Đất lâm nghiệp là gì? Những thông tin cần biết về đất lâm nghiệp

Theo dõi viecday365 tại
Hằng Lê tác giả viecday365.com Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 29-03-2024

Địa hình của Việt Nam có 75% diện tích là đồi núi, kéo theo đó chúng ta có diện tích rừng khá lớn và nhắc đến rừng người ta thường nhắc đến khái niệm đất lâm nghiệp. Vậy đất lâm nghiệp là gì? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi đó và đưa ra những thông tin cần biết về Luật Lâm nghiệp.

Việc làm lâm nghiệp

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Đất lâm nghiệp là gì?

Đất lâm nghiệp là gì

Trước khi nói về khái niệm đất lâm nghiệp, trước hết, ta cần phải hiểu rõ khái niệm về nông nghiệp và đất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm các phân ngành nhỏ hơn và lâm nghiệp là một trong những phân ngành của nông nghiệp, là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.

Do đó, đất lâm nghiệp được xem là một loại đất nông nghiệp khi phân loại. Đất lâm nghiệp (hay đất rừng) là đất có rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, đất khoanh vùng phục hồi rừng (tức là đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chủ yếu), đất để trồng rừng mới (tức là đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng).

2. Phân loại đất lâm nghiệp

Phân loại đất lâm nghiệp

Nếu phân loại đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng thì ta sẽ có các loại đất lâm nghiệp như sau:

- Đất rừng sản xuất: là loại đất dùng để trồng rừng lấy gỗ, lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng để kinh doanh, rừng trồng ở loại đất này còn có tác dụng bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phòng hộ. Đất rừng sản xuất được chia làm hai loại nhỏ hơn là đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên (trồng và phục hồi tự nhiên) và đất rừng sản xuất là rừng trồng. Đất rừng sản xuất được giao cho cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất theo quy định pháp luật; cho tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê hoặc giao đất để trồng và bảo vệ rừng, trồng cây lâu năm, được phép kết hợp làm du lịch,

- Đất rừng phòng hộ: đây là loại đất lâm nghiệp dùng vào mục đích bảo vệ nguồn đất và nguồn nước, chống xói mòn, bạc màu đất, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, điều hòa khí hậu để hạn chế tăng nhiệt độ. Đất rừng phòng hộ được chia thành các nhóm nhỏ hơn, gồm 4 nhóm: phòng hộ đầu nguồn; phòng hộ chắn cát và chắn gió bay; phòng hộ chắn sóng và lấn biển; phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Khác với đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ chỉ được giao cho tổ chức quản lý có thẩm quyền để khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng theo quy hoạch của Nhà nước; giao đất rừng phòng hộ cho cá nhân, hộ gia đình sinh sống tại khu vực đó và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ.

- Đất rừng đặc dụng: loại đất lâm nghiệp này sẽ được dùng để xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, lưu trữ và bảo vệ các nguồn gen động thực vật quý hiếm, tạo hệ sinh thái quốc gia để phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch nghỉ dưỡng,…Đất rừng đặc dụng cũng được giao cho các tổ chức quản lý có thẩm quyền; có thể giao cho cá nhân, hộ gia đình sinh sống tại khu vực có rừng đặc dụng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn; được phép giao đất rừng đặc dụng với mục đích tái tạo, phục hồi rừng cho các cá nhân, hộ gia đình có thể sinh sống lâu dài tại nơi đó, những cá nhân, tổ chức quản lý đất rừng đặc dụng cũng cần tuân thủ các quy định về pháp luật và quy hoạch đối với loài hình đất lâm nghiệp đặc biệt này.

Việc làm lâm nghiệp tại Hồ Chí Minh

3. Những thông tin cần biết về đất lâm nghiệp

Những thông tin cần biết về đất lâm nghiệp

3.1. Đất lâm nghiệp có giấy tờ gì để chứng minh về quyền sử dụng?

Để chứng minh về quyền sử dụng đất lâm nghiệp về mặt pháp lý, ta có sổ đỏ (sổ xanh) hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng, cụ thể ở đây là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. Cá nhân hay hộ gia đình sẽ được cấp giấy chứng nhận này nếu đảm bảo các yêu cầu theo điều 33 của Nghị định 43/2024/NĐ-CP.

Xem thêm: [Cập nhật] Chi tiết mô tả công việc kỹ sư lâm nghiệp mới nhất

3.2. Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng quyền sử dụng không?

Nhu cầu về đất luôn là rất lớn vậy nên trước khi sở hữu một mảnh đất, chúng ta cần nắm rõ những điều luật quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng để không xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật. Theo điều 191 của Luật Đất đai năm 2024, đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng, cụ thể:

- Đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, chúng ta không được phép nhận quyền chuyển nhượng sử dụng đất nếu không nằm trong diện được chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nếu đất rừng nằm trong khu vực phòng hộ, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, rừng đặc dụng có phân khu phục hồi sinh thái thì cá nhân, hộ gia đình sẽ không được chuyển nhượng nếu không sinh sống trong các khu vực đã nêu.

- Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định sau về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp: có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (ngoại trừ các trường hợp đã nêu ở khoản 3 điều 186 và khoản 1 điều 1 168 của Luật Đất đai 2024; đất không thuộc diện tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và vẫn trong thời hạn sử dụng đất.

3.3. Những quy định về thế chấp đất lâm nghiệp

Theo quy định của pháp luật thì đất lâm nghiệp được phép thế chấp, tuy nhiên cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật như sau:

- Không được phép đem đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng ra thế chấp vì đây là tài sản mà nhà nước cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng.

- Không được phép thế chấp đất lâm nghiệp ở bất kì một tổ chức nào khác ngoài Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép hoạt động.

- Việc thế chấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp phải đăng kí giao dịch đảm bảo theo các mục a và b tại khoản 1 điều 4 Nghị định 102/2024 về đăng kí giao dịch đảm bảo.

Việc làm chăn nuôi

3.4. Điều kiện được đền bù khi đất lâm nghiệp bị thu hồi là gì?

Loại đất lâm nghiệp thường được tiền hành thu hồi ở đây là đất rừng sản xuất. Điều kiện để được đền bù khi đất lâm nghiệp bị thu hồi đã được quy định rõ trong điều 75 Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ sung năm 2024.

Bài viết trên đã làm rõ khái niệm đất lâm nghiệp là gì cùng những thông tin cần biết về đất lâm nghiệp. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về đất lâm nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4167 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT