[Trình dược viên là gì?] Nghề của những “chú lính chì” dũng cảm
Theo dõi viecday365 tạiTrình dược viên là gì? Đây chắc hẳn luôn là câu hỏi của nhiều người khi tìm hiểu về nghề này. Thu nhập đáng ngưỡng mộ và khả năng thăng tiến cao trong sự nghiệp đã khiến cho Trình dược viên trở thành một trong những công việc được “săn đón” nhất hiện nay. Đối với ai có chuyên môn về dược phẩm, hẳn vị trí việc làm này là vô cùng lý tưởng. Mặc dù có khá nhiều ý kiến cho rằng, Trình dược viên chỉ là một “salesman” thông thường. Tuy nhiên để hiểu chính xác về nghề Trình dược viên là gì? Họ làm những công việc cụ thể nào và công việc này có thực sự dễ dàng sở hữu? Cùng lắng nghe những tâm sự nghề nghiệp qua bài viết của timviec356.com bạn nhé!
1. Khắc họa chân dung nghề Trình dược viên
Đôi khi bạn sẽ bắt gặp một Trình dược viên ở các tiệm bán thuốc, mặc dù chân dung phía sau nghề nghiệp này nếu không là người trong nghề thì không phải ai cũng rõ.
1.1. Trình dược viên là gì?
Trình dược viên là những cá nhân được các nhà sản xuất thuốc và công ty phân phối dược phẩm thuê để tư vấn giáo dục, giới thiệu về các sản phẩm của họ trong ngành công nghiệp này, đến các bác sĩ ở bệnh viện, phòng khám hay các dược sĩ ở các cửa hàng thuốc lớn nhỏ.
Nói chính xác, Trình dược viên không phải là những cá nhân bán thuốc trực tiếp đến tay người tiêu dùng hay các bệnh nhân. Mà họ đóng vai trò như một trung gian thứ ba, một người kết nối các điểm phân phối thuốc với những sản phẩm dược để đưa ra những giải pháp điều trị, cải thiện sức khỏe cho các bệnh nhân và người tiêu dùng. Tựu chung, có thể khẳng định, những Trình dược viên là người có một tác động mạnh mẽ đến việc kê đơn của các bác sĩ hay các dược sĩ đang làm việc ở các cơ sở khám chữa bệnh và cung cấp dịch vụ y tế hiện nay.
1.2. Trình dược viên có bao nhiêu loại?
Đừng cho rằng Trình dược viên là một người bán hàng thông thường, thậm chí nếu không am hiểu, bạn sẽ không thể nào biết rằng nghề nghiệp này cũng có những phân loại khác nhau. Khi nói đến Trình dược viên, thường sẽ đề cập đến hai loại như sau:
+ Trình dược viên OTC: Hay còn được gọi là Trình dược viên nhà thuốc, Trình dược viên tiệm thuốc,... Các Trình dược viên OTC là những cá nhân được tuyển dụng để phụ trách việc “bán thuốc” tại các địa điểm nhà thuốc trên một địa bàn nhất định. Chẳng hạn như, một Trình dược viên OTC được phân công nhiệm vụ ở địa bàn Quận Đống Đa, Hà Nội. Theo đó, họ sẽ làm công việc khảo sát, gặp gỡ và đến trực tiếp các cửa hàng, quầy thuốc trên địa bàn quận Đống Đa. Xây dựng mối quan hệ và thực hiện tư vấn, giới thiệu, hướng dẫn các sản phẩm dược cho các đối tác này.
Với Trình dược viên OTC, đặc trưng công việc của họ khá vất vả, vì thường xuyên phải “chạy ngược chạy xuôi”, “dầm mưa dãi nắng” để thực hiện nhiệm vụ của mình. Xong đây có thể là công việc khá phù hợp, lý tưởng cho những ai có chuyên môn không quá cao, chẳng hạn như các bạn tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng.
+ Trình dược viên ETC: Khác với OTC, Trình dược viên ETC thường được gọi là các Trình dược viên bệnh viện. Vì công việc của họ chủ yếu là tiếp xúc với môi trường trong các phòng khám tư nhân, các bệnh viện ở các tuyến. Thông thường, mỗi trình ETC sẽ được phân công cụ thể danh sách các bệnh viện, phòng khám để thực hiện nhiệm vụ của mình. Đối tượng họ hướng đến các những bác sĩ, dược sĩ cao cấp trong các bệnh viện, phòng khám. Đó cũng chính là lý do những Trình dược viên đòi hỏi cao hơn ở tính chuyên môn và sự am hiểu về sản phẩm cũng như thị trường sản phẩm. Đổi lại, công việc này không quá vất vả như OTC, vì họ không phải di chuyển quá nhiều, nếu đã xây dựng được mối quan hệ tốt, công việc của họ sẽ dễ dàng thuận lợi hơn.
Những Trình dược viên ETC thường được tuyển dụng với các cá nhân tốt nghiệp ở một số trường Cao đẳng hoặc các trường Đại học y dược trở lên.
Việc làm y tế - dược tại Hà Nội
2. Một ngày làm việc của Trình dược viên
Rất nhiều ý kiến cho rằng, Trình dược viên chỉ đơn giản là những “chân bán hàng” mà có thể ai cũng đảm nhiệm được. Bây giờ, khi đã biết chân dung nghề Trình dược viên là gì? Bạn có thắc mắc một ngày làm việc của họ ra sao? Và thực sự có phải ai cũng làm được công việc này hay không?
2.1. Nội dung công việc của Trình dược viên
Trình dược viên là các chuyên gia về các dòng sản phẩm của công ty họ. Vì vậy, họ không chỉ phải tìm hiểu về các sản phẩm của công ty mà còn phải tìm hiểu về các loại thuốc cạnh tranh đang có mặt trên thị trường. Các công ty dược phẩm tạo ra và bán các sản phẩm tương tự. Do đó, những Trình dược viên cần có hiểu biết chính xác về bất cứ thứ gì và vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào trên thị trường. Hơn hết, họ có thể giải thích sự khác biệt giữa các sản phẩm cho nhà cung cấp và nêu bật lợi ích của dòng dược phẩm mà họ đang đại diện để bán hàng.
Ở mỗi doanh nghiệp, một Trình dược viên có thể được phân công những nhiệm vụ không giống nhau. Tuy nhiên, khi nói về nghề nghiệp này, thường một ngày làm việc của họ sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
+ Trực tiếp đến các cơ sở nhà thuốc, tiệm thuốc, phòng khám, bệnh viện đã được phân công ở một địa bàn cụ thể để thực hiện việc tư vấn và giới thiệu các sản phẩm do công ty phân phối.
+ Thiết kế chiến lược, triển khai các kế hoạch kinh doanh, bán hàng nhằm đảm bảo chỉ tiêu doanh số đã được phân công.
+ Liên tục cập nhật các thông tin về sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu trên thị trường. Nắm bắt các đặc trưng của thị trường ở một thời điểm cụ thể.
+ Xây dựng, duy trì và chăm sóc các mối quan hệ với đối tác khách hàng trên địa bàn và khu vực đã được phân công phụ trách.
+ Là người đại diện thương hiệu cho công ty, chúng tôi không ngừng cố gắng để lan tỏa thương hiệu và xây dựng niềm tin khách hàng với doanh nghiệp.
+ Tổng hợp, xử lý phân tích và lập báo cáo kinh doanh, tình trạng kinh doanh của địa bàn đã được phân công theo định kỳ, gửi lên cấp trên phụ trách.
+ Triển khai và thông báo kịp thời đến khách hàng, đối tác các chương trình, ưu đãi, khuyến mãi và những hoạt động điều chỉnh khác của công ty (như giá thành, sự kiện tri ân,...)
+ Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu làm việc rõ ràng, xây dựng báo cáo chi tiết về kết quả bán hàng định kỳ hoặc theo sự chỉ đạo của cấp trên phụ trách.
+ Đảm bảo công tác truyền thông một cách trung thực, không gian dối đến các khách hàng về thông tin sản phẩm.
+ Mở rộng thị trường phân phối cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ, phòng khám, bệnh viện.
+ Tìm kiếm khách hàng mới, tiếp tục chăm sóc, xây dựng mối quan hệ với hệ thống khách hàng cũ.
+ Phụ trách công tác nghiên cứu, khảo sát và phát triển thị trường, thăm hỏi thường xuyên tình hình phân phối sản phẩm của các khách hàng. Tiếp nhận đơn hàng mới của khách hàng, gửi về kịp thời cho bộ phận thiết lập đơn, giao đơn (có thể kiêm luôn nhiệm vụ giao hàng).
+ Xây dựng báo cáo về danh sách khách hàng mới và gửi về cấp trên phụ trách.
+ Xây dựng các báo cáo về kết quả kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, kiến nghị và đề xuất của khách hàng,... theo định kỳ quý/tháng/năm lên cấp trên phụ trách hoặc ban giám đốc của công ty.
Những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn giải đáp những thắc mắc về Trình dược viên làm gì trong một ngày làm việc rồi phải không? Bây giờ, hãy nghĩ về mức thu nhập đáng mong đợi của nghề nghiệp này nhé.
Việc làm y tế - dược tại Hồ Chí Minh
2.2. Mức thu nhập của Trình dược viên
Được mệnh danh là nghề có thu nhập “khủng”, Trình dược viên được nhiều bạn trẻ săn đón trong mỗi mùa tuyển dụng. Thực vậy, vì chỉ xét về khối công việc, nhiệm vụ khổng lồ mà một ngày họ phải đảm nhiệm. Cũng có thể nhận định phần nào về mức lương mà họ thu về. Không chỉ là nhân viên kinh doanh hay bán hàng thông thường, trong lĩnh vực phức tạp như y tế, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe,... Các Trình dược viên cần là những cá nhân xuất sắc về chuyên môn trong lĩnh vực, cộng với sự am hiểu về sản phẩm cung cấp, về đặc trưng thị trường, về tâm lý khách hàng,...
Tất cả “độ khó” đang tạo ra cho nghề nghiệp này, giúp họ thu về được mức hầu bao xứng đáng. Thông thường, Trình dược viên sẽ nhận về được hai khoản thu nhập, một là khoản lương cố định của công ty thiết lập. Lương cố định có thể không giống nhau, vì còn tùy thuộc vào doanh nghiệp mà họ làm việc (trung bình từ 4 - 5 triệu). Ngoài ra, có thể nói độ “giàu có” của Trình dược viên phụ thuộc đa phần vào mức thu nhập thứ hai, đó là khoản phần trăm hoa hồng nhận được cho số lượng sản phẩm bán ra và chỉ tiêu doanh số đạt được. Trung bình, tối thiểu một Trình dược viên có thể thu nhập từ 10 triệu/tháng, hoặc cũng có thể lên đến vài chục triệu hàng tháng là bình thường.
3. Bí quyết để trở thành một Trình dược viên là gì
Trình dược viên là gì? Có thể nhận định họ là những người có cá tính riêng biệt. Họ có xu hướng là những cá nhân dám nghĩ dám làm, đôi khi là thích phiêu lưu, không ngại mạo hiểm, có phần tham vọng và quyết đoán. Nói đến Trình dược viên, họ cũng là những người hướng ngoại, năng nổ, nhiệt tình, tự tin cao và lạc quan trong khi thực hiện nghề nghiệp của mình. Họ cũng phải thường xuyên tạo động lực cho chính bản thân, là người biết cách thuyết phục và có một ưu thế nhất định trước các khách hàng. Đó cũng chính là lý do, có khá nhiều người không “trụ” được với nghề này, vì độ khó và phải đối mặt với khá nhiều áp lực cũng như thách thức.
