Tự mãn là gì? Tự mãn là một trong những ranh giới mong manh
Theo dõi viecday365 tạiTrong cuộc sống của mỗi chúng ta, chúng ta thường biểu hiện ra bên ngoài vô vàn tính cách khác nhau, trong đó có những tính cách ngăn cách với nhau bởi một ranh giới rất mong manh. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau mổ xẻ về tính cách mà con người thường rất hay xuất hiện đó là sự “tự mãn”. Để hiểu tự mãn là gì thì hãy nghiên cứu kỹ những thông tin dưới đây.
1. Khái quát về tự mãn là gì?
Con người từ khi sinh ra đã sở hữu ngay những khả năng nhất định, chỉ là khi nào đến lúc khả năng đó được bộc lộ thông qua quá trình rèn luyện tích cực của bản thân. Tuy nhiên, rất nhiều người lại cho rằng bản thân mình luôn giỏi giang hơn so với những người khác, phải chăng, đây chính là một trong những biểu hiện rõ rệt của sự tự mãn?
Tự mãn là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều khi chúng ta sử dụng để chỉ tính cách của một ai đó. Theo từ điển Tiếng Việt thì tự mãn có ý nghĩa là chỉ một người luôn tự thỏa mãn về những gì mà họ đã làm được, đã đạt được mà cho rằng bản thân họ không cần phải cố gắng hơn nữa.
Tự mãn còn được thể hiện ở trong mọi khía cạnh, ngay cả về vật chất lẫn tinh thần, là tự làm thỏa mãn bản thân mình, luôn cho rằng mình đã đạt được những điều mà những người khác đang phải cố gắng. Để có thể diễn ra về tự mãn trong tính cách con người thì chúng ta thường có câu ví von đó là: Ngủ quên trên chiến thắng.
Tự mãn còn được con người ví von với nhiều câu thành ngữ hay ho, chẳng hạn như dân mạng đồn nhau nói về những người tự mãn bằng cụm "ảo tưởng sức mạnh" vừa mang nghĩa châm biếm lại vừa mang tính chất vui cười, hoặc là khoa học cũng có đưa ra cụm từ "ảo giác ưu thế" để chỉ những người có tính cách tự mãn.
Trong tiếng Anh, từ tự mãn có thể được dịch từ một số từ khác nhau như là: Complacent, Self-satisfied và Full of oneself.
Tự mãn có ranh giới rất mong manh với tự tin, những người tự tin là rất tốt nhưng nếu tự tin quá đà thì sẽ thành tự mãn, lại trở thành thiên hướng của sự tiêu cực. Do đó, những người có tính cách tự mãn thì sẽ cần phải điều chỉnh lại hành vi, thái độ và nhận thức về sự thành công của mình trong các trường hợp của cuộc sống nhé.
Vậy, làm sao để biết bản thân mình hay những người xung quanh có phải là người có tính cách tự mãn hay không thì chúng ta hãy cùng nhau khám phá ở phần tiếp theo về biểu hiện của sự tự mãn nhé.
Xem ngay: Việc làm Chăm sóc khách hàng
2. Biểu hiện của tự mãn là gì?
Tất cả chúng ta luôn phấn đấu, học hỏi để có được sự tự tin trong mọi trường hợp, thế nhưng có những người vận dụng điều này một cách thái quá về khả năng của họ và khiến cho sự tự tin bị biến tướng thành tự mãn, dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc. Vậy thì, để không biến mình thành người tự mãn thì chúng ta cần phải nắm được những dấu hiệu của một người tự mãn để có cơ hội nhìn nhận lại bản thân mình và những người xung quanh.
- Người tự mãn sẽ luôn cho mình là đúng đắn:
Dấu hiệu dễ nhận thấy ở người tự mãn đó là luôn cho rằng ý kiến của mình luôn đúng, tất cả những ý kiến của người khác đưa ra đều bị bác bỏ, những người này thuộc tuýp người tự tin một cách thái quá đối với bản thân đến mức mù quáng, luôn nhận định vấn đề một cách phiến diện.
Những người này sẽ không bao giờ nhận là mình sai bởi vì họ luôn cho rằng họ đúng, bất kể ý kiến gì hay được góp ý bởi những người xung quanh. Nét tính cách này cần phải sửa ngay nếu như bạn không muốn bạn bị loại ra khỏi mọi cuộc thảo luận.
- Người tự mãn sẽ luôn coi thường người xung quanh:
Bản thân những người tự mãn sẽ luôn có thái độ coi thường những người xung quanh, luôn cho rằng mình là người tài giỏi, không ai bằng mình. Những người này sẽ luôn tỏ thái độ trịch thượng, khinh thường người khác, họ có sự bảo thủ và có cả phần độc đoán trong mọi ý kiến.
Những người tự mãn sẽ ỷ vào việc cho rằng mình giỏi mà luôn ức hiếp, lấn lướt đối phương, tự cho rẳng bản thân tài giỏi hơn người khác cho nên sẽ có thái độ coi thường người khác một cách công khai.
