Tổ dân phố là gì? Những vấn đề cơ bản liên quan tới tổ dân phố
Theo dõi viecday365 tạiBộ máy tổ chức của Việt Nam hoạt động hiệu quả một phần cũng nhờ tới hoạt động quản lý của thôn, tổ dân phố - cánh tay nối dài giữa chính quyền cơ sở với nhân dân. Tuy nhiên hiểu biết của người dân về vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ dân phố còn rất hạn chế. Vậy hãy cùng viecday365.com bổ sung kiến thức về tổ chức này qua bài biết tìm hiểu “tổ dân phố là gì?” dưới đây nhé!
1. Khái niệm tổ dân phố theo quy định
Thôn, Ấp, Bản và tổ dân phố là cấp quản lý thấp nhất trong cơ cấu tổ chức quản lý của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, tổ dân phố là một tổ tự quản cấp xã trực thuộc phường, không phải là một cấp hành chính. Một tổ dân phố là một cộng đồng dân cư sống cùng trên một địa bàn, một khu vực thuộc quản lý của một phường, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp để phát huy và triển khai các hình thức hoạt động phục vụ mục đích tự quản, tự tổ chức nhân dân trong phạm vi tổ dân phố có trách nhiệm thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước cùng những công việc từ cấp trên giao.
Tuy cả thôn và tổ dân phố đều không phải là cấp hành chính nhưng vai trò cơ sở là rất quan trọng bởi đó là nơi thực hiện các nhiệm vụ công tác của địa phương. Do vậy việc phát huy vai trò chi bộ của thôn, tổ dân phố trong lãnh đạo chính quyền, đoàn thể thực hiện công tác là nhiệm vụ rất quan trọng. Các hoạt động của tổ dân phố đều được ghi nhận bởi các cấp Đảng và nhân dân cả nước qua việc tổ chức tự quản. Hiệu quả đó không chỉ hiện hữu từ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mà kết quả đáng ghi nhận hơn đó là sự đoàn kết cộng đồng của cộng đồng dân cư, niềm tin, sự tôn trọng của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở,…
Mỗi tổ dân phố có 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó tổ dân phố và các tổ chức tự quản khác của tổ dân phố. Trong trường hợp tổ dân phố đông dân cư, trên 600 hộ gia đình thì có thể bầu cử thêm 01 Tổ phó tổ dân phố để hỗ trợ công tác tổ chức, quản lý trong tổ dân phố. Tuy nhiên từ ngày 31/8/2024, Bộ Nội vụ Ban hành thêm một số điểm mới trong thông tư số 04/2024/TT-BNV, theo đó có quy định thêm nếu tổ dân phố có trên 1500 dân có thể bầu thêm 01 Tổ phó tổ dân phố theo đề nghị của Tổ trưởng tổ dân phố tới Chủ tịch UBND cấp xã xem xét ra quyết định công nhân.
2. Một số hiểu biết cơ bản về tổ dân phố
2.1. Nội dung hoạt động của tổ dân phố
- Cộng đồng dân cư trong tổ dân phố bàn và tự đưa ra quyết định thực hiện những hoạt động tự quản theo đúng quy định của pháp luật phục vụ công tác xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất cùng với đó để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi cộng đồng. Và mục tiêu quan trọng hơn là xóa đói, giảm nghèo cho bà con nhân dân trên địa bàn tổ dân phố. Trong quá trình thực hiện những hoạt động đó phải lồng ghép cả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, những công việc do cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên triển khai đối với thôn, tổ dân phố.
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở, xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đồng thời tích cực tham gia và đóng góp vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cùng các phong trào, cuộc vận động do cá tổ chức chính trị - xã hội phát động.
- Thực hiện theo lãnh đạo chi bộ tổ dân phố hoặc nếu chưa có chi bộ tổ dân phố thì theo sự lãnh đạo của Đảng ủy cấp xã hay chi bộ sinh hoạt ghép, đảm bảo luôn duy trì và thường xuyên củng cố có hiệu quả các tổ chức tự quản khác của tổ dân phố không trái quy định của pháp luật
- Thực hiện quyền dân chủ trong việc bầu, miễn và bãi nhiệm Tổ trưởng tổ dân phố và các cấp lãnh đạo khác dưới Tổ trưởng tổ dân phố
2.2. Điều kiện thành lập tổ dân phố mới
Trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố có quy định về việc khuyến khích việc sáp ,nhập thôn, tổ dân phố để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước đồng thời nâng cao hiệu quả của chính quyền cấp xã, nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố. Trong đó việc thành lập tổ dân phố mới phải đảm bảo đủ điều kiện như sau:
- Quy mô hộ gia đình: Nếu việc thành lập mới ở đồng bằng thì địa bàn thành lập phải có từ 250 hộ gia đình trở lên và từ 150 hộ gia đình trở lên đối với vùng thuộc miền núi, biên giới hay hải đảo.
- Điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng trong phạm vi thành lập tổ dân phố mới phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Có như vậy thì việc tổ chức, triển khai các hoạt động mới đảm bảo phục vụ cộng đồng và đảm bảo ổn định cuộc sống của ,người dân.
Những điều kiện đều đã được thay đổi trong Thông tư mới ban hành, theo đó các chỉ tiêu về quy mô hộ gia đình với việc thành lập tổ dân phố mới đều được nâng lên. Điều này được đổi mới nhằm thực hiện hiệu quả chính sách tinh giản bộ máy, cán bộ và tồ chức từ đó nâng cao hiệu quả quản lý cùng công tác đầu tư cho cộng đồng phát triển hướng tới mục tiêu phát triển đất nước.
2.3. Vai trò của tổ dân phố
Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý của nhà nước, việc chia nhỏ các cấp quản lý là cần thiết trong đó tổ dân phố tuy là đơn vị cấp xã nhưng lại là một tổ chức rất quan trọng đảm nhận vai trò là cầu nối gắn kết chính quyền và nhân dân. Các đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước cùng công việc được giao xuống bởi chính quyền các cấp sẽ được thực hiện trực tiếp tại các tổ dân phố.
Đối với Nhà nước mà nói, tổ dân phố là đơn vị không thể thiếu, hỗ trợ Nhà nước thực thi hiệu qủa các chính sách chăm lo cho đời sống nhân dân. Do đó các cấp lãnh đạo trong một số trường hợp có thể sắp xếp lại tổ dân phố khi cần thiết theo mô hình phù hợp để phát huy hơn nữa vai trò tự quản của người dân, hướng đến phát triển đô thị bền vững. Chẳng hạn trong trường hợp một số xã, thị trấn ở vùng núi, biên giới, hải đảo có điều kiện về diện tích tự nhiên quá rộng, địa hình chia cắt phức tạp thì việc áp dụng quy định phải có từ 100 – 150 hộ gia đình trở lên sẽ không phù hợp với thực tiễn. Lúc này việc xem xét tổ chức sẽ được thông qua các cấp chính quyền, Đảng ủy,… để thành lập tổ chức hợp lý.
Việc làm công chức - viên chức
3. Vai trò của tổ trưởng tổ dân phố
3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố
3.1.1. Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố
- Đảm bảo các hoạt động của tổ dân phố như đã đề cập tại mục 2.1 được thực hiện
- Triệu tập và chủ trì hội nghị của tổ dân phố
- Quyết định trực tiếp và triển khai thực hiện những hoạt động do cộng đồng dân cơ của tổ dân phố đã bàn. Chỉ đạo nhân dân trong tổ dân phố thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước cùng những nhiệm vụ khác do cấp trên giao phó
- Vận động, tổ chức và cùng nhân dân thực hiện tốt quyền dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước, hương ước tại tổ dân phố phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phối hợp làm việc cùng Ban công tác MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội của tổ dân phố và cùng nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Dân vận khéo” và các phong trào, cuộc vận động khác
- Tổ chức nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội,…
- Tập hợp ý kiến người dân từ đó phản ánh, đề nghị đến chính quyền xã giải quyết những kiện nghị, nguyện vọng của tổ dân phố về các vấn đề
- Phối hợp với các bên liên quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản (nếu có)
- Báo cao công tác hàng tháng với UBND cấp xã, 6 tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác tổ dân phố
3.1.2. Quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố
- Được đại diện tổ dân phố ký hợp đồng các dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi cộng đồng do tổ dân phố đầu tư và đã được thông qua bởi Hội nghị tổ dân phố
- Được giới thiệu Tổ phó tổ dân phố đồng thời phân công nhiệm vụ và quy định quyền hạn giải quyết công việc của Tổ phó tổ dân phố
- Được mời dự họp các vấn đề liên quan đến quyền hạn từ cấp trên và được tham gia bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của tổ dân phố
- Thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao và các nhiệm vụ khác tại cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật
3.2. Chính sách của Nhà nước đối với tổ trưởng tổ dân phố
Với nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng khoản phụ cấp từ Ngân sách nhà nước bằng 3,0 lần mức lương cơ sở, cụ thể:
Hiện tại, mức lương cơ bản là 1.490.000 đồng/tháng => Mức khoản quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 3 = 4.470.000 đồng/tháng và từ ngày 01/01/2024, mức lương cơ bản tăng lên 1.600.000 đồng/tháng => mức khoản quỹ phụ cấp tương ứng sẽ là 1.600.000 đồng x 3 = 4.800.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên đối với thôn, tổ dân phố thuộc các trường hợp dưới đây sẽ được hưởng mức phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở:
- Tổ dân phố có từ 350 hộ gia đình trở lên
- Thôn thuộc xã trọng điểm, an ninh, trật tự phức tạp đã được cơ quan có thẩm quyền quy định
- Thuộc các vùng biên giới, hải đảo
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về tổ chức tổ dân phố trong bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý của Việt Nam. Hy vọng qua việc tìm hiểu tổ dân phố là gì trong nội dung bài viết trên viecday365.com đã mang tới cho độc giả những thông tin hữu ích có thể bổ sung kiến thức thực tế cho bản thân.
8908 0