Tiền án là gì và những quy định về tiền án bạn không nên bỏ qua!
Theo dõi viecday365 tạiTiền án là một trong số những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay, đặc biệt là đối với những người vi phạm pháp luật và phải nhận những bản án riêng. Vậy hiểu về định nghĩa tiền án là gì? Tiền án và tiền sự có khác nhau hay không? Quy định dành cho những người có tiền án ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
1. Tìm hiểu về định nghĩa tiền án là gì?
Tiền án có lẽ là cụm từ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta và thường xuyên được nghe nhắc đến trong các phiên tòa đối với những người phạm tội liên quan đến pháp luật như ông A bị kết án tù 5 năm, anh B bị kết án tù 10 năm,... Vậy bạn hiểu như thế nào về định nghĩa tiền án?
Tiền án theo quy định là một người vi phạm pháp luật và sau đó bị xử phạt, kết án, đồng thời những bản án đó chính thức có hiệu lực pháp luật mà người phạm tội cần phải chấp hành hoặc là đã thực hiện chấp hành xong nhưng chưa qua được thời gian đã quy định của luật pháp mà người ta thường gọi là chưa can án.
Có thể hiểu một cách đơn giản nhất về định nghĩa tiền án chính là những người phạm tội chưa được xóa bỏ dấu của án tích đã từng mắc phải trước đó. Còn đối với những người phạm tội từng bị kết án và đã được xóa án tích theo đúng quy định mà pháp luật đã đưa ra thì không được phép ghi là họ đã có tiền án.
Xem thêm: Điều tra hình sự là gì?
Như vậy, đối với một cá nhân nào đó phạm tội thì sẽ cần phải chịu mọi hậu quả trước pháp luật và từ đó sẽ có những quyết định để khởi tố bị can đến khi họ chưa được xóa bỏ án tích. Và nếu trong trường hợp mà người phạm tội vẫn chưa được xóa bản án mà lại vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ gọi là tái phạm và sẽ có những hình thức xử lý nghiêm trọng hơn. Do vậy, nếu muốn xóa bỏ tiền án thì người phạm tội sẽ cần phải tuân thủ theo đúng những quy định mà pháp luật đưa ra, biết tu dưỡng, cải tạo thật tốt và làm lại cuộc đời, sống tốt, có ích cho xã hội hơn.
Xem thêm: Tố hịnh hình sự là gì?
2. Phân biệt sự giữa tiền án và tiền sự
Tiền án, tiền sự là 2 cụm từ được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được giữa 2 cụm từ này. Vậy tiền án có điểm gì khác so với tiền sự?
- Xét về định nghĩa: Nếu như tiền án là người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án và phải thi hành bản án đó trong một khoảng thời gian nhất định thì tiền sự lại chỉ là những người vi phạm về hành chính và bị kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc đây là những người có phạm tội nhưng chưa đến mức cần xử lý theo hình sự, tuy nhiên họ vẫn chưa được xóa bỏ việc xử phạt hành chính đó.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
- Xét về trách nhiệm pháp lý: Tiền án thuộc loại trách nhiệm hình sự, còn tiền sự chỉ thuộc trách nhiệm hành chính.
- Hậu quả pháp lý đối với người vi phạm, phạm tội: Đối với những người có tiền án thì sẽ bị hạn chế về một số quyền lợi liên quan đến công việc, nơi ở,... và nếu tái phạm thì sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn rất nhiều. Còn đối với những người có tiền sự thì sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà có cách xử lý phù hợp và nếu tái phạm thì sẽ tăng nặng trách nhiệm hơn về xử phạt hành chính.
Như vậy, tiền án và tiền sự là 2 quy định hoàn toàn khác nhau và chúng ta cần phải hiểu cũng như nắm thật rõ về các quy định này, tránh nhầm lẫn và có những vi phạm liên quan đến pháp luật.
Xem thêm: Việc làm luật sư
3. Những quy định về tiền án đối với người phạm tội
Hiện nay, rất nhiều người đang thắc mắc vậy thì người có tiền án sau bao lâu sẽ được xóa án hay người có tiền án sau này liệu có được làm việc bình thường, được xuất ngoại không? Mọi thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây!
3.1. Quy định về thời gian xóa tiền án
Nhiều đối tượng phạm tội và bị kết án sau khi hoàn thành quá trình thực hiện bản án và được trả lại tự do nhưng thực tế thì vẫn chưa thể ngay lập tức được xóa án. Vậy câu hỏi đặt ra là sau bao lâu nữa họ mới được xóa án hay tiền án sẽ bị lưu giữ mà không được xóa bỏ?
Tất cả những vấn đề liên quan đến thắc mắc trên đều đã được quy định rất rõ ràng trong bộ luật hình sự, cụ thể thời gian xóa tiền án bao gồm những trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Những người phạm tội đã bị kết án và mức độ tội danh ít nghiêm trọng hay tội có nghiêm trọng nhưng lại do lỗi vô ý và được miễn hình phạt thì thực tế người phạm tội sẽ không bị coi là từng có án tích bởi họ không bị chịu hình phạt theo các quy định của pháp luật. Do đó, mặc dù đã bị kết án nhưng họ sẽ không bị coi là đã có tiền án và đối với trường hợp này thì họ không cần phải xác định thời gian được xóa án tích.
Xem thêm: Nghiệp vụ cảnh sát là gì?
- Trường hợp 2: Những người phạm tội đương nhiên được xóa án tích sau khi được trả lại tự do nếu như họ đã chấp hành xong toàn bộ những hình phạt mà luật pháp nhà nước đã đưa ra, thực hiện xong việc cải tạo, đồng thời thuộc 1 trong số những trường hợp sau đây:
+ Những đối tượng bị kết án và phải chấp hành những hình phạt như là xử phạt tiền, cảnh cáo hay yêu cầu cải tạo mà không cần giam giữ, những người bị phạt tù nhưng theo hình thức án treo thì sẽ được xóa án tích.
+ Còn với những người vi phạm mà phải nhận mức thời hạn án phạt tù giam là 5 năm thì sau khi họ thực hiện xong các hình thức cải tạo và trong suốt 2 năm không vi phạm thêm các tội danh khác thì sẽ được xóa án tích.
+ Đối với những trường hợp chịu mức án tù từ trên 5 – 15 năm thì trong khoảng thời gian 3 năm sau khi ra tù, nếu không vi phạm thêm bất kỳ tội danh nào khác thì sẽ được xóa án tích.
- Trường hợp 3: Những đối tượng được xóa án tích đặc biệt – đó là những người nhận được các văn bản đến từ địa phương về việc đã từng lập được công lớn và cũng đã đảm bảo được ít nhất là 1/3 nhiệm vụ thi hành bản án thì cũng có thể áp dụng việc xóa án tích như trường hợp trên.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
3.2. Người có tiền án sau khi xóa án có được làm việc bình thường không?
Có thể thấy, nhiều người vẫn luôn mang các quan điểm là người có tiền án sau khi ra ngoài sẽ không được hưởng các quyền lợi như bình thường và bị xa lánh, khinh thường. Tuy nhiên thì điều này lại không đúng với một số người bởi thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi chịu bản án hình sự, họ biết sai và cải tạo, tu dưỡng tốt, biết cố gắng, phấn đấu thì không có lý do gì để xa lánh họ cả, thậm chí rất nhiều người biết làm lại cuộc đời và thành công trong cuộc sống. Còn ngược lại, với những người từng có tiền án mà sau khi ra ngoài vẫn không chịu hối cải, vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị chịu trách nhiệm nặng hơn so với các tội danh trước.
Và tất cả những người từng có tiền án, sau khi đã được trả lại tự do và ra ngoài xã hội họ vẫn được xem như những người bình thường, được xã hội chấp nhận, được phép tham gia lao động, sản xuất mà không hề bị cấm cản. Tuy nhiên, riêng đối với một số ngành như công án, cảnh sát và các ngành có liên quan không chấp nhận những trường hợp từng có tiền án thì sẽ không đồng ý cho các đối tượng này làm việc, còn các công việc khác thì không phân biệt đối xử người lao động.
Trong trường hợp mà người có tiền án sau khi ra ngoài nhưng chưa hết thời gian để được xóa án thì họ có thể tiếp tục cải tạo, tu dưỡng theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền và sau khi đã hết thời gian đó thì có thể tham gia tìm kiếm các công việc phù hợp với bản thân hơn mà không hề có sự phân biệt, đối xử trong xã hội.
Xem thêm: Công an thi khối nào?
3.3. Người có tiền án có được xuất ngoại không?
Việc xuất ngoại cũng là một trong số những vấn đề được khá nhiều người từng có tiền án quan tâm. Tuy nhiên thì theo quy định, những người từng phạm tội nhưng đã thực hiện nghiêm chỉnh các xử lý vi phạm cùng các mức án theo quy định thì vẫn có thể được ra nước ngoài xuất khẩu lao động như người bình thường nếu họ biết cải tạo và có ý chí, tiến bộ sau khi được trả tự do.
Và đối với người có tiền án sau khi đã được xóa án tích thì hoàn toàn có thể hoạt động, làm việc tự do như những người bình thường, có thể xuất ngoại để đi du lịch, học tập, làm việc tại các quốc gia khác trên thế giới bởi khi đã được xóa án tích tức là xem như bạn không có tiền án và chỉ cần hoàn thành các thủ tục xuất nhập cảnh là có thể thoải mái, tự do xuất ngoại.
Còn đối với những người chưa hoàn toàn được xóa bỏ án tích thì khi muốn ra nước ngoài mà chưa đủ thời gian và vẫn đang trong thời gian cải tạo, chấp hành những trách nhiệm của mình hay đã chấp hành xong mà chưa nhận được quyết định xóa án thì sẽ không được phép xuất ngoại. Bởi khi chưa được cấp giấy xác nhận xóa án thì đồng nghĩa với việc họ sẽ không được cấp visa, hộ chiếu và chắc chắn sẽ không thể xuất ngoại được.
Xem thêm: Chuyên mục tư vấn việc làm ngành luật
Vậy là, bài viết trên đây đã trả lời khá tỉ mỉ về những vấn đề liên quan đến tiền án là gì cùng các quy định đối với những người có tiền án. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về luật pháp, về những quy định quan trọng đối với người phạm tội nhé!
1645 0