Vai trò 3PL trong doanh nghiệp logistics Việt Nam bạn cần biết

Tác giả: Phùng Hà 16-08-2024

3PL là một khái niệm chiến lược quen thuộc trong ngành logistics, được các doanh nghiệp sử dụng để đề ra kế hoạch quản lý tối đa các hoạt động trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất. Vậy nếu bạn là một trong những sinh viên theo học ngành logistics hoặc có mong muốn làm một một vị trí liên quan đến ngành này trong tương lai, bạn cần phải hiểu rõ 3PL logistics là gì? Ưu điểm, nhược điểm của 3PL ra sao? Nếu bạn chưa biết thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp mọi thông tin thiết yếu về chiến lược 3PL cho bạn.

1. 3PL logistics có nghĩa là gì?

3PL trước hết là dạng viết tắt của cụm từ Third Party Logistics. Nó đề cập tới việc sử dụng dịch vụ của bên thứ 3, hay chúng ta cũng có thể hiểu rằng 3PL nghĩa là hậu cần bên thứ 3. Giải thích một cách rõ ràng hơn thì đây là dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và được các bên đối tác, doanh nghiệp khác như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay thương mại sử dụng.

3PL logistics có nghĩa là gì?

3PL là chiến lược góp phần đẩy mạnh việc thuê các dịch vụ bên ngoài theo hướng chuyên môn hóa vì khi áp dụng chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tập trung, phân bổ và tận dụng nguồn lực của mình một cách tối đa trong các công đoạn bao gồm khâu sản xuất, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường. Còn các công đoạn vận chuyển hàng hóa đến tay đối tác sẽ do doanh nghiệp logistics thực hiện.

3PL logistics có nghĩa là gì?

Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL sẽ tập trung chuyên môn đó là kinh doanh những hoạt động tích hợp như dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận chuyển. Đồng thời các nhà cung cấp ấy có thể dựa vào điều kiện trên thị trường để điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu cũng như yêu cầu về sản phẩm của bên đối tác. Hiện nay, dịch vụ 3PL logistics đã và đang áp dụng mô hình cross docking nhằm giảm thiểu chi phí kho bãi, giúp sản phẩm, các hàng hóa được vận chuyển ngay tới địa điểm tiêu thụ.

Tin tuyển dụng: Tìm việc làm thực tập sinh xuất nhập khẩu

2. Những ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng chiến lược 3PL

2.1. Những ưu điểm doanh nghiệp nhận được khi áp dụng chiến lược 3PL logistics

- Thời gian và chi phí: Chiến lược 3PL đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các hoạt động kinh doanh cũng như tiết kiệm được rất nhiều trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng (chẳng hạn như các phương tiện để vận chuyển hàng hóa hay các thiết bị hỗ trợ liên quan,...). 3PL có mạng lưới rộng hơn rất nhiều chuỗi cung ứng của một công ty. Đồng thời, là một chuyên gia trong ngành, họ sẽ cung cấp được nhiều lựa chọn khác nhau cũng đàm phán được mức giá tốt nhất cho khách hàng.

Những ưu điểm doanh nghiệp nhận được khi áp dụng chiến lược 3PL logistics

- Chuyên môn: Không thể phủ nhận rằng các doanh nghiệp 3PL mang đến những dịch vụ tốt nhất với đội ngũ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản về những kỹ năng, kiến thức logistics chuyên ngành. Ngoài ra, họ còn thông thạo trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, biết cách áp dụng triệt để vào việc quản lý những hoạt động logistics một cách tối ưu nhất. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường hiện nay, không phải công ty nào cũng chuyên sâu về tất cả các lĩnh vực. Do đó, 3PL ra đời để hỗ trợ các doanh nghiệp khác về vấn đề “hậu cần” liên quan các đến các thủ tục vận chuyển, quy định quốc tế,...

- Mở rộng thị trường kinh doanh: 3PL mang đến cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics trên mạng lưới rộng lớn không chỉ trong phạm vi nội địa một quốc gia mà còn nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Những ưu điểm doanh nghiệp nhận được khi áp dụng chiến lược 3PL logistics

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho bản thân và cả bên đối tác: 3PL logistics góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh cho các doanh nghiệp khác vì họ sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề hậu cần, họ sẽ có thời gian để tập trung nguồn lực phát triển giá trị cốt lõi của công ty.

- Linh hoạt: 3PL có không gian hoạt động linh hoạt, mở rộng bao gồm hệ thống kho, trung tâm phân phối khắp mọi nơi, cho nên chiến dịch 3PL có thể phục vụ cho bất kỳ đối tượng khách hàng nào cũng như yêu cầu vận chuyển sản phẩm của họ.

Xem thêm: CFS là gì? Những thông tin cơ bản về CFS cho dân Logistics

2.2. Một số nhược điểm, hạn chế của chiến dịch 3PL logistics

3PL mang đến sự tiện lợi trong việc tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng, tuy nhiên, 3PL vẫn có một số hạn chế:

- Hạn chế trong vấn đề bảo mật thông tin: Khi quyết định hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ logistics 3PL, khả năng cao bạn phải cung cấp một số thông tin bảo mật về kinh doanh cho công ty 3PL. Do đó, nếu công ty bạn có chế độ bảo mật thông tin cao thì nên cân nhắc kỹ đến việc làm việc với bên thứ 3.

Một số nhược điểm, hạn chế của chiến dịch 3PL logistics

- Tính kiểm soát không chặt chẽ: Vì đã sử dụng dịch vụ hậu cần của bên thứ 3, việc giao hàng sẽ gần như hoàn toàn không nằm trong phạm vi kiểm soát của bạn. Nếu có sự cố xảy ra với tình trạng hàng hóa trong lúc vận chuyển, tuy đơn vị của bạn không được biết đầu tiên nhưng vẫn là người có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm của mình trước khách hàng.

- Chi phí ban đầu: Chiến dịch 3PL xét về lợi ích lâu dài thì giảm thiểu khá nhiều loại phí không đáng có cho doanh nghiệp, tuy nhiên, đối với một số đơn vị vừa và nhỏ thì chi phí ban đầu phải bỏ ra có thể rất lớn, vượt mức cho phép trong ngân sách kinh doanh. 

3. Phân biệt 3PL với 4PL

Các nhà sử dụng dịch vụ logistics thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua sự so sánh giữa 3PL và 4PL.

3PL cung cấp dịch vụ bên thứ 3 hay còn gọi là logistics theo hợp đồng, còn 4PL cung cấp dịch vụ bên thứ 4 logistics chuỗi phân phối. Nhìn chung, 3PL và 4PL có nhiều điểm tương đương nhau, gắn kết với nhau vì 4PL được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của 3PL. 

- Trong khi 3PL chỉ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics mang tính chiến thuật đa chiều, 4PL lại mang tầm nhìn chiến lược xa hơn, không chỉ phù hợp với chuỗi cung ứng của khách hàng và 4PL còn xây dựng kế hoạch sao cho chuỗi cung ứng ấy phù hợp với tầm nhìn chung của doanh nghiệp.

Phân biệt 3PL với 4PL

- 3PL đảm nhận hoàn thành những mục tiêu chiến lược bao gồm hỗ trợ thúc đẩy dòng chảy thiết bị và nguyên liệu từ nhà cung ứng tới bên sản xuất, từ nhà sản xuất tới bộ phận phân phối, bán lẻ. 3PL sẽ cung cấp các dịch vụ: vận tải , kho bãi, gom hàng, quản lý hàng tồn kho, giao hàng,... Trong khi đó 4PL đảm nhận vai trò quản trị chiến lược, tập trung cải tiến hiệu quả của toàn bộ quy trình vận hàng trong chuỗi cung ứng logistics. 

Về cơ bản thì 4PL trực tiếp hợp tác chiến lược với khách hàng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì chiến dịch 4PL cũng chỉ giống như các nhà cung cấp dịch vụ logistics bình thường.

Xem thêm: Supply chain là gì? Các giai đoạn phát triển của chuỗi cung ứng

4. Vai trò của chiến lược 3PL trong doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay

4.1. Các doanh nghiệp vươn tầm nhờ chiến dịch 3PL

Trong thời gian gần đây, một số khu công nghiệp đã xuất hiện những mô hình dịch vụ logistics cung ứng 3PL khá thực tế bao gồm Cross Dock, hay kho VMI,... Tuy nhiên tập trung chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nước ngoài.

Đây là loại mô hình có sự kết hợp giữa chủ yếu là các loại hình giao nhận hàng, dịch vụ vận tải với sự tiến bộ của các công nghệ tiên tiến, hiện đại để cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng những tiện ích trong cuộc sống. Những giá trị mới mẻ, giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng hàng hóa đấy chính là những mong muốn, thông điệp nhà cung ứng muốn truyền tải tới người tiêu dùng qua các sản phẩm, dịch vụ của họ.

Vai trò của chiến lược 3PL trong doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đa phần áp dụng chiến lược 3PL thông qua việc sử dụng dịch vụ từ các công ty cung cấp logistics vận tải như vận tải hàng không, giao hàng, nhận hàng,... Rất ít hoặc chưa có doanh nghiệp nào chịu đầu tư vào dịch vụ logistics cung cấp thông tin như tài chính, tư vấn, bảo hiểm. Dựa vào đó ta có thể thấy sự chênh lệch tương quan giữa nghề nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ 3PL tại Việt Nam. Trên thế giới nói chung thì cũng có sự cạnh tranh khá cao về các công ty cung cấp dịch vụ 3PL logistics và doanh nghiệp Việt Nam lại đang có lợi thế trong việc cung ứng một số dịch vụ truyền thống như vận tải nội địa, quản lý kho bãi,...

Các doanh nghiệp phải lựa chọn cẩn thận chiến lược 3PL phù hợp để vươn tầm cao, phát triển vị trí công ty trên thị trường chung.

4.2. Một số mô hình chiến lược 3PL tại Việt Nam

- Liên doanh và hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài để các doanh nghiệp bên cạnh việc sử dụng lợi thế từ “sân nhà” có thể học hỏi thêm nhiều điều từ phía đối tác nhằm phát triển hơn.

- Các doanh nghiệp tự đầu tư với sự trợ giúp, tư vấn từ các chuyên gia trong và ngoài nước.

- Các doanh nghiệp có thể đảm nhận gia công một phần của chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp khác.

Vai trò của chiến lược 3PL trong doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay

- Các chiến lược 3PL được thực hiện qua nhiều phân khúc khác nhau với quy mô phát triển, mở rộng dần. Những phân khúc của thị trường được xem xét kỹ càng để có thể áp dụng 3PL một cách phù hợp có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Mỗi mô hình 3PL lại đem đến những giá trị khác biệt cho doanh nghiệp Việt Nam. 

viecday365.com vừa cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về chiến dịch 3PL và tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp logistics Việt Nam. Hy vọng các bạn đã hiểu thêm về thuật ngữ 3PL là gì.