Đào tạo nhân lực là gì? Vai trò, phương pháp đào tạo nhân lực
Theo dõi viecday365 tạiĐể doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vững mạnh thì yếu tố con người phải được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, nhiều chủ doanh nghiệp luôn tìm kiếm các phương pháp làm sao có thể đào tạo nhân lực một cách tốt nhất. Câu hỏi đặt ra ở đây chính là đào tạo nguồn nhân lực là gì? Vai trò và phương pháp đào tạo nhân lực ra sao? Bài viết này cùng mình giải đáp tất cả những thắc mắc trên nhé!
1. Theo bạn, đào tạo nhân lực là gì?
Đào tạo là hoạt động diễn ra trong một khoảng thời gian xác định của tổ chức với mục đích là có thể giúp người lao động nắm rõ hơn các nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tại vị trí công việc đảm nhiệm. Bên cạnh đó, bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng còn thiếu để thực thiện công việc đạt được kết quả tốt nhất. Do vây, hoạt động đào tạo nhân lực chính là hướng vào việc phục vụ cho những yêu cầu của công việc trước mắt và nó thiên nhiều về tính chất nền tảng.
Nói theo một cách khác thì đào tạo nhân lực chính là hoạt động huấn luyện cho người lao động có thể tập trung vào công việc hiện tại và chú trọng nhiều tới những công việc mang tính chất cá nhân. Thời gian đào tạo có thể ngắn hoặc dài tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp với mục đích là khắc phục những thiếu sót về kiến thức cũng như các kỹ năng tại công việc đang làm.
Tuy để một doanh nghiệp phát triển tốt thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nguồn lực chính là yếu tố cốt lõi quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đây là nguồn lực sản sinh ra các nguồn lực khác nên cần phải được bồi dưỡng và chú trọng trong công tác đào tạo.
2. Phương thức đào tạo nhân lực có hiệu quả
Có rất nhiều hình thức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và mỗi hình thức lại ứng với tính chất công việc khác nhau. Cụ thể, phương thức đào tạo nhân lực chia thành hai phương thức chính là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.
2.1. Phương thức đào tạo nhân lực trong công việc
Đây là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, người học sẽ được chỉ dẫn những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc thực tế trong công việc dưới sự hướng dẫn của những người lao động hành nghề lâu năm. Phương thức đào nào này bao gồm các hình thức như:
Thứ nhất, đào tạo theo các chỉ dẫn công việc
Quá trình đào tạo bắt nguồn từ sự giới thiệu và giải thích của người dạy về các mục tiêu của công việc. Từ đó, chỉ dẫn tỉ mỉ theo các bước và cách thực hiện và các thao tác làm việc. Đối với phương pháp này thì người học có thể nắm bắt được các kỹ năng thực hiện công việc qua quan sát, trau dồi, học hỏi và thực hành cho tới khi có thể thành thạo dưới sự kèm cặp chặt chẽ của người dạy.
Thứ hai, đào tạo theo hình thức học nghề
Không giống như hình thức đào tao trực tiếp trên mà chương trình đào tạo này sẽ bắt đầu từ việc phải học lý thuyết ở trên lớp. Sau khi kết thúc quá trình học thì các học viên sẽ được đưa đến nơi làm việc dưới sự hướng dẫn của các công nhân lành nghề trong vài tháng đến một năm. Ở đó các bạn có thể thực hiện công việc cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng trong nghề.
Thứ ba, đào tạo theo hình thức kèm cặp, chỉ bảo
Hình thức này hay được áp dụng để giúp các cán bộ quản lý hay nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và trong tương lai sẽ thông qua sự kèm cặp và chỉ bảo của người quản lý để phát triển kỹ năng của bản thân hơn. Hình thức này có 3 cách để kèm cặp đó là: Kèm cặp bởi một quản lý có trách nhiệm, kèm cặp bởi trực tiếp người lãnh đạo, kèm cặp qua cố vấn.
Thứ tư, đào tạo qua luân chuyển công việc
Đây là hình thức người lao động từ công việc này chuyển sang công việc khác nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở trong nhiều lĩnh vực tổ chức. Những công việc đó có thể giúp ích cho họ khả năng thực hiện được những công việc ở vị trí cao hơn trong tương lai.
Có các hình thức luân chuyển như đưa học viên tới các bộ phận khác nhưng vẫn làm các công việc cũ hay đưa học viên tới các cương vị công tác khác. Việc luân chuyển chỉ bố trí trong các công việc nội bộ có lĩnh vực chuyên môn và nó thường được chủ yếu áp dụng để đào tạo cán bộ quản lý.
2.2. Phương thức đào tạo nhân lực ngoài công việc
Đối lập với phương phương đào tạo trong công việc vì doanh nghiệp đào tạo nhân lực bằng cách tách khỏi công việc thực tế. Phương thức này cũng có ba hình thức đào tạo bao gồm:
Thứ nhất, mở các lớp đào tạo cạnh doanh nghiệp
Đối với những nghề nghiệp mang tính chất phức tạp, hay các công việc đặc thù mà việc đào tạo bằng hình thức kèm cặp không thể đáp ứng đủ được số lượng và chất lượng, thì doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo bên ngoài.
Chương trình đào tạo này sẽ bao gồm hai phần là lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết sẽ được giảng dạy tập trung cho các kỹ sư và cán bộ phục trách. Còn phần thực hành sẽ được tiến hành tại các xưởng thực tập do các kỹ sư và công nhân lành nghề hướng dẫn. Đây được coi là hình thức chủ yếu đề đào tạo công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân kỹ thuật.
Thứ ba, gửi người đi học tại các lớp đào tạo chính quy
Nếu không có điều kiện mở lớp thì các doanh nghiệp cũng có thể gửi người tới học tập tại các trường chính quy do Bộ, Ngành hoặc Trung ương tổ chức với kinh phí do doanh nghiệp bỏ ra và người được tổ chức cho học phải cam kết làm việc cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Hình thức đào tạo này được áp dụng các kỹ sư công nghệ cũng như các cán bộ quản lý. Trong đó, người họ sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, hình thức này cũng khá tốn thời gian và kinh phí đào tạo.
Thứ ba, tổ chức các bài giảng, buổi thảo luận, hội nghị
Có thể tổ chức hình thức này tại doanh nghiệp hoặc một cơ sở bên ngoài hay kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong buổi thảo luận, các học viên sẽ được trao đổi từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo hoặc quản lý. Qua đó, người học có thể nắm được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong công việc.
3. Vai trò của đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp
Mục tiêu cuối cùng của việc đào tạo nguồn nhân lực là có thể sử dụng một cách tối đa hiệu suất của nguồn lao động doanh nghiệp hiện có. Đồng thời nâng cao thêm tính chuyên môn, hiệu quả trong việc tổ chức giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc mình cần làm.
Hơn nữa, nắm vững được các kiến thức chuyên môn và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc. Từ đó, người lao động đảm bảo hoàn thành tốt công việc và thích ứng với môi trường làm việc tốt hơn trong mọi hoàn cảnh.
Có thể khẳng định rằng, nhân lực chính là tiền đề có thể giúp tổ chức tồn tại và phát triển. Cụ thể những vai trò của đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp như sau:
- Đối với doanh nghiệp
+ Có thể tăng cường hiệu suất làm việc và đạt hiệu quả cao trong công việc.
+ Giúp người lao động có ý thức tự giác với công việc mình cần làm.
+ Duy trì và nâng cao tính ổn định trong doanh nghiệp, chất lượng nguồn lao động.
+ Tạo điều kiện cho người lao động có thể áp dụng những khoa học – kĩ thuật tiên tiến vào trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
+ Giúp doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Đối với người lao động
+ Tạo mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp thông qua các hình thức đào tạo.
+ Tăng tính chuyên nghiệp trong công việc cho mỗi nhân lực trong công ty.
+ Giúp người lao động có thể thích ứng với công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.
+ Đáp ứng như cầu và nguyện vọng được học hỏi và nâng cao trình độ của người lao động trong công việc.
+ Tạo cho người lao động có lối tư duy, cách nhìn mời giúp phát huy tính sáng tạo cho người lao động.
Tóm lại, doanh nghiệp không thể nào thiếu quá trình đào tạo nhân lực bởi nó chính là nền tảng vững trãi để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển. Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp các bạn hiểu được đào tạo nhân lực là gì? Vai trò cũng như các phương pháp trong việc đào tạo nhân lực. Hãy chọn ra những hình thức phù hợp với doanh nghiệp của mình và triển khai một cách có hiệu quả nhé!
4319 0