Cập nhật ngay thông tin về ban chấp hành và ban thường vụ là gì?

Tác giả: Trương Thanh Thanh 09-05-2024

Ban chấp hành và ban thường vụ là gì? Bạn đã biết những chức năng nhiệm vụ của Ban chấp hành và ban thường vụ Đảng bộ chưa? Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ những thông tin về hai chức vụ này thì đừng lo lắng, hãy để viecday365.com giúp bạn giải đáp ngay những thắc mắc này thông qua bài viết sau đây. 

Việc Làm Công Chức

1. Giới thiệu về Ban thường vụ và ban chấp hành Đảng Bộ 

Một thực tế cho rằng, Ban thường vụ và ban chấp hành đều là những tên gọi, những chức danh trong bộ máy Nhà nước. Thế nhưng hai khái niệm này lại không hề giống nhau và có sự phân chia về quyền lực nhất định. Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài khái niệm của hai Bạn này. 

1.1. Ban chấp hành là gì?

Ban chấp hành là gì?

Chấp hành là một động từ để chỉ ra những việc phải làm đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản do cơ quan thẩm quyền đề ra hoặc các quyết định từ phía cấp trên. Đây là một khái niệm có ý nghĩa sâu sắc về tính tập thể trong một bộ máy Nhà nước đồng thời việc sử dụng động từ này còn thể hiện sự trang nghiêm giúp người nghe có thể hiểu được dễ dàng 

Việc giải thích nghĩa từ này để đi tới khái niệm ban chấp hành chính là một tập thể làm nhiệm vụ quan trọng cho Nhà nước. Để có thể có một chân trong chức danh này thì cần phải được Đại hội của một tổ chức Đảng hoặc một đoàn thể nào đó có thẩm quyền lựa chọn và thực hiện quy trình bình bầu dựa trên những nghị quyết của Đại hội. 

Nhiệm vụ chung nhất của ban chấp hành đó là tuân theo các nghị quyết của Đại hội, đồng thời thực hiện những chủ  trương của Nhà nước đề ra và thực hiện việc chỉ đạo các công tác đối với những kỳ Đại hội kế tiếp. Đó cũng chính là nhiệm vụ của ban chấp hành Đảng bộ 

1.2. Ban thường vụ là gì? 

Ban thường vụ là gì? 

Ngoài ra tổ chức Đảng của nước ta được  phân chia thành nhiều cấp khác nhau để phục vụ mục đích quản lý đất nước, quan tâm tận tình đến toàn thể nhân dân. Ban thường vụ cũng không phải ngoại lệ, khi mà Đảng bộ cấp cơ sở bầu ra ban chấp hành đảng bộ, và sau đó đến các ban thường vụ. 

Ban thường vụ thường được tổ chức với các chức danh như: 

  • Bí thư Tỉnh, các Phó bí thư 
  • Các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân Tỉnh/ Thành phố 
  • Ủy ban Kiểm soát, Ban tổ chức, …. 
  • Giám đốc Công An cấp tỉnh 
  • Bí thư thành phố tỉnh lỵ 
  • ....

Ban thường vụ thường tập trung đến những vấn đề của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Thường là những nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển và phê duyệt những khoản có lợi trong Vậy cụ thể có những ban thường vụ như thế nào? Nhiệm vụ và chấp năng của mỗi bên ra sao? đừng vội bỏ qua những mục sau đây. 

2. Các Ban chấp hành và Ban thường vụ có quyền lực là? 

Cơ cấu của Đảng mà nhà nước ta đã phân chia, cao nhất với ban chấp hành cấp Trung Ương theo sau là 3 cấp ban chấp hành và 3 cấp ban thường vụ làm nhiệm vụ gần như song song với nhau và bổ trợ cho nhau. Tiêu biểu nhất là Ban chấp hành, ban thường vụ cấp Trung Ương và cấp huyện.

Có những Ban chấp hành và Ban thường vụ nào? 

2.1. Ban chấp hành cấp Trung ương 

Trong bộ máy tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam thì đây là cơ quan lãnh đạo có thẩm quyền cao nhất. Những Ủy viên được Đại hội Đại biểu Toàn quốc tiến cử bình bầu sẽ phải thực hiện nhiệm vụ, chức năng với vai trò lãnh đạo trong vòng 5 năm liên tiếp. 

Cơ cấu bộ phận của Ban chấp hành cấp Trung Ương gồm có Tổng Bí Thư Chấp hành Trung Ương là cấp cao nhất

Nhiệm vụ chính của Ban chấp hành Trung ương đó là: 

  • Thông qua Cương lĩnh chính trị, các Điều lệ của Đảng, các chủ trương chính sách,... Cơ quan sẽ thực hiện nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo để xây dựng các công tác đối ngoại kết hợp với các công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng bộ. 
  • Cơ quan có nhiệm vụ  phải bầu ra các các cơ quan như Bộ chính trị, Tổng Bí thư, Ủy ban kiểm tra Trung Ương… 
  • Có nhiệm vụ triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc thường được diễn ra lần lượt trong vòng 5 năm. 

2.2. Ban chấp hành và Ban thường vụ cấp Tỉnh 

Ban chấp hành và Ban thường vụ cấp Tỉnh 

Với người đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy thì ban chấp hành Đảng bộ thực hiện các nhiệm vụ thuộc lãnh đạo cấp tỉnh và thực hiện các chức năng quyền hạn như: 

  • Ra quyết định về chương trình công tác toàn khóa, hoặc có thể là hằng năm. 
  • Chuẩn bị nội dung và đề ra phương án thực hiện cho các chương trình Địa hội và bầu cử các Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh… 
  • Thảo luận và đề ra những chủ trương mới và thực hiện chỉ đạo theo nghị quyết của Trung ương Đảng…. 

Đồng thời để bổ trợ cho Ban chấp hành cấp tỉnh thì ban thường vụ cấp tỉnh cũng góp một phần sức không nhỏ như nhiệm vụ của các ban thường vụ tỉnh đó là: 

  • Đề ra những chủ trương xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công việc có liên quan đến cơ quan Đảng về mặt vật chất. 
  • Chủ trương sử dụng các khoản chi từ nguồn hỗ trợ 
  • Chỉ đạo các chương trình, kế hoạch, các hoạt động đối ngoại ở các địa phương
  • ...

3. Tố chất, tiêu chuẩn của một người ủy viên 

3.1. Tư tưởng về chính trị

Tư tưởng về chính trị

Theo Nghị quyết của Đảng thì đầu tiên các ủy viên phải là người trung thành với Đảng và với quốc gia dân tộc. Dựa trên chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh mà hình thành một mục tiêu về độc lập dân tộc 

Có bản lĩnh, lập trường để bảo vệ được Cương Lĩnh, đường lối của Đảng để từ đó có thể phản bác lại những luận điểm có sự xuyên tạc, không đúng sự thật

Đặc biệt trong trái tim người ủy viên phải luôn tràn ngập tình yêu với đất nước, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Việc thiếu đi tình yêu với đất nước là thiếu đi sự chân thành, sẽ dễ mất lòng dân, mất đi sự tin tưởng của dân… Ngoài ra ủy viên còn phải là người nói được, làm được, nói phải đi đôi với hành, vì dân phục vụ. 

3.2. Đạo đức và lối sống của người đảng viê

Đối với một người đã ủy viên, trung thực có phẩm chất đạo đức, khiêm tốn, chân thành trong công việc cũng như phải đảm bảo đủ 5 yếu tố: cần, kiệm, liêm, chính công vô tư… 

Bởi làm việc trong các cơ quan Đảng nhà nước chính là làm nô bộc cho dân, phải luôn vì dân, do dân mà làm. 

