Thục nhà là gì? Những vấn đề quan trọng của hình thức thục nhà
Theo dõi viecday365 tạiGần đây, trên các trang mua bán nhà đất xuất hiện rất nhiều thuật ngữ “thục nhà” gây ra sự khó hiểu cho đa số người đọc. Vậy thục nhà là gì? và có những vấn đề gì liên quan đến thục nhà, tôi nghĩ nhiều người sẽ rất tò mò cho câu hỏi này.
Hãy cùng Phượng tìm hiểu tỏ tường câu trả lời cho “thục nhà là gì” để không còn bỡ ngỡ khi bắt gặp từ ngữ này nữa nhé. Quan trọng hơn, sự hiểu biết đó sẽ giúp cho không ít người có thể giải quyết các vấn đề về nhà đất được thuận lợi hơn.
1. Thục nhà là gì?
Mặc dù là thuật ngữ liên quan đến các vấn đề nhà đất, cũng được coi là khá quan trọng đối với mọi người ấy thế nhưng từ “thục nhà” lại hoàn toàn không được định nghĩa hay nhắc đến trong luật nhà ở hay trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào do Nhà nước ban hành. Theo các chuyên viên luật pháp, thục nhà có thể là một từ ngữ sử dụng trong dân gian, đã xuất hiện từ lâu và bẵng đi một thời gian dài, các thế hệ sau này trở nên không quen thuộc với nó nữa. Nhưng vẫn còn đâu đó người ta sử dụng từ thục nhà cho các giao dịch về nhà ở.
Vậy trước tiên để thỏa mãn sự tò mò, sau đó là có thêm hiểu biết để xử lý các vấn đề liên quan đến nhà ở thì hãy cùng Phượng hiểu cơ bản về thục nhà là gì?
Xem thêm: Hợp đồng môi giới nhà đất
Thục nhà chính là một dạng hợp đồng nhà đất mà người cho thuê không lấy tiền khoản tiền thuê nhà nhưng đổi lại, bên thuê nhà không cần trả tiền thuê nhà nhưng phải đưa cho chủ nhà một số tiền nhất định theo sự thỏa thuận thống nhất không có tính lời. Sau khi hợp đồng này hết hạn thì cả hai bên sẽ trả lại tài sản là nhà và tiền cho nhau. Có nghĩa là bên thuê trả lại nhà còn bên cho thuê sẽ trả lại tiền.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Với khái niệm này, chúng ta đặt ra thắc mắc: vậy ai sẽ là người có lợi? Cũng có thể tìm ra câu trả lời rõ ràng khi phần lợi nghiêng hoàn toàn về phía người đi thuê. Nó giống như hình thức mượn nhà để ở mà không phải tốn kém vậy. Nếu như thế, tại sao người cho thuê lại chấp nhận dành phần thiệt về mình? Đây là băn khoăn mà hầu hết ai khi giải nghĩa được từ thục nhà cũng đều thắc mắc. Qua sự tìm hiểu, có những ẩn số đã được giải đáp, chúng nằm trong nội dung tiếp theo của bài viết này.
2. Những vấn đề xoay quanh câu chuyện “thục nhà”
Để “làm cho ra nhẽ” ẩn số phía sau thục nhà, chúng ta hãy đọc một ví dụ dưới đây để dễ dàng phân tích thục nhà.
Khi gõ thuật ngữ “thục nhà” trên trình tìm kiếm online, chắc hạn bạn cũng như tôi, nhận được hàng loạt các tin tức có dạng như thế này:
Cần cho Thục nhà
Diện tích: 50m2 trong khu an ninh mát mẻ
Giá cho thục : 150.000.000 VND
Ai cần liên hệ : 0936.68.5.xxx
Gặp bà Y
Địa chỉ: …
Việc làm kinh doanh bất động sản
2.1. Thục nhà và những rắc rối “ngầm”
Xem thêm: Ngành quản lý đất đai ra làm gì
Không phải mua bán, cũng chẳng phải cho thuê, hình thức thục nhà hiện đang trở thành mối quan tâm của nhiều người, tò mò có, sử dụng thục nhà cũng có. Có rất nhiều vấn đề xoay quanh thuật ngữ này, để hiểu về chúng, bạn hãy nhìn vào một câu chuyện thực tế đã xảy ra tại phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang.
Tại khóm Trường Sơn, có 5 hộ gia đình “thục nhà” đã sốt sắng nhờ đến sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thành phố vì bị bên cho thục nhà “đòi” lại nhà trước thời hạn đã được ghi rõ trong hợp đồng. Bà Tâm – người thục nhà cho biết, gia đình bà và 4 hộ khác đã làm hợp đồng thục nhà với bà Hồng – chủ của dãy trọ 8 phòng. Trong hợp đồng ghi rõ ràng hạn hết thục nhà. Theo hợp đồng và sự thỏa thuận của các bên gia đình với bà Hồng thì mỗi gia đình đều phải đưa vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng cho chủ trọ.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ không đáng nói nếu như không có sự việc một nhóm người lạ đến và yêu cầu cả 5 hộ gia đình chuyển đi nơi khác khi chưa hết hạn hợp đồng với lý do khu nhà đó đã được bà Hồng bán lại. Khi liên hệ với bà Hồng để mong nhận được lời giải thích thì không thể liên lạc được. Bà Tâm bức xúc khi đã đổ sông đổ bể một số tiền lớn mà lại không có chỗ ở.
Xem thêm: Việc làm luật sư
2.2. Nguy cơ lừa đảo đến từ những bản hợp đồng thục nhà
Vẫn là câu chuyện trên, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và xác nhận hành vi lừa đảo thông qua hình thức thục nhà của bà Hồng. Có nghĩa là, bà Hồng không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng, và ngay cả khi đã chuyển nhượng nhà, sang tên bán lại cho người khác, bà Hồng vẫn cố tình che giấu điều đó mà dựng lên một kịch bản thục nhà cho người khác.
Có thể nói, thục nhà cũng giống như bất cứ hình thức giao dịch tự phát nào khác được hình thành dựa trên những thỏa thuận đồng nhất giữa các bên. Bản hợp đồng chính là căn cứ pháp lý duy nhất xác định trách nhiệm, quyền lợi hợp pháp của người thục nhà và người cho thục nhà. Do đó, khi có dấu hiệu “ôm tiền” lừa đảo tương tự như ví dụ chúng ta vừa nhắc tới thì những đối tượng thục nhà vẫn có quyền được ở lại tại căn nhà đã thục. Tòa án sẽ là cơ quan đưa ra quyết định việc giao là nhà thục. Tuy nhiên, trong Pháp luật dân sự hoàn toàn không có bất cứ điều khoản, quy định nào đối với loại hợp đồng này cho nên phải chịu rủi ro nhiều nhất vẫn là người thục nhà.
3. Quyền lợi của người thục nhà
Bởi vì thục nhà được xác lập dựa trên bản hợp đồng thục nhà với các điều khoản, thỏa thuận cho nên giữa các bên vẫn phải thực hiện đúng trách nhiệm và nhận được quyền lợi theo hợp đồng. Khi việc thục nhà có dấu hiệu lừa đảo đến từ người cho thục nhà thì những người thực nhà vẫn có thể thực hiện quyền khởi kiện để đòi lại tài sản bị lừa là tiền hoặc vàng. Khi làm đơn kiện, người bị lừa cũng phải làm kèm thêm lá đơn tố cáo hành vi lừa đảo một cách rõ ràng và gửi đến cơ quan Công an. Khi đó quyền lợi của bạn vẫn được Pháp luật bảo vệ.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
4. Lưu ý khi thục nhà để đảm bảo an toàn
Giống với hình thức thế chấp nhưng không phải thế chấp, thục nhà dựa trên sự tin tưởng cao độ, thậm chí là tuyệt đối của người thục nhà với người cho thục nhà. Phân tích lợi ích trong mối quan hệ này sẽ thấy, dường như đôi bên đều sẽ có lợi nếu đảm bảo được sự tin tưởng lẫn nhau và chắc chắn không có dấu hiệu lừa đảo, không lừa đảo.
Giả sử, trong mối quan hệ thục nhà hoàn toàn an toàn, cả bên thục nhà và bên cho thục nhà đều có được những lợi ích nhất định. Thường thì người ta cho thục nhà trong khoảng thời gian 2 năm, người đi thục sẽ đưa cho bên còn lại một số tiền kha khá, tạm gọi là số tiền thục nhà mặc dù nó cũng khá giống với hình thức cho vay nhưng không phải cho vay, giống với đặt cọc nhưng cũng chẳng phải đặt cọc.
Xem thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền
Vậy đối với bên cho thục nhà, họ sẽ được giữ số tiền đó trong vòng 2 năm. Nếu họ đang rơi vào hoàn cảnh kẹt tiền hoặc muốn có thêm tiền đầu tư kinh doanh thì số tiền thục nhà sẽ giúp họ thực hiện điều đó. Còn đối với người thục nhà, họ sẽ được “cho mượn” nhà ở trong vòng 2 năm mà không phải trả chi phí như đi thuê nhà. Khi hết hạn hợp đồng, số tiền thục nhà họ bỏ ra sẽ được trở lại về tay họ và họ trả lại nhà. Nhưng nếu bên cho thục nhà không thể trả lại số tiền đó thì căn nhà ấy sẽ trở thành nhà của họ mà chỉ phải chi trả một số tiền quá rẻ so với giá trị thực tế của căn nhà.
Việc làm kinh doanh bất động sản tại Hà Nội
Đây là trường hợp thục nhà an toàn, nhưng thực chất, việc thục nhà như vậy để lại rủi ro quá lớn mà như chúng ta vừa phân tích và khẳng định ở trên, người chịu thiệt nhiều nhất là người thục nhà. Vậy khi thục nhà, để tránh rủi ro hoặc là có thể đòi lại quyền lợi nếu có rủi ro xảy ra thì người thục nhà cần lưu ý những gì?
4.1. Hiểu rõ về việc cho thục nhà là gì
Đây là một điều đặc biệt quan trọng, không chỉ riêng thục nhà mà trong bất cứ điều gì, hãy chỉ làm chúng khi chúng ta đã thực sự hiểu rõ về nó. Quyết định cuối cùng cần phải được đưa ra dựa trên sự hiểu biết và chắc chắn về quyết định đó. Hơn nữa việc thục nhà liên quan đến tài sản với số tiền giao dịch lớn cho nên nếu không hiểu rõ thục nhà là gì thì sẽ rất khó để bạn đảm bảo quyền lợi cho mình khi thục nhà.
Xem thêm: Thẩm định giá bất động sản
4.2. Chọn đối tượng để thục nhà
Không có điều khoản pháp luật quy định về việc thục nhà mà chủ yếu đây là hình thức được thực hiện dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, do đó bản thân người thục nhà cần phải thận trọng ngay từ đầu, chọn đúng đối tượng có thể tin tưởng. Tất nhiên không thể khẳng định tuyệt đối bất cứ ai có thể mang lại niềm tin tuyệt đối đó nhưng sự chọn lựa này vẫn giúp bạn giảm tối thiểu rủi ro. Hãy thục nhà của người thân, càng thân thích càng tốt. Họ chính là đối tượng có mức độ uy tín cao nhất trong tất cả các đối tượng khác.
4.3. Chuẩn bị hợp đồng thục nhà
Một cuộc giao dịch trao đổi tài sản lớn như thục nhà thì nên cần làm hợp đồng rõ ràng để khi có rủi ro xảy ra, hợp đồng chính là căn cứ pháp lý duy nhất giúp chúng ta bảo vệ quyền lợi của chính mình. Hợp đồng thục nhà cần phải được xây dựng bởi cả đôi bên, các điều khoản ghi trong hợp đồng sẽ phải được thống nhất, được in ra thành hai bản và đem đi công chứng, có ký tên của tất cả các bên tham gia, mỗi bên giữ một bản để làm căn cứ tránh rủi ro.
Việc làm kinh doanh bất động sản tại Hồ Chí Minh
Lưu ý, khi thục nhà, bạn hãy đọc thật kỹ các điều khoản ghi trong hợp đồng, đọc lại nhiều lần và chắc chắn bản thân đã thuận tình trước khi ký tên và được chứng nhận bởi cơ quan pháp luật.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã hình dung rất rõ ràng về việc thục nhà. Hiểu rõ về khái niệm "hiểu thực nhà" sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bảo vệ quyền lợi cá nhân khi đối mặt với hình thức này đang phổ biến.
6982 0