Undergraduate là gì? Các thông tin về hệ thống Giáo dục ở Việt Nam

Theo dõi viecday365 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả viecday365.com Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Ngày đăng: 09-07-2024

Bạn có đang quan tâm về hệ thống Giáo dục ở Việt Nam? Bạn có từng nghe về thuật ngữ “undergraduate”? Bài viết dưới đây mình sẽ giúp bạn định nghĩa chính xác Undergraduate là gì. Bên cạnh đó cùng chia sẻ các thông tin về hệ thông Giáo dục tại Việt Nam nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm nhanh

1. Định nghĩa Undergraduate là gì và các thuật ngữ liên quan

Theo dòng chảy hội nhập thế giới, chúng ta cần phải làm quen dần với các thuật ngữ Tiếng Anh trong đời sống và đặc biệt là trong hệ thống giáo dục hiện nay đang dần hội nhập với Quốc tế. Undergraduate theo hệ thống giáo dục nước ngoài sẽ là những sinh viên năm cuối chưa tốt nghiệp. Chúng ta có thể cắt nghĩa từ “undergraduate” theo Tiếng Việt như sau: “Under” tức là dưới, ở đây áp vào ngữ cảnh ta có thể hiểu là chưa, chưa tới một cột mức đã định nào đó. “Graduate” tức là đã tốt nghiệp Đại học hay hoàn thành một khóa học có cấp chứng chỉ nào đó. Vậy sau khi gộp nghĩa chúng ta có thể hiểu chính xác Undergraduate dùng để chỉ những sinh viên chưa tốt nghiệp Đại học, những sinh viên năm cuối của trường Đại học.

Định nghĩa undergraduate là gì?
Định nghĩa undergraduate là gì?

Bên cạnh Undergraduate cũng có một số thuật ngữ liên quan mà chúng ta cần nắm được như:

- Graduate: Chỉ những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng và theo học một số bằng cấp cao hơn.

- Undergraduate Student: Những sinh viên đang học Đại học.

- Postgraduate: Chỉ những sinh viên đã hoàn thành chương trình Sau Đại học. Chương trình này chỉ áp dụng cho những người đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng. Ở Việt Nam có thể gọi là Cao học. Chương trình Cao học sẽ là nâng cao kiến thức hơn so với chương trình Đại học và sẽ áp dụng vào thực tiễn nhiều hơn. Postgraduate có nghĩa tương tự Graduate.

- Postgraduate Students: Những sinh viên đang học lên Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

- Degree là từ dùng để chỉ các loại bằng cấp, chứng chỉ nhưng chỉ từ cấp bậc Đại học trở lên.

- Certificate: dùng để chỉ các chứng nhận được cấp bởi các hệ thống giáo dục, trung tâm giáo dục trong một hệ thống giáo dục nhất định để xác nhận bạn đã hoàn thành một chương trình học hay một khóa học kỹ năng nào đó.

- Master: là những người học Cao học bằng Thạc sĩ.

- Doctor of Philosophi: chỉ những người nghiên cứu luận án để cấp bằng Tiến sĩ.

Xem thêm: Việc làm giáo dục đào tạo

Undergraduate là gì?
Undergraduate là gì?

Cv xin việc mẫu

2. Sự khác nhau giữ Undergraduate và Postgraduate (Đại học và Sau Đại học)

- Nội dung đào tạo ở chương trình Đại học có tính tổng quát hơn, cung cấp các kiến thức nền cơ bản. Nội dung ở chương trình Sau Đại học sẽ được nâng cao hơn, áp dụng vào thực tiễn chuyên môn của từng ngành nghề.

- Đào tạo Đại học thường là hình thức đào tạo tập trung và có số lượng lớn. Còn với hình thức Sau Đại học thường sẽ chỉ có một số ít người có mục đích học cao hơn để theo đuổi đúng ngành thì mới lựa chọn theo học.

Undergraduate và các thuật ngữ liên quan
Undergraduate và các thuật ngữ liên quan

- Chương trình Đại học thường chỉ tập trung vào đọc hiểu và ghi nhớ kiến thức còn với chương trình Sau Đại học sẽ đòi hỏi sinh viên phải có nghiên cứu riêng cho bất cứ một lĩnh vực nào đó. Các sinh viên học Cao học thường phải dành thời gian để nghiên cứu và bảo vệ luận án sau mỗi một môn học hay khóa học của mình.

Với chương trình Sau Đại học sẽ thường có 2 dạng bằng cấp chính là Bằng cấp Hàn lâm và Bằng cấp Chuyên nghiệp. Hầu hết ở cả 2 dạng bằng cấp thì đều có 2 nội dung đào tạo là đào tạo Thạc sĩ và đào tạo Tiến sĩ.

Xem thêm: Việc làm quản lý giáo dục

3. Hệ thống giáo dục Đại học tại Việt Nam

Kể từ năm 2024 chúng ta đã có một hình thức đổi mới trong giáo dục là tổ chức kì thi chung để xét tuyển Đại học là “Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia”. Sau khi các thi sinh dự thi xong, điểm tổng sẽ được lấy vừa làm điểm xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông, vừa lấy điểm các môn theo khối A,B,C,D,… để xét tuyển vào Đại học theo nguyện vọng của từng thí sinh. Việc tổ chức một kì thi chung giúp cho học sinh có thể tập trung ôn thi một lần duy nhất để đạt được kết quả cao nhất. Bên cạnh đó cũng giúp cho hệ thống giáo dục rút ngắn được thời gian của các kì thi tuyển, tiết kiệm được cho ngân sách quốc gia.

