Tìm hiểu quy trình sơn Epoxy chuẩn các bước chuyên nghiệp

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 29-05-2024

Là một trong những dòng sơn chất lượng, lý tưởng nhất hiện nay, do đó sơn Epoxy được ứng dụng trong nhiều công trình như khu công nghiệp, nhà xưởng,... Tuy nhiên, thi công sơn Epoxy như thế nào cho đúng cách? Các chuyên gia khuyên bạn nên triển khai công đoạn thi công theo đúng các bước trong quy trình sơn Epoxy. Quy trình sơn Epoxy đảm bảo chất lượng và hiệu quả sau quá trình thi công, hạn chế những rủi ro, sai sót và khuyết điểm không đáng có.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm kỹ thuật viên sơn

1. Chuẩn bị gì trước khi thi công sơn Epoxy?

Trước tiên, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi vào thi công chính thức sơn Epoxy. Việc chuẩn bị giúp qáu trình triển khai thuận lợi, suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Chuẩn bị gì trước khi thi công sơn Epoxy?
Chuẩn bị gì trước khi thi công sơn Epoxy?

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin chi tiết về quy trình sơn tĩnh điện hiệu quả

1.1. Xem xét và đánh giá hiện trạng bề mặt thi công

Bề mặt sàn bê tông rất cần được đảm bảo trước khi quá trình thi công sơn Epoxy bắt đầu diễn ra. Do đó, trước hết bạn cần kiểm tra và đánh giá thực trạng bề mặt sàn, đặc biệt là yếu tố về độ ẩm. Bởi vì, độ ẩm là một trong những nhân tố có tác động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sơn sau này. Nếu mức độ ẩm của sàn vượt cho phép, thì hậu quả rất dễ bị gặp vấn đề bong tróc. Trong trường hợp kiểm tra mà thấy độ ẩm sàn quá lớn, bạn có thể xử lý bằng cách phủ thêm một lớp vữa lên phía trên sàn.

Ngoài ra, thông số về mác bê tông, hay hiểu đơn giản là cường độ chịu nén cũng phải đảm bảo đạt tối thiểu 25N/mm2. Tại sao cần kiểm tra và đánh giá hiện trạng của sàn bê tông? Bởi lẽ điều này sẽ giúp gia tăng hiệu quả bám dính của sơn. Trên cơ sở đó, giúp cho chất lượng sơn sau khi thi công ổn định bền vững, mặt khác khi sàn được đảm bảo sạch sẽ, ít bụi bẩn, sẽ tiết kiệm được lượng sơn lót hơn.

Xem xét và đánh giá hiện trạng bề mặt thi công
Xem xét và đánh giá hiện trạng bề mặt thi công

1.2. Chuẩn bị hệ thống thiết bị, máy móc để thi công

Các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thi công sơn Epoxy chuyên nghiệp thống kê một số dụng cụ, thiết bị cần thiết cần dùng trong quy trình này bao gồm:

- Thứ nhất, thiết bị mài sàn bê tông: Với thiết bị này, chúng ta có thể làm phẳng, bóng những khu vực lồi lõm, không bằng phẳng trên phía bề mặt của sàn bê tông. Thiết bị tạo nhám, mài sàn hiện nay được cung cấp khá đa dạng trên thị trường. Do đó, tùy thuộc vào mục đích cũng như quy mô diện tích thi công mà chọn lựa sao cho hợp lý.

- Thứ hai, thiết bị hút bụi: Hút bụi là bước không thể thiếu trong quy trình sơn Epoxy, sau khi đã làm sàn trở nên nhẵn bóng hơn, hãy hút hết bụi trên bề mặt của sàn. Bước này rất cần các thiết bị phù hợp với quy mô của bề mặt sàn.

- Thứ ba, bay răng cưa: Khi thi công sơn tự phẳng, không thể thiếu dụng cụ này, để đảm bảo sơn chuẩn độ dày, dụng cụ bay răng cưa cần có tính dẻo.

- Vào ngày thứ tư, ru lô gai: Việc sử dụng dụng cụ này trong quá trình sơn Epoxy nhằm loại bỏ bọt khí.

Chuẩn bị hệ thống thiết bị, máy móc để thi công
Chuẩn bị hệ thống thiết bị, máy móc để thi công

- Thứ năm, ru lô chuyên dụng: Để tăng hiệu quả của kết quả thi công sau khi sơn Epoxy, ru lô chuyên dụng được đưa vào trong quy trình thi công để hạn chế ít nhất những dị vật trên bề mặt.