- Người tự mãn có thái độ vô lễ đối với bề trên:
Những người tự mãn sẽ nghĩ rằng mình là trọng tâm cảu vũ trụ, luôn thiếu kính trọng với cả những người hơn tuổi, đồng thời thái độ xấc xược, vô lễ được thể hiện với những người bề trên. Họ thường không coi trọng những lời răng dạy của người trên, thay vào đó họ sẽ gạt bỏ và dùng những lời nói không đúng mực với người hơn tuổi, có đôi khi còn xỉ nhục người hơn tuổi.
- Người tự mãn luôn kể về thành tích của mình:
Những người này sẽ ba hoa, nói rất nhiều về thành tích của bản thân, khoe khoang những điều đã làm hoặc ngay cả việc họ thổi phồng lên một vấn đề một cách quá đà để thể hiện rằng bản thân có giỏi giang, bất cứ việc gì cũng sẽ làm thành công.
Ngoài những biểu hiện được nêu ở trên thì còn vô số kể các biểu hiện của người tự mãn, để hiểu được nhiều hơn thì chúng ta hãy thật bình tĩnh, thật sắc sảo để nhận ra được đâu là người tự mãn, nhận ra bản thân mình có đôi khi tự mãn hay không để điều chỉnh.
Bởi vì sự tự mãn thực sự là một điều rất đáng sợ, rất tồi tệ mà không nên xuất hiện và tồn tại trong mỗi con người, trong cuộc sống hàng ngày. Nhìn nhận một cách khách quan để có thể điều chỉnh thái độ của bản thân thì chúng ta cần nắm được những nguyên nhân dẫn tới sự tự mãn và tác hại của tự mãn.
Xem thêm: Việc làm Tư vấn
3. Nguyên nhân, tác hại của tự mãn là gì?
Tự mãn chính là một trong những nguyên nhân xây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của mỗi con người. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà mỗi chúng ta cần nắm rõ để hiểu rõ hơn về sự tự mãn trong cuộc sống:
3.1. Nguyên nhân dẫn tới sự tự mãn
3.1.1. Tự mãn đến từ tâm lý nghĩ mình luôn đứng top
Những người ưa chuộng sự đặc biệt, luôn cho là mình tài giỏi thuộc top cao thì sẽ dẫn tới tính cách sự mãn. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân được suy luận từ các biểu hiện của tự mãn.
Con người luôn tự cho là mình trong top giỏi, bất cứ việc gì hay lĩnh vực nào đều có thể làm mặc dù chưa thử thực tế ra sao, họ luôn tự huyễn hoặc bản thân, tự cho rằng mình có trình độ cao để dẫn tới thái độ tự mãn, giỏi nói nhưng có thể đến khi làm không như họ nghĩ, hoặc nếu họ làm tốt thì thái độ tự mãn coi thường người khác lại càng dâng cao hơn nữa.
Tham khảo: Khuyết điểm là gì? Nên hay không thừa nhận khuyết điểm trước NTD
3.1.2. Tỏ ra mình vô tội không biết gì
Sự tự mãn đến từ những vấn đề mà con người cho là họ không tìm hiểu gì, bởi vì không đủ tầm để họ tìm hiểu hoặc là vấn đề mà nhiều người quan tâm lại chỉ có thể có những người như họ thì mới có thể lĩnh hội được.
Theo đó, những người này sẽ hạ thấp mục tiêu của những người xung quanh mình, cho rằng mục tiêu của họ tầm thường không đáng để chú ý hay để tâm. Họ luôn cho rằng mục tiêu của mình thực sự rất cao cả.
3.2. Tác hại của sự tự mãn
Tính tự mãn nảy sinh ra rất nhiều vấn đề, những người có tính cách này sẽ không cảm thấy mình cần phải học tập hay là rèn luyện bất cứ điều gì, từ đó khiến cho họ cảm thấy mọi thứ thật tầm thường, nhàm chán.
Họ cũng sẽ mất dần đi sự năng nổ, nhiệt tình, họ sẽ không thể nào có động lực để tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp, họ nghĩ rằng mình đã ổn và cứ thế hưởng thụ trên sự tài giỏi của mình. Đồng thời, những người tự mãn sẽ thường xuyên nhận lại sự khó chịu của mọi người.
Khi tự mãn nảy sinh trong tâm trí, những người này thường nước tới chân thì mới bắt đầu nhảy, do đó họ không có cầu tiến, họ gặp phải không ít những tiêu cực, dẫn tới công việc không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Nếu như cứ để tình trạng này kéo dài thêm nữa thì chắc chắn bạn sẽ mất dần đi sự tự tin trong con người mình, không cần phải có kế hoạch nhìn nhận lại vấn đề, điều chỉnh lại thái độ và tác phong của bản thân để có thể taojra được những giá trị sống đầy giá trị tốt đẹp. Hãy luôn không ngừng nỗ lực, đừng ngủ quên trên bất cứ thành tựu nào mà bản thân tạo ra, cũng đừng quá ảo tưởng về sức mạnh của bản thân để đến nỗi cảm thấy bản thân không cần phải cố gắng nữa.
Tự mãn là gì? Đó chính là những gì mà Thanh Vân đã chia sẻ để các bạn hiểu rõ về một nét tính cách tiêu cực của con người. Các bạn hãy luôn chủ động để làm chủ bản thân, hãy xua đi những biểu hiện tiêu cực khiến cho bản thân của mình trở nên tự mãn quá đà khiến cho mọi thứ diễn ra một cách không hoàn chỉnh.
8242 0