Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa đúng nhất
Theo dõi viecday365 tạiTrình độ văn hóa là gì? Nên ghi trình độ văn hóa như thế nào trong CV xin việc để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và không bị nhầm giữa trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về vấn đề này.
1. Trình độ văn hóa là gì?
Khi nói đến trình độ học vấn mọi người sẽ nghĩ ngay đến đây là một thước đo về trình độ học vấn riêng của mỗi người thông qua những bằng cấp mà người đó có được, theo đánh giá về trình độ văn hóa trên các loại giấy tờ như sơ yếu lý lịch. Những người đã được đào tạo ở các cấp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp thì đều được ghi là 10/10, hay 7/10. Còn trình độ chuyên môn được công nhận là đại học kinh tế, đại học sư phạm.
Nhưng có rất nhiều câu hỏi xuất hiện như việc xác định như trên có chính xác hay không và có rất nhiều người chưa hiểu được trình độ văn hóa là gì và ghi như thế nào cho đúng thì bài nội dung bên dưới sẽ lấy ví dụ cụ thể hơn để bạn dễ hiểu dễ hình dung.
Trình độ văn hóa nói một cách dễ hiểu là trình độ học vấn của từng người,theo hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Ví dụ như trình độ văn hóa học hết cấp 2, hay trình độ văn hóa học hết cấp 3… đây là những cấp bậc trong hệ thống đào tạo của nước ta.
Vậy trình độ văn hóa hay xuất hiện ở đâu và viết trình độ văn hóa như thế nào cho đúng. Sẽ được trả lời ở nội dung sau.
Trình độ văn hóa là một mục không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch mà chúng ta thường gặp khi bạn viết hồ sơ, nó xuất hiện trong tất cả giấy tờ lý lịch trích ngang hay kế khai thông tin cá nhân. Nếu bạn học qua các cấp bậc nào trong hệ thống giáo dục nước Việt Nam thì bạn cần phải ghi những cấp bậc đó.
Nếu như trước đây chúng ta có trình độ văn hóa hệ 10 năm. Xuất hiện ở những thế hệ 6x, 7x thì khi viết những giấy tờ có thông tin về trình độ văn hóa bạn có thể ghi là 10/10 hoặc 7/10 nếu bạn học xong lớp 7 hoặc 8/10 nếu bạn học xong lớp 8…
Hiện nay, trong hệ thống giáo dục Việt Nam, sau khi hoàn thành 8 lớp, bạn sẽ có trình độ văn hóa là 8/12. Nếu hoàn thành 12 lớp, trình độ văn hóa sẽ là 12/12. Đây là cách biểu diễn trình độ học vấn trong hệ thống giáo dục 12 lớp của Việt Nam và là yếu tố quan trọng khi viết lý lịch trích mang.
Nhiều người sẽ thắc mắc là nếu như bạn học xong 12 lớp sau đó thi đỗ đại học theo học các trường đại học thì bạn sẽ viết trình độ học vấn như thế nào phải không, đã có rất nhiều bạn viết sai và viết không đúng vấn đề này. Với những vấn đề này bạn cần lưu ý là trình độ học vấn nếu bạn đã học xong lớp 12 và đang theo học đại học, cao đẳng… thì bạn vấn viết là 12/12. Còn việc bạn học đại học, theo học các chuyên ngành nào nó sẽ ghi ở mục trình độ chuyên môn chứ không phải trình độ văn hóa. Bạn nên phân biết rõ hai khái niệm này để ghi cho chính xác.
Với những chia sẻ về định nghĩa và ví dụ sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về trình độ văn hóa, phân biệt được trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn để việc viết vào các giấy tờ luôn đúng.
2. Hướng dẫn cách viết trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch sẽ có một phần để hỏi về trình độ học văn hóa của ứng viên, ứng viên nên hiểu và viết đúng phần này, vì phần này không phải là phần khó nếu viết sai bạn sẽ bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng chình vì vậy bạn nên chú ý để có được những cách viết đúng nhất.
Bạn có hai cách viết về trình độ văn hóa đó là:
+ Nếu bạn đang ở trên sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ ghi trình độ văn hóa bạn sẽ điền là 12/12
+ Nếu bạn đang ở trên sơ yếu lý lịch hoặc hoặc hồ sơ ghi trình độ học vấn bạn sẽ điền là (cấp 3, đại học, v.v.).