3.1. Nghề đề cao tính chuyên môn
Trước hết, cần khẳng định lại, Trình dược viên không phải là nghề đơn thuần như ý kiến cho rằng họ là một nhân viên bán hàng mà ai cũng làm được. Bạn có thể tự tin khi giới thiệu, tư vấn một chai nước mắm, gói mì sợi,... Nhưng khó có thể làm tương tự với một sản phẩm về thuốc men. Chuyên môn là yêu cầu và điều kiện đầu tiên trước khi bạn bước chân vào nghề Trình dược viên.
Thông thường, các công ty phân phối, sản xuất dược phẩm sẽ đòi hỏi những bằng cấp chuyên ngành dược từ Trung cấp cho đến Cao đẳng, Đại học. Như đã đề cập ngay từ ban đầu, với trình OTC, sẽ phù hợp với các bạn học Cao đẳng hoặc thậm chí là Trung cấp. Với trình ETC, bạn cần có văn bằng cao hơn, tại các trường Cao đẳng dược có tiếng, chất lượng đào tạo cao hoặc cấp độ Đại học trở lên. Chuyên môn là điều kiện ban đầu mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở một Trình dược viên. Bởi dược phẩm là ngành có đặc trưng riêng, lại có tác động to lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người. Chính vì thế, nếu không có am hiểu, không có kiến thức chuyên ngành, bạn sẽ không thể trở thành một Trình dược viên đúng nghĩa.
3.2. Bộ kỹ năng không thể thiếu cho Trình dược viên
Lý do nhiều cá nhân có đủ chuyên môn nhưng không thể “chung sống” với nghề Trình dược viên lâu dài là gì? Đó chính là sự thiếu hụt và yếu kém về kỹ năng. Ngoài kiến thức, kỹ năng là một trong những chìa khóa mang đến sự thành công nhất định cho mọi công việc, đặc biệt là công việc Trình dược viên. Như một nhân viên “bán hàng cao cấp”, bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với các thách thức, từ công ty, từ khách hàng, từ sự biến động trong thị trường nói chung và hàng loạt các yếu tố phụ tác động. Làm thế nào để bạn có thể tiếp tục làm tốt công việc này? Và làm thế nào để mỗi ngày làm việc không phải là một nỗi ám ảnh cho riêng bạn?
Trên thực tế, sẽ có một vài chương trình đào tạo về kỹ năng cho các Trình dược viên, sau khi bạn đã được nhận vào làm việc ở các công ty. Mặc dù vậy, kỹ năng cũng là “điều kiện đủ” để khi đứng trước nhà tuyển dụng, bạn có thể phát huy giá trị bản thân và đánh bật những đối thủ cạnh tranh khác. Ngay từ bây giờ, hãy trang bị cho mình bộ kỹ năng chuẩn cho một Trình dược viên trong tương lai. Dưới đây là gợi ý của timviec356.com:
+ Kỹ năng giao tiếp: Thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi thông tin sản phẩm với khách hàng. Điều bạn cần có là kỹ năng ăn nói khéo léo, tự tin và gây được thiện cảm với người đối diện.
+ Kỹ năng thương lượng và thuyết phục: Tại sao khách hàng phải mua sản phẩm của bạn trong khi trên thị trường còn nhiều lựa chọn khác? Sản phẩm của bạn có gì khác biệt và họ sẽ nhận được những ích lợi nào từ việc trở thành khách hàng của công ty bạn? Tất cả những nghi vấn này được đặt ra là vì, một Trình dược viên cần thiết phải trang bị cho mình kỹ năng thương lượng và thuyết phục. Đặc biệt là với những đối tác “khó tính” như các bác sĩ, dược sĩ tại các bệnh viện.
+ Kỹ năng tìm kiếm thông tin, mở rộng thị trường khách hàng: Liên tục tìm kiếm khách hàng mới là đặc trưng nhiệm vụ của một Trình dược viên. Bên cạnh đó, khi được phân công phụ trách một khu vực, địa bàn nhất định, bạn cũng cần nhanh chóng tìm hiểu các thông tin mới về khách hàng trong khu vực đó.
+ Kỹ năng xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ: Khách hàng thị trường dược phẩm rất khó khăn với có thể thuyết phục được. Đó là lý do bạn nên biết cách làm cách nào để duy trì các mối quan hệ cũ, xây dựng và phát triển các mối quan hệ mới nhé.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Các Trình dược viên thường xuyên gặp phải những phản bác và nghi vấn ngược lại của khách hàng. Đặc biệt là trong quá trình giới thiệu sản phẩm cho các bác sĩ, dược sĩ. Điều quan trọng là hãy giữ bình tĩnh, chuẩn bị tâm lý và kiến thức về sản phẩm, thị trường chung để phản ứng lại những tình huống như thế này nhé.
+ Sự trung thực và kiên trì: Trình dược viên nên đề cao tính trung thực. Trung thực trong tư vấn và thông tin sản phẩm đến khách hàng cũng như báo cáo hoạt động kinh doanh với cấp trên. Đó là cách để bạn xây dựng niềm tin với họ. Đồng thời, đây là một công việc khá khó khăn, gặp nhiều áp lực và thách thức không nhỏ, chính sự kiên nhẫn sẽ giúp bạn tiếp thêm động lực và niềm tin về tiếp tục với công việc này.
4. Trình dược viên và những thách thức không phải ai cũng biết
Đến đây, khi đã hiểu nghề Trình dược viên là gì? Công việc của họ ra sao và cần những gì để có thể tham gia vào công việc này? Bạn có tự tin để chinh chiến như những “chú lính chì” dũng cảm?
Người ta ít gọi tên các Trình dược viên, bởi trong suy nghĩ, họ chỉ là những người đi “bán thuốc dạo”. Họa chăng, ngày nay công việc này đã phần nào bị hạ thấp về vai trò và thanh danh nghề nghiệp? Theo thống kê của viecday365.com, những cá nhân làm công việc này thực sự là những người vô cùng bản lĩnh. Hàng ngày phải di chuyển, đi khảo sát thực tế, gặp gỡ nhiều người, không được chào đón, đối mặt với hàng loạt các khó khăn do khách hàng tạo ra. Tất cả đã tôi luyện nên ý chí của những cá nhân đang hành nghề với công việc này.
Mặc dù vậy, Trình dược viên có nhiều góc khuất về mặt nghề nghiệp. Đặc biệt là những người mới gia nhập, như các bạn sinh viên mới ra trường. Được phân công khu vực phụ trách mới, nhưng các khách hàng dường như đã trở thành đối tác của những “người đi trước”. Họ thường xuyên hạ tiền hoa hồng để bù lại giá cho sản phẩm, để sản phẩm có thể được bán ra, để đáp ứng được chỉ tiêu về doanh số,... Bên cạnh đó, nhiều công ty tuyển dụng Trình dược viên hiện nay có xu hướng tuyển dụng đại trà, yêu cầu chuyên môn thấp, khiến ai ai cũng có thể trở thành Trình dược viên, bôi xấu danh dự nghề nghiệp với đa phần các mưu mẹo để bán được hàng trên thị trường.
Vì vậy, để sống đúng nghĩa, sống lâu với nghề Trình dược viên, dường như các cá nhân hành nghề chính nghĩa phải không ngừng đấu tranh với cái xấu, các cạm bẫy nghề nghiệp và nuôi dưỡng đam mê, không ngừng tạo động lực để thôi thúc bản thân bước tiếp.
Trên đây là những chia sẻ của timviec356.com về chân dung nghề nghiệp Trình dược viên là gì? Truy cập ngay hệ thống website để nhận cơ hội với vị trí Trình dược viên ở khắp các tỉnh thành toàn quốc nhé!
4358 0