GPA là gì? Những điều cần biết về GPA
Theo dõi viecday365 tạiGPA đã không còn là thuật ngữ xa lạ với các bạn học sinh, sinh viên đang có ý định đi du học. Nhưng có một số bạn vẫn chưa thực sự hiểu chính xác GPA là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ GPA nhé.
1. GPA là gì?
GPA là cụm từ viết tắt Tiếng Anh của Grade Point Average, hiểu theo nghĩa Tiếng Việt nghĩa là điểm trung bình tích lũy trong thời gian học của một học sinh, sinh viên. GPA sẽ giúp phản ánh các vấn đề liên quan đến điểm số và kết quả của mỗi học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, GPA thường sẽ được dùng làm điểm số để đánh giá năng lực của mỗi cá nhân khi họ có mong muốn đi du học tại các quốc gia khác ngoài Việt Nam. Tùy vào điểm GPA của mỗi cá nhân mà các trường đại học trên thế giới sẽ quyết định việc có nhận học sinh, sinh viên đó hay không. GPA tùy vào yêu cầu từng trường sẽ tính theo kì học, năm học hoặc theo toàn khóa học. Chính vì vậy, GPA là một điểm số rất quan trọng mà các học sinh, sinh viên có ý định đi học cần quan tâm và sát sao đến nó.
Xem thêm: Đại học Mở TP Hồ Chí Minh – Những thông tin hữu ích về trường
Đối với mỗi trường Đại học khác nhau lại có những quy định về điểm số GPA khác nhau nên điểm trung bình cộng của mỗi trường, mỗi ngành học cũng có những sự khác nhau. Điều quan trọng là khi đã xác định sẽ đi du học, bạn cần quan tâm đến các điểm tích lũy trung bình của mình, nên chủ động theo dõi, cập nhật về điểm số trong từng môn học, kì học. Nếu bạn đã xác định sẽ tham gia vào cuộc chiến săn học bổng tại các trường Quốc tế thì GPA cao chính là một lợi thế của bạn. Nếu như bạn đã hoàn thành quá trình học trên trường thì bạn cần khéo léo lựa chọn những trường Đại học có yêu cầu GPA phù hợp với kết quả tích lũy của bạn để nâng cao cơ hội giành được học bổng tại các trường đó.
Bạn có thể quan sát hay theo dõi GPA qua những chứng chỉ hay kết quả học tập nào? Ở Việt Nam, GPA thường sẽ được thể hiện trên điểm số của học bạ hay bằng chứng nhận tốt nghiệp của mỗi cấp bậc học. Với hệ thống giáo dục tại Việt Nam, GPA thường được thể hiện trên thang điểm 10. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã bắt đầu triển khai những cải cách giáo dục để nhằm tiếp cận gần hơn với các nền giáo dục trên toàn thế giới. Một minh chứng rõ ràng là hiện nay nền giáo dục Việt đã bắt đầu đẩy mạnh hơn việc học tín chỉ ở các trường Đại học và điểm số sau khi kết thúc khóa học được đánh giá trên thang điểm 4. Với cách đánh giá các mức điểm chữ như A, A+, B, B+,C, C+,… ở mỗi môn học trong quá trình học tập tại Đại học đã giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nền giáo dục Quốc tế, dễ dàng đánh giá được nâng lực của bản thân và tự tin hơn trong việc mong muốn được du học nước ngoài.
Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Những điều bạn có thể chưa biết
2. Sự cần thiết của GPA trong du học
Như phân tích ở trên có thể thấy GPA là một mắt xích quan trọng đầu tiên với mỗi học sinh, sinh viên khi bắt đầu có mong muốn được trở thành những du học sinh học tập tại các trường Đại học trên toàn thế giới.
- GPA sẽ là yêu cầu cơ bản nhất để mỗi trường Đại học tại nước ngoài đánh giá được tổng quát năng lực của học sinh. Bởi những điểm số hay kết quả học tập sau mỗi khóa học sẽ đánh giá được khái quát nhất các thông tin về năng lực học tập, khả năng nhận thức, khả năng phấn đấu và mức độ chăm chỉ của mỗi học sinh, sinh viên mà chưa cần qua bất cứ bài test nào.
Tại Mỹ, điểm GPA yêu cầu thường thấy phải tối thiểu là 3.3 còn với những bạn có ý định săn học bổng thì điểm trung bình phải đạt ít nhất từ 3.9. Trong khi đó ở Việt Nam, với mức trung bình 3.2 là bạn đã có một tấm bằng Tốt nghiệp xếp loại Giỏi. Có thể thấy đó là có sự chênh lệch giữa các tính điểm của các nước trên thế giới bởi có sự khác nhau về các tính điểm hay các yếu tố tác động khác trên thang điểm. Chính vì vậy bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ về các chỉ số GPA của những trường Đại học bạn mong muốn để có thể xác định được chính xác điểm số mà mình cần đạt được khi còn học tập tại Việt Nam nhé.