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…
3. Gợi ý cách tìm ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với vị trí tuyển dụng
Việc lựa chọn được những ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với vị trí tuyển dụng sẽ mang đến cho doanh nghiệp, công ty rất nhiều lợi ích. Giúp cho ứng viên sẽ nhanh chóng bắt kịp với công việc, có thể áp dụng những kiến thức, năng lực và kinh nghiệm vào môi trường làm việc và còn rất nhiều lợi ích khác mà nhà tuyển dụng cần đến thông tin về trình độ văn hóa. Nội dung bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn biết cách tìm ứng viên phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng dựa trên trình độ văn hóa.
3.1. Giới thiệu cho ứng viên hiểu về văn hóa doanh nghiệp
Để xác định, tìm người phù hợp với vị trí công ty và để ứng viên biết được công ty đó có phù hợp với mình không bạn cần phải nêu rõ về môi trường làm việc cho ứng viên để ứng viên biết được bạn có phù hợp với vị trí công ty hay không và từ đó có những quyết định lựa chọn là có làm việc tại công ty hay không.
3.2. Đưa ra những câu hỏi đề đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên có phù hợp
Với những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ có cái nhìn rất đúng về ứng viên, chính vì vậy mà khi trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi cụ thể để đánh giá được năng lực của ứng viên, cũng có nhiều trường hợp thường lựa chọn ứng viên theo con mắt chủ quan dẫn đến việc lựa chọn sai người và làm cho chất lượng công việc bị giảm sút. Chính vì vậy mà bạn cần phải có những câu hỏi để khai thác những thông tin về trình độ văn hóa để có được những lựa chọn đúng nhất.
Nhà tuyển dụng cần phải có một bảng các câu hỏi từ dễ đến khó từ đó cho ứng viên làm để xác định xem ứng viên phù hợp với vị trí nào để xác định sự phù hợp của từng ứng viên vào từng vị trí của công ty.
3.3. Sử dụng những câu hỏi mở để đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên
Việc sử dụng câu hỏi mở để đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên đó có tư duy trả lời như thế nào trong những tình huống đó, hướng trả lời đó có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không, từ những câu hỏi mở đó nhà tuyển dụng sẽ nhìn ra được hướng giải quyết của từng ứng viên.
3.4. So sánh các ứng viên
Từ buổi phỏng vấn sẽ có rất nhiều ứng viên tham gia ứng tuyển những vị trí thì chỉ có một vài vị trí. Đây là thời điểm mà nhà tuyển dụng cần phải cân đo đong đếm giữa các thí sinh, tình ra điểm giống nhau của các thi sinh sau đó lựa chọn trong nhóm thí sinh có câu trả lời giống nhau đó những thí sinh xuất sắc nhất và đưa đến những quyết định đúng nhất có lựa chọn hay không.
3.5. Cân nhắc xem xét sự tương tác của ứng viên với những người khác
Môi trường làm việc của một công ty, một doanh nghiệp rất quan trọng, môi trường làm việc cần phải có sự tương tác, giữa nhân viên với nhân viên và giữa nhân viên với giám đốc cần phải có sự trao đổi với nhau thì mới có kết quả tốt.. Mỗi một công ty có một văn hóa nghề nghiệp khác nhau chính vì vậy mà các bạn cần phải cân nhắc xem xét sự tương tác của ứng viên với những đồng nghiệp khác như thế nào, xem xét ứng viên có phù hợp với tập thể công ty hay không. Từ đó chúng ta cũng biết được trình độ văn hóa của ứng viên như thế nào có phù hợp với vị trí công ty hay không.
Từ những câu hỏi phỏng vấn, từ những tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra nhà tuyển dụng sẽ thấy được người ứng viên đó có phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang tuyển hay không, trình độ văn hóa giúp cho việc tìm ứng viên phù hợp rất quan trọng, chỉ những người có trình độ văn hóa phù hợp mới có thể làm việc lâu dài với công ty, chính vì vậy mà nhà tuyển dụng nên đưa ra nhiều câu hỏi để đánh giá đúng trình độ văn hóa của ứng viên, để khi trúng tuyển ứng viên sẽ làm việc lâu dài với công ty.
Bài viết trên là những thông tin cơ bản và cần thiết cung cấp cho ứng viên những thông tin, những hiểu biết về trình độ văn hóa, trả lời được câu hỏi trình độ văn hóa là gì? cách ghi trình độ văn hóa như thế nào cho đúng trong sơ yếu lý lịch và đặc biệt là đưa ra một vài tuyệt chiêu giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng lựa chọn những ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với công ty để từ đó tuyển dụng được những ứng viên phù hợp nhất. chúc bạn bỏ túi được thật nhiều kinh nghiệm bổ ích nhất thông qua bài viết này.
6140 0