùng trong sản xuất là những gì, giá trị của từng loại là bao nhiêu,... Sau đó, bên liên quan sẽ có nhiệm vụ xuất kho (nếu dụng cụ có sẵn), hoặc xuất chi phí mua (nếu cần mua nguyên vật liệu từ bên khác). Lưu ý, những hoạt động này cần thực hiện chính xác để quy trình sản xuất không bị gián đoạn, cũng như không gây tổn thất về bất kỳ khía cạnh nào.
Có thể lấy một ví dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung:
Một công ty chuyên sản xuất giày bóng đá thì sẽ có bản định mức vật liệu hay BOM là gì? Chính là liệt kê ra những nguyên liệu hình thành như đế giày, đinh bám, vải hoặc da giày, dây buộc,... Nếu có những vật liệu cần nhập từ bên ngoài thì cũng cần liệt kê đầy đủ số lượng, chi phí để bản kê khai hoàn chỉnh và rõ ràng.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Công cụ thành công trên mọi mặt trận
2. Ý nghĩa, đặc điểm và cách phân loại BOM
BOM như đã nói ở trên là một công cụ vô cùng hữu ích cho các doanh nghiệp. Hãy cùng đi sâu hơn để biết cụ thể giá trị của BOM là gì cũng như các hình thức của hóa đơn này.
2.1. Những đặc tính của BOM
BOM là một giải pháp để giúp việc làm tính toán chi phí, hay quản lý nguyên vật liệu cho một quy trình sản xuất cụ thể trở nên chính xác và dễ dàng hơn rất nhiều. Đây cũng như một cách lên kế hoạch, giúp doanh nghiệp có thể dự trù, ước lượng số vốn cần bỏ ra. Từ đó, hoàn toàn có thể tính được chênh lệch năng suất, cũng như lợi nhuận khi giao dịch. Ứng dụng của BOM là một trong những bước giúp cấu thành nên toàn bộ hoạt động của một hệ thống, liên kết với những tính năng khác.
Xem thêm: Nắm trong tay kỹ năng của nhân viên kinh doanh giúp bạn thành công
2.2. Giá trị BOM đem lại cho doanh nghiệp là gì?
Bản định mức vật liệu này không còn quá lạ lẫm và đã được các doanh nghiệp áp dụng từ lâu. Vậy giá trị của nó lớn đến nhường nào mà lại được coi trọng đến vậy?
- Vì đây là bản kê khai chi tiết nên BOM có thể giúp ích cho việc tính toán và dự trù khi thiết lập kế hoạch mua bán nguyên liệu thô trở nên chính xác hơn. Mọi nguồn và hàng nhập lúc này sẽ có đầy đủ dữ liệu, giúp công việc liên hệ, giao dịch, hay lấy hàng sẽ nhanh chóng hơn. Ngoài ra, cũng hạn chế tối đa khả năng bị dư thừa và gây tồn đọng hoặc bị thiếu so với yêu cầu.
- Qua việc tính toán, ước lượng kinh phí, công ty có thể dễ dàng đưa ra quyết định xem mức giá đó có phù hợp để đầu tư hay không. Nếu quá cao thì có thể xem xét thay đổi sao cho hợp lý. Ngược lại, chi phí đó lại quá hời, thì sẽ bắt tay vào thực hiện luôn.
Ví dụ, công ty sản xuất bánh kẹo A, đang cần nhập đường từ bên công ty B. Tuy nhiên, theo giá từ BOM đưa ra sau khi thương thảo và khảo sát thì thấy bên C lại bán rẻ hơn bên B đến 20% mà chất lượng tương đương. Dĩ nhiên, lúc này doanh nghiệp A sẽ không hợp tác với bên B nữa mà chuyển qua C.
- Với hoạt động liệt kê trong BOM, việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng sẽ tốt hơn. Lúc này, những thông tin về số lượng dụng cụ, vật liệu đã được dùng, hay còn tồn đọng đều được kiểm soát và nắm bắt.
- Lên kế hoạch về BOM hơn thế nữa còn giúp các bên có thể theo dõi toàn bộ quy trình làm việc và sản xuất. Tức là, mọi số lượng, loại vật liệu đầu tiên sẽ được thông qua và bắt đầu tiến hành. Sau đó, trong quá trình làm việc, cấp trên có thể quan sát xem mọi vật tư có được kê khai đúng và đủ như thực tế hay không. Từ đó, không còn xảy ra vấn đề như cắt xén, hay lãng phí, mà mọi vật liệu sẽ được áp dụng vào đúng mục đích, quy định.
- Thống kê BOM ngoài ra còn liên quan đến những hồ sơ, giấy tờ khác của sản phẩm, đem lại sự xác thực khi kiểm duyệt qua các cấp, hoặc đưa ra thị trường. Nhờ vậy mà công tác quản lý cũng sẽ thuận tiện và đơn giản hơn nhiều.
Xem thêm: Việc làm bán hàng
2.3. Các hình thức BOM hiện nay
Hóa đơn vật liệu thường được xếp thành 3 loại để phù hợp với hoạt động kinh doanh:
- BOM sản xuất, còn gọi cách khác là mBOM. Đây là hình thức định mức sử dụng khi mà doanh nghiệp yêu cầu thông tin về toàn bộ các bộ phận, vật tư cần thiết để cấu tạo nên sản phẩm cuối cùng.
- BOM kỹ thuật - eBOM là loại được sử dụng và phát triển riêng trong giai đoạn thiết kế sản phẩm.
- Loại cuối cùng là BOM bán hàng, sBOM. Đây là hình thức để thể hiện các nguyên vật liệu, chi tiết trước khi sản phẩm được lắp ráp và hoàn thiện đầy đủ nhất.
3. Cơ cấu hình thành của BOM
Về cơ bản, BOM chính là sự thể hiện các thứ bậc vật liệu khi hoàn thiện thành phẩm. Những thông tin này bao gồm mã sản phẩm, nguồn gốc, số lượng, hay các số liệu kỹ thuật liên quan. Thường thì BOM sẽ được dựa trên hai phương pháp chính sau:
- Sử dụng định mức vật liệu một cấp
Đây là bản liệt kê sơ khai và đơn giản nhất với việc chỉ áp dụng khi sản xuất duy nhất một sản phẩm. Với hình thức BOM này thì các nguyên, vật liệu sẽ được chia ra thành từng cụm nhất định, đại diện cho bộ phận, quy trình cụ thể. Qua đó, số lượng và chi phí của trang bị sẽ được tính toán tương ứng, và đồng thời các thông tin cũng sẽ chỉ hiển thị duy nhất một lần.
Phương pháp này do rất cơ bản nên sẽ không thể được áp dụng đối với những sản phẩm phức tạp, nguyên nhân là do không thể thể hiện được mỗi liên kết giữa các bộ phận với nhau. Trong trường hợp sản phẩm gặp lỗi, sẽ rất khó để thông qua BOM cấp một mà có thể tìm ra sự thay thế cho nguyên vật liệu.
- Sử dụng BOM đa cấp
Ngược lại với bản kê khai cấp một, đây là hóa đơn giúp thể hiện chi tiết và cụ thể mọi thông tin trong toàn bộ quá trình sản xuất. Chính vì thế đây là phương pháp được áp dụng phổ biến, cũng như đa dụng hơn.
Hy vọng chia sẻ về khái niệm “BOM là gì?” của viecday365.com sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn nền tảng thiết lập kế hoạch kinh doanh nhé!