- Thứ sáu, trang bị để đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động trong quá trình thi công sơn Epoxy. Các trang bị bao gồm trang phục bảo hộ, găng tay, mũ,... Ngoài ra cũng nên lưu ý đến một số yếu tố như nhiệt độ phòng thi công (10 - 40 độ), mức ẩm nhiều nhất (80%),...

2. Quy trình sơn Epoxy chuẩn bao gồm những bước nào?

Vậy có những công đoạn triển khai cụ thể nào trong quy trình sơn Epoxy?

2.1. Chuẩn bị phần mặt bằng, thực hiện che bạt

Trong các khu công nghiệp, nhà xưởng, xí nghiệp,... thường bao gồm rất nhiều khu vực và bộ phận khác nhau đang làm việc. Do đó, để không làm ảnh hưởng lớn đến các vị trí việc làm kề cạnh cũng như đảm bảo quá trình triển khai thi công không bị ngắt quãng, bạn cần che chắn vị trí thi công bằng các dụng cụ bạt nhựa. Bạt nhựa khi che chắn kỹ sẽ làm giảm được tiếng ồn cũng như lượng bụi mịn trong quá trình thi công sơn Epoxy.

2.2. Xử lý và đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ

 Xử lý và đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ
 Xử lý và đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ

Để đảm bảo thi công sơn Epoxy được diễn ra thuận tiện và suôn sẻ, bạn cần dùng các thiết bị mài sàn, làm sạch sàn bê tông chuyên dụng. Tiếp sau đó như đã nói, sau khi mài sàn, bắt đầu sử dụng thiết bị hút bụi để làm sạch sàn. Cần tiến hành công đoạn mài sàn bê tông thật tỉ mỉ, chi tiết và cẩn trọng, vì chính công đoạn này sẽ quyết định phần lớn đến hiệu quả bám dính của sơn.

Mài sàn làm gia tăng tỷ lệ ma sát, còn quá trình tạo nhám sẽ làm gia tăng mức độ kết dính của sơn, cũng như hạn chế các dị vật xuất hiện trên nền thi công. Với những bề mặt sàn đã cũ và cần thi công lại, thì công đoạn này lại càng phải được đầu tư thời gian để thực hiện, xử lý một cách kỹ càng hơn.

Khi so sánh với tiêu chuẩn cho phép, nếu độ ẩm ở bề mặt sàn cao hơn bình thường, cần thực hiện xử lý bằng nhiều cách để hạ mức độ ẩm này xuống. Tiến hành các công đoạn tiếp theo khi độ ẩm đã ở mức cho phép.

2.3. Làm sạch và xử lý các phần còn lại

Làm sạch và xử lý các phần còn lại
Làm sạch và xử lý các phần còn lại

Sau khi công đoạn 2 trong quy trình sơn Epoxy đã được thực hiện xong, tiếp theo, cần xử lý các khu vực, khuyết điểm trên sàn thi công. Những khuyết điểm này thường có đặc thù lồi lõm, không trơn nhẵn, do đó bạn cần phải sử dụng các dụng cụ mài chuyên dụng. Chúng sẽ giúp bạn làm nhẵn tất cả các khu vực không được đẹp. Tiếp đến, thực hiện trám trét những vị trí nứt nhiều.

2.4. Thi công lớp sơn lót

Trong quy trình sơn Epoxy, không thể bỏ qua bước thi công sơn lót. Bởi vì, lớp sơn này là điều kiện cần và đủ để tạo được độ kết dính của sơn Epoxy đối với bề mặt thi công, gia tăng tính kết dính của sàn bê tông và lớp sơn phủ. Bên cạnh đó, lớp sơn này còn có thể có công dụng phòng chống tình trạng nước, hay hóa chất, dung dịch thẩm thấu xuống xi măng và sàn bê tông.

2.5. Làm sạch các khuyết điểm trên bề mặt sàn

Làm sạch các khuyết điểm trên bề mặt sàn
Làm sạch các khuyết điểm trên bề mặt sàn

Lớp sơn lót khá mỏng và nhẹ, do đó hiện trạng sau khi thi công lớp sơn này có thể xuất hiện các khuyết điểm lồi lõm, các khe nứt hay những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sàn bê tông. Chính bởi thế, ở bước tiếp theo, bạn cần sử dụng bột trét chuyên dụng (Putty) để làm sàn bê tông nhẵn, phẳng và đẹp hơn.

cv xin việc đơn giản

2.6. Triển khai thi công lớp sơn phủ Epoxy

Đây là công đoạn chính trong quy trình sơn Epoxy, bạn thực hiện thi công lớp sơn Epoxy lên bề mặt. Phương thức thi công đôi khi sẽ không giống nhau, vì dùng còn tùy thuộc bạn sử dụng loại sơn phủ nào. Cụ thể:

- Cách thi công với sơn Epoxy hệ lăn:

+ Thi công với lớp đầu tiên: Bạn cần sử dụng dụng cụ rulo lăn, bắt đầu lăn tất cả vị trí cần sơn một cách đều tay nhất có thể. Bắt đầu sơn lớp tiếp theo khi lớp đầu đã khô khoảng 2 - 3 tiếng.

+ Thi công với lớp hoàn thiện: Ở lớp cuối cùng này, cũng sơn như vậy và đảm bảo khu vực sơn có thể chịu được xe cộ, con người đi lại trong khoảng thời gian sau 3 ngày. Tùy vào mục đích, yêu cầu mà sơn nhiều lớp hay ít lớp để đạt đến độ dày nhất định.

Triển khai thi công lớp sơn phủ Epoxy
Triển khai thi công lớp sơn phủ Epoxy

- Cách thi công với sơn Epoxy hệ tự phẳng: Đây là một trong những cách thức triển khai theo cơ chế phản ứng hóa hóa tự cân bằng của sơn. Khi so với sơn hệ lăn, chúng sở hữu độ dày lớn hơn rất nhiều. Các công đoạn để thi công như sau:

+ Sử dụng băng keo xốp để cách ly vị trí cần thi công: Công đoạn này thực hiện sau khi sàn bê tông cần thi công đã được làm sạch và hút bụi. Công đoạn này làm giảm thiểu hiện trạng sơn tràn hoặc lem ra các vị trí khác.

+ Trộn sơn đảm bảo đúng tỷ lệ: Trước tiên, mở nắp 2 thùng của sơn Epoxy, sau đó sử dụng dụng cụ hoặc thiết bị khuấy để khuấy thùng A. Tiếp đến, lấy thùng B đổ từ từ và dần dần vào thùng A, giúp hai dung dịch của hai thùng trộn lẫn đều với nhau, bước này cũng có thể bổ sung thêm lương dung môi theo đúng tỷ lệ.

+ Thực hiện đổ sơn ra sàn bê tông: Cho hết dung dịch sơn đã trộn đúng tỷ lệ ra sàn cần thi công, tiếp đến sử dụng các dụng cụ cào, dàn, phủ, kết hợp với sử dụng rulo chuyên dụng để phá bọt. Màng sơn trên sàn thi công nên đảm bảo độ dày hiệu quả từ 1 - 3 mm.

Xem thêm: Những bất ngờ đầy thú vị với bản mô tả công việc thợ sơn tường

2.7. Nghiệm thu, đánh giá và bàn giao sau khi thi công

Nghiệm thu, đánh giá và bàn giao sau khi thi công
Nghiệm thu, đánh giá và bàn giao sau khi thi công

Sau khi thi công sơn Epoxy lên bề mặt sàn, người và xe cộ hoặc các thiết bị khác có thể di chuyển ổn định sau khoảng 1 đến 2 ngày. Do đó, đây là thời điểm tuyệt vời để nghiệm thu và bàn giao công trình thi công. Tất nhiên, để đảm bảo lớp sơn bền vững nhất có thể, con người, đồ vật và xe cộ có thể đợi đến 3 ngày mới bắt đầu di chuyển trên bề mặt sơn.

3. Những điều cần lưu ý sau khi thi công sơn Epoxy

- Bề mặt sơn cần đảm bảo xử lý cẩn thận: Như đã nói, hiện trạng bề mặt đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công sơn Epoxy. Chính bởi thế, chúng cần được đảm bảo chuẩn theo yêu cầu để làm gia tăng hiệu quả bám dính của sơn.

- Trước khi trộn các thành phần sơn, cần khuấy đều và kỹ sơn Epoxy: Thường thì bước này khá chủ quan, bị xem nhẹ. Việc khuấy sơn không kỹ khiến hiệu quả khi sơn bị giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, sơn phải được pha trộn tuần tự các bước trước, bước sau.

- Thời gian sơn khô: Khô hẳn thì phải mất khoảng 1 tuần, còn thời gian ít nhất giữa lớp sơn thứ nhất và thứ hai là từ 2 - 3 tiếng.

Hy vọng quy trình sơn Epoxy được thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem862 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT