Việc làm chế biến thực phẩm là gì? Yêu cầu cần có của công việc
Theo dõi viecday365 tạiHiện nay, việc làm chế biến thực phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và được nhiều bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Tuy vậy không phải ai cũng biết việc làm chế biến thực phẩm là gì, công việc cụ thể của chế biến thực phẩm là gì, yêu cầu công việc và cơ hội việc làm ra sao? Cùng viecday365.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Việc làm chế biến thực phẩm là gì?
Ngành chế biến thực phẩm là ngành nghiên cứu về các lĩnh vực như chế biến, bảo quản nông sản, kiểm tra định kỳ và đánh giá chất lượng của nông sản trong quá trình chế biến, tổ chức vận hành dây chuyền sản xuất và bảo quản, nghiên cứu phát triển giống cũng như sản phẩm mới, nghiên cứu tạo ra các nguyên liệu mới,...
Lợi thế của Việt Nam có nền nông nghiệp phát triển, nguồn nông sản phong phú và dồi dào về chủng loại. Người ta thường nói "đồ ăn mới vực được đạo", cho nên thị trường đồ ăn đang phát triển đa dạng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, ngành chế biến thực phẩm có nhu cầu về tuyển dụng việc làm vô cùng lớn.
Việc làm chế biến thực phẩm sẽ tạo ra các loại thực phẩm khác nhau theo 2 phương thức chế biến là thủ công và công nghệ.
Con người chúng ta vì công việc quá bận rộn và không có thời gian nên luôn tìm đến các thực phẩm chế biến sẵn, cũng bởi vì chúng hợp khẩu vị và đẹp mắt. Một số công việc của chế biến thực phẩm như chế biến rau trái, thủy sản, chế biến đường, sữa, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, gạo,… chế biến đông lạnh thực phẩm, chế biến bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm,…
Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm : Là gì? Lương bao nhiêu?
2. Công việc của chế biến thực phẩm
Công việc của nhân viên thực phẩm sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực mà họ làm như phụ bếp trong các nhà hàng, khách sạn, hoặc họ sẽ làm việc trong các doanh nghiệp với vai trò là nhân viên chế biến hay công nhân làm việc tại các nhà máy chế biến thực phẩm. Chúng ta cùng tìm hiểu công việc cụ thể của họ, xem họ cần làm những gì nhé!
2.1. Công việc của nhân viên chế biến thực phẩm tại nhà hàng, khách sạn
Ở mỗi nhà hàng cũng như khách sạn, nhu cầu chính của họ là giúp thực khách có được bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn, vì vậy công việc của người chế biến thực phẩm tại đây vô cùng quan trọng. Để đảm bảo khách hàng hài lòng và có chất lượng đồ ăn tốt, họ cần làm một số công việc cụ thể dưới đây:
Người chế biến thực phẩm sẽ sơ chế, chuẩn bị những nguyên liệu cần chế biến cho những món ăn của nhà hàng, khách sạn. Họ cần đảm bảo thực hiện chế biến và chuẩn bị theo đúng công thức nhất.
Họ cũng sẽ nhận yêu cầu từ cấp trên về quá trình chế biến cũng như đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm sạch sẽ.
Sau khi chế biến, họ cần dọn dẹp khu làm việc sạch sẽ, bảo quản thực phẩm chưa dùng đến cho cẩn thận và hợp vệ sinh, đảm bảo cho chất lượng của món ăn cao nhất.
Nhân viên chế biến thực phẩm tại các nhà hàng hay khách sạn cần có sự am hiểu chuyên sâu về các loại thực phẩm để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả.
2.2. Công việc của công nhân chế biến thực phẩm
Công nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của một doanh nghiệp. Nhân lực chủ yếu của ngành chế biến thực phẩm là các công nhân chế biến thực phẩm, họ là người trực tiếp sản xuất và tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp.
Trong một dây chuyền sản xuất và chế biến thực phẩm, công nhân chế biến thực phẩm sẽ thực hiện rất nhiều công đoạn trong quá trình chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Với tính chất của công việc thì công nhân chế biến thực phẩm sẽ lặp đi lặp lại một công việc đến khi hết giờ làm việc. Công việc này không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và yêu cầu chuyên môn quá cao, chỉ cần bạn có sức khỏe tốt và thực hiện được nhanh, đúng các công đoạn chế biến.