Giải đáp undergraduate là gì?
Giải đáp undergraduate là gì?

Xem thêm: Giáo dục đại học là gì? Vai trò của giáo dục đại học trong xã hội

3.1. Phương pháp đào tạo

Để theo kịp trình độ phát triển về Giáo dục Đào tạo của thế giới, trong những năm qua hệ thống Giáo dục Đại học đã có những bước phát triển và thay đổi mới. Phương pháp đào tạo theo các hệ thống tín chỉ đã dần được đưa vào tất cả các trường Đại học tại Việt Nam và đang có bước đầu đem lại những hiệu quả rõ rệt cho ngành giáo dục.

Phương pháp đăng kí tín chỉ giúp người học phát huy được tính chủ động và tự giác trong việc đăng kí môn học lẫn việc học tập của mỗi cá nhân. Các chương trình học, nội dung dạy học cũng được thay đổi nhằm giúp sinh viên tự chủ, sáng tạo hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. Phương thức học tín chỉ giúp nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi tri thức của mỗi sinh viên, người dạy sẽ chỉ giữ vai trò định hướng các nội dung và giải đáp các thắc mắc cho sinh viên mà thôi.

Undergraduate và hệ thống giáo dục Việt Nam
Undergraduate và hệ thống giáo dục Việt Nam

Tín chỉ là phương thức đào tạo có sự linh hoạt trong việc lựa chọn các môn học, tự sắp xếp, đăng kí thời gian học sao chi phù hợp với bản thân. Sinh viên được phép xin xét nghiệp khi đã hoàn thành đầy đủ số lượng tính chỉ mà mỗi nhà trường đã quy định. Tùy theo năng lực của mỗi sinh viên, việc học tín chỉ có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian tốt nghiệp của mỗi sinh viên.

Xem thêm: Các công việc liên quan đến Giáo dục có cơ hội việc làm cao

3.2. Hình thức đào tạo

Hình thức đào tạo có thể được hiểu cách hệ thống giáo dục tổ chức, sắp xếp các chương trình học nhằm trang bị, cung cấp đầy đủ được kiến thức nhất định cho người học. Có rất nhiều các hình thức đào tạo mà tùy vào nhu cầu và mục đích lấy bằng để làm gì, người học có thể lựa chọn được hình thức đào tạo phù hợp với mình nhất.

Các hình thức đào tạo hiện nay được Bộ giáo dục quy định gồm có hệ đào tạo chính quy, hệ vừa học vừa làm và hệ đào tạo từ xa. Người học có thể chuyển đổi các hình thức đào tạo bằng cách thi liên thông theo đúng quy định của Bộ giáo dục.

- Hình thức đào tạo chính quy thường được xét tuyển theo điểm thi của Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia. Hệ đào tạo chính quy tổ chức học theo dạng tập trung, các sinh viên được đăng kí ngành học theo đúng nguyện vọng của mình và lựa chọn đăng kí các lớp học theo hình thức tín chỉ mình đã phân tích ở nội dung trên. Với hệ đào tạo này, sinh viên sau khi ra trường sẽ được cấp bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư.

Tìm hiểu về Undergraduate
Tìm hiểu về Undergraduate

- Hình thức đào tạo vừa học vừa làm thường không học theo dạng tập trung. Hệ vừa học vừa làm đáp ứng nhu cầu cho những đối tượng công chức, viên chức đang đi làm muốn năng cao chuyên môn của bản thân. Đối với những người học có mong muốn vừa học vừa làm sẽ đăng kí với nhà trường và nhà trường sẽ tổ chức các lớp học tại chức theo đúng nguyện vọng và yêu cầu của người đăng kí. Người học sẽ tập trung tại các địa điểm học khác nhau theo từng học kì đã được thông báo trước, hết thời gian kì học, người học lại quay trở về nơi làm việc bình thường và chờ thông báo kì học mới. Hình thức này thường sẽ có lịch học vào buổi tối hoặc cuối tuần để nhằm đảm bảo việc làm của người học không bị ảnh hưởng quá nhiều.

- Hình thức đào tạo từ xa là một hình thức khá thuận tiện trong thời buổi công nghệ số được người học áp dụng rất nhiều hiện nay. Hình thức này phù hợp cho những đối tượng muốn nhanh chóng có thêm một số bằng cấp mà không mất quá nhiều thời gian đi lại cũng như thời gian học. Với hình thức này người học chủ động tự học là chính. Chất lượng hệ học từ xa cũng sẽ được đảm bảo giống với hệ đào tạo chính quy để đảm bảo người học vẫn được cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết của mỗi môn học thuộc chương trình học của mình. Sau khi kết thúc khóa học, người học cũng sẽ được cấp bằng như bình thường  và vẫn có theo học tiếp các chương trình Cao học như bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ.

Trên đây, mình đã giải đáp các thắc mắc của bạn về Undergraduate là gì? Bên cạnh đó mình cũng đã chia sẻ các hình thức giáo dục phổ biến hiện nay tại Việt Nam để giúp bạn lựa chọn được chương trình học phù hợp nhất với bạn nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem829 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT