Sales representative là gì? Những điều bạn cần biết
Theo dõi viecday365 tạiCùng tìm hiểu sales representative là gì? Những thông tin về sales representative như yêu cầu, nội dung công việc cùng một vài thông tin liên quan qua bài viết sau
Sales đang là công việc mà nhiều bạn trẻ quan tâm bởi đây là vị trí tiềm năng, có sự thăng tiến trong công việc khá rõ ràng cũng như không có yêu cầu quá cao đối với ứng viên khi ứng tuyển. Tuy nhiên để có thể ứng tuyển thành công vào vị trí bạn mong muốn thì bạn cần có sự hiểu biết nhất định về nội dung công việc hay các thông tin liên quan đến vị trí đó. Một trong những vị trí đang đứng đầu bảng tìm kiếm đó là sales representative. Cùng tìm hiểu sales representative là gì? Những thông tin về sales representative như yêu cầu, nội dung công việc cùng một vài thông tin liên quan qua bài viết sau.
1. Tìm hiểu khái niệm sales representative là gì?
Sale Representative là tên tiếng Anh được dịch ra tiếng việt có ý nghĩa chỉ người Đại diện bán hàng hay Đại diện Kinh doanh, đây là một vai trò truyền thống trong đó nhân viên bán hàng đại diện cho một người hoặc công ty vào cuối bán hàng của một thỏa thuận vì vậy mà nhiều người hay nhầm lẫn giữa Sale Representative với Salesman bởi nội dung công việc cũng như khái niệm của hai vị trí có phần thương nhau nhưng Sale Representative là cấp bậc cao hơn Salesman.
Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng định nghĩa các đại diện bán hàng hay chính là sales representative bên ngoài là "nhân viên bán sản phẩm, dịch vụ hoặc cơ sở của họ cho khách hàng ở xa (các) doanh nghiệp của họ, nói chung, tại địa điểm của khách hàng của doanh nghiệp hoặc bằng cách bán tận nhà tại nhà của khách hàng "trong khi xác định những người làm việc" từ vị trí của chủ nhân "là bán hàng bên trong.
Bán hàng bên trong thường liên quan đến việc cố gắng đóng cửa kinh doanh chủ yếu qua điện thoại thông qua tiếp thị qua điện thoại, trong khi bán hàng bên ngoài (hoặc bán hàng "lĩnh vực") thường sẽ liên quan đến công việc điện thoại ban đầu để đặt các cuộc gọi bán hàng tại địa điểm của người mua tiềm năng để cố gắng chốt giao dịch trực tiếp. Một số công ty có một bộ phận bán hàng bên trong làm việc với các đại diện bên ngoài và đặt lịch hẹn cho họ. Bán hàng bên trong đôi khi đề cập đến việc bán hàng cho khách hàng hiện tại
Sale Representative còn được hình dung với một tên gọi khác là đại diện độc lập bán hàng hay đại diện nhà sản xuất và Sale Representative có thể là một cá nhân, cơ quan bán hàng hoặc công ty bán sản phẩm của nhà sản xuất để bán buôn và bán lẻ cho khách hàng.
2. Tìm hiểu nội dung công việc của Sale Representative
Theo như khái niệm đã tìm hiểu ở trên thì Sale Representative là nhân viên cao hơn một cấp so với Salesman, vì vậy nội dung công việc của Sale Representative sẽ bao gồm cả nội dung công việc của Salesman và là những công việc của vị trí Salesman. Tuy nhiên công việc sẽ thiên nặng về thủ tục giấy tờ (nhận đơn đặt hàng, chăm sóc KH, tìm hiểu hoạt động của đối thủ cạnh tranh, đề xuất các kế hoạch hành động nhằm phát triển tốt công việc bán hàng, phát triển mạng lưới KH, đại lý, NPP … (sau đó giao lại cho Salesman thực hiện các công việc bán hàng. . v. . v . .)
Ngoài việc quản lý các salesman thì Sale Representative chịu sự quản lý trực tiếp của Supervisor hoặc Director, thực hiện các công việc được các cấp trên có liên quan phân công cho.
Vị trí Sale Representative vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp bởi vị