2.3. Công việc của nhân viên chế biến thực phẩm tại doanh nghiệp
Nhân viên chế biến thực phẩm tại doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, kiểm tra và tạo ra các sản phẩm phụ gia giúp thực phẩm tươi ngon hơn. Các doanh nghiệp tạo ra các chất phụ gia đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, không gây hại mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm sẽ là tính cạnh tranh rất lớn với các doanh nghiệp khác.
Nhân viên cũng là người lên kế hoạch tạo ra các loại thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ cũng sẽ là người hướng dẫn các bộ phận sản xuất thực hiện theo yêu cầu đã đề ra, cũng như quản lý và giám sát các bộ phận sản xuất, giảm thiểu tối đa thực phẩm lỗi, hỏng ra thị trường.
Cuối cùng, nhân viên chế biến sẽ báo cáo công việc đã thực hiện lên cho cấp trên để có thể giám sát và quản lý công việc.
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên chế biến thủy sản, gợi ý việc làm
3. Làm thế nào để trở thành nhân viên chế biến thực phẩm?
3.1. Kiến thức cơ bản
Nhân viên thực phẩm cần có kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm, thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm đó và có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ cũng cần có các kỹ năng về vận hành các thiết bị máy móc trong quá trình chế biến thực phẩm, đảm bảo thực phẩm được sản xuất đúng quy trình.
3.2. Yêu nghề và đam mê với thực phẩm
Nhân viên chế biến thực phẩm cần có niềm đam mê với nghề. Bạn cần có sự đam mê với nhiệt huyết, yêu nghề sẽ giúp bạn gắn bó được với công việc lâu dài, vượt qua được mọi khăn trong công việc.
Bạn cũng cần có khứu giác và vị giác tốt để cảm thụ được những món ăn một cách trọn vẹn. Nhờ vậy bạn sẽ chế biến ra được nhiều món ăn mới, giúp công việc của bạn thành công.
3.3. Cẩn thận và tỉ mỉ
Cẩn thận và tỉ mỉ cũng là một yêu cầu cần có đối với nhân viên chế biến thực phẩm. Khi bạn cẩn thận và tỉ mỉ, bạn sẽ ít gặp sai sót hơn trong công việc, năng suất làm việc của bạn cũng sẽ tăng cao.
3.4. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân
Trong ngành chế biến thực phẩm thì vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng hàng đầu. Bản thân người chế biến cũng cần phải sạch sẽ thì mới đảm bảo đồ ăn chất lượng. Cắt móng tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng để hạn chế tối đa việc mất vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm.
3.5. Có khả năng tính toán
Bạn cũng cần có khả năng tính toán, cân, đo, đong, đếm trong quá trình chế biến thực phẩm. Bởi trong các doanh nghiệp chế biến đồ ăn số lượng lớn hay trong các nhà hàng, khách sạn, việc chế biến đồ ăn dựa trên khối lượng chính xác thì mới có thể đảm bảo được chất lượng và hương vị tuyệt đối.
Xem thêm: Việc làm nhân viên sơ chế thực phẩm
4. Cơ hội việc làm trong ngành chế biến thực phẩm
Cơ hội việc làm ngành chế biến thực phẩm khá đa dạng. Bạn có thể làm tại các doanh nghiệp hoặc nhà hàng chế biến thực phẩm như cá, thịt, cà phê, đồ hộp, sữa,…
Bạn cũng có thể làm trong các cơ quan nghiên cứu, các công ty liên quan đến thực phẩm hoặc làm cán bộ kỹ thuật chế biến món ăn, bảo quản và nâng cao chất lượng của thực phẩm trong nước cũng như dễ dàng xuất khẩu ra thế giới.
Chuyên gia dinh dưỡng cho cộng đồng, chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và dự phòng,… cũng là một trong những công việc liên quan đến ngành chế biến thực phẩm.
Ngành chế biến thực phẩm đang là một trong những ngành hot hiện nay, đang được phát triển. Có rất nhiều công ty chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, hay các trung tâm nghiên cứu và phát triển các loại giống cây trồng, các cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm, rau củ quả, nước giải khát, trung tâm sản xuất chất phụ gia và hóa chất,..
Việc làm chế biến thực phẩm với mức lương từ 7 triệu đến 9 triệu đồng 1 tháng. Nếu trình độ và kỹ năng làm việc của bạn cao hơn thì mức lương của bạn sẽ từ 10 triệu đến 20 triệu 1 tháng. Ngoài ra, mức lương của bạn cũng dựa vào vị trí và cơ sở làm việc của bạn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu bao quát việc làm chế biến thực phẩm là gì và một số thông tin liên quan đến công việc này. Chúc bạn tìm được công việc phù hợp!
2602 0