Ngoài ra còn phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đi đầu trong công cuộc đoàn kết, vì nước vì dân, gương mẫu về mọi mặt. 

Hiện nay có một số thành phần trong bộ máy nhà nước có xu hướng tham nhũng, lợi dụng những cơ hội để trục lợi cho chính mình điều này dẫn đến việc tư tưởng chính trị bị suy thoái, đạo đức và lối sống đi đến con đường sai lệch và thiếu đúng đắn. Chính vì vậy trong bộ máy Đảng luôn có những chỉ đạo quyết liệt để có thể chống lại các tệ nạn như quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt là trong công tác cán bộ phải luôn luôn tự phê bình - phê bình, công khai những thông tin minh bạch để có thể tìm ra được cách yêu điểm, yếu điểm để từ đó khắc phục hoàn thiện tổ chức Đảng mạnh mẽ vững mạnh. 

3.3. Năng lực và giữ chữ tín 

Năng lực và giữ chữ tín 

Xét về trình độ chuyên môn, người của các ban chấp hành, ban thường vụ phải là những người trình độ đại học trở lên, đã được đào tạo qua các chương trình lý luận chính trị về bằng cử nhân, hoặc cao cấp. 

Để có thể được xướng tên, giữ chức danh trong bất kỳ một đại hội nào thì người được bầu cử phải là người mang những tư duy xa tầm mắt. Đó là những tư duy về đổi mới, những con mắt chiến lược tinh tường phải là những người có lối làm việc khoa học, hiện đại, nhạy bén về chính trị. 

Tiếp theo đó còn phải là những người nắm chắc trong tay tình hình chung từ kinh tế, chính trị, về các lĩnh vực trong địa bàn cấp huyện, tỉnh, xã… Chủ động nắm bắt những mâu thuẫn, thách thức để có thể kịp thời kịp thời gỡ rối giải đáp mọi vấn đề. 

Làm công tác của Đảng chính là làm công tác cho dân, một người làm công tác tốt là một người nhận được nhiều sự tin tưởng từ phía người dân và được tín nhiệm cao từ những tiền bối đi trước. 

Tìm việc làm cơ quan nhà nước

3.4. Một vài tiêu chuẩn khác để trở thành một ủy viên 

Một vài tiêu chuẩn khác để trở thành một ủy viên 
  • Hiểu biết sâu rộng về tình hình chung của đất nước, khu vực cũng như trên phạm thế giới. Một trong những tiêu chí để Ban chấp hành Trung Ương tiến cử một người đảng viên, đó là ý thức. Một người có ý thức, trách nhiệm cao, sẵn sàng đóng góp tham gia với mọi người để đề xuất những phương án mang tính chiến lượng. 
  • Không những việc để có thể tham gia vào Bộ Chính trị còn phải kèm theo một yêu cầu đó là được tham gia ban chấp hành trung ương trọn từ 1 nhiệm kỳ trở lên. Thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ tại vị trí lãnh đạo có thể là ở cấp tỉnh, cấp ủy hay các trưởng ban, bộ phận khác… 
  • Phải có những tiêu chuẩn về quan điểm nhất định, dựa trên những bản lĩnh sẵn có và kiến thức đúc kết từ chính trị, kinh tế, ý chí… để có thể đẩy lùi được những lời nói sai lệch của luân thường đạo lý, triệt tiêu đi những thành phần “miệng nhanh hơn nghĩ” khiến cho xã hội hoang mang, mất lòng tin với Đảng.  
  • Ủy viên còn phải là người có đủ sức khỏe và đủ tuổi để bổ nhiệm vào vị trí của Đảng theo quy định. Đồng thời phải thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ được tổ chức, giao trọng trách quan trọng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về ban chấp hành và ban thường vụ là gì? Nếu như bạn có bất kỳ những thắc mắc nào cần được giải đáp thì đừng ngần ngại gửi những câu hỏi đến với viecday365.com những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay tức khác