Tuy nhiên điểm số GPA cũng không quyết định tất cả. GPA chỉ là điều kiện cần để bạn có thể được xét duyệt tại các ngôi trường mà bạn mong muốn theo học, là yếu tố đầu tiên giúp các trường Đại học trên thế giới sàng lọc các ứng cử viên của mình. Ngoài GPA, tùy vào yêu cầu của mỗi trường Đại học, hồ sơ xét tuyển còn phải yêu cầu có thêm các điểm số như SAT, IELTS, TOEIC,... hay thư giới thiệu từ những người có uy tín hay các bảng thành tích, công trình nghiên cứu nổi trội mà bạn đã từng tham gia.
Ở các nước như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn,… việc đánh giá một sinh viên không chỉ dựa trên các minh chứng về điểm số mà bên cạnh đó các chỉ số thể hiện sự hoạt bát, năng động, sáng tạo, các thành tích tham gia có hoạt động ngoại khóa cũng đóng góp một phần không nhỏ. Minh chứng cho thấy đã có rất nhiều những sinh viên có kết quả học tập “khủng” nhưng lại không có được sự thành công vang dội bằng những sinh viên có kết quả học tập trung bình nhưng có thành tích hoạt động lại rất khá.
Song, vẫn không thể phủ nhận được tầm quan trọng của GPA đối việc đánh giá năng lực của mỗi du học sinh. Để đảm bảo được chắc chắn suất học bổng của mình, bạn cần nỗ lực thật tốt để đạt được kết quả học tập như mong muốn. Bên cạnh đó cũng cần dành thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa để làm đẹp hơn cho bảng thành tích hoạt động của mình nhé. Đây cũng sẽ là điểm mạnh để bạn có thể hoàn toàn thuyết phục được hội đồng xét duyệt các trường Đại học hàng đầu thế giới đó.
Xem thêm: Việc làm giáo dục đào tạo
3. Những lưu ý về điểm GPA
3.1. GPA có cần phải dự thi không?
GPA là điểm số tích lũy trong quá trình học tập của bạn vậy nên sẽ không có bất cứ kỳ thi nào dùng để tính điểm GPA cả. Bạn cần phấn đấu để đạt được GPA như mong muốn xuyên suốt trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức của mình.
3.2. Có thể xin được học bổng khi GPA có lỡ hơi thấp?
Việc apply học bổng một phần hay toàn phần phụ thuộc rất nhiều vào điểm số GPA của bạn. Song, điều kiện về điểm số cũng phải là tất cả, bạn hoàn toàn có thể nâng cao năng lực của bản thân bằng cách “show” ra các thành tích hoạt động ngoại khóa của bản thân, các thành tích tham gia những cuộc thi có nhiều tiếng vang hay khả năng Ngoại Ngữ lưu loát, tự tin. Bởi cũng tùy vào từng học bổng mà mỗi nhà trường sẽ đưa ra những tiêu chí riêng để thu hút sinh viên giỏi trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bạn cũng đừng quá mất tự tin khi điểm GPA của mình có lỡ thấp một chút nhé. Hãy tự tin khẳng định bản thân bằng những thế mạnh khác nữa nha.
Xem thêm: Học bổng Chevening là gì? Khám phá chi tiết học bổng Chevening
3.3. Quá trình xét duyệt du học có bị ảnh hưởng khi GPA thấp không?
Điều này hẳn nhiên là có nếu như mức điểm GPA của bạn không đạt được mức tối thiểu của trường Đại học đưa ta. Thông thường, mức GPA 6.0 sẽ là yêu cầu tối thiếu mà học sinh cần đạt được, đối với một số chương trình cấp cao hơn, điểm GPA có thể lên tới mức 7.0. Vì vậy, một lời khuyên chân thành dành cho bạn là nếu bạn đã có xác định rõ ràng về việc đi du học trong tương lai thì ngay từ khi bắt đầu, bạn hãy nỗ lực hết mức có thể để đạt được điểm số như mình mong muốn nhé. Việc học tập tại Việt Nam cũng không quá khó để bạn có được mức điểm cao phải không nào?
Hy vọng những thông tin về GPA là gì và những điều cần biết xung quanh GPA sẽ giúp bạn có một “hành trang” vững vàng trên con đường trở thành một du học sinh tương lai. Hãy hình thành ngay cho mình một thói quen học tập tốt từ bây giờ để có được điểm số GPA như mong muốn nhé.
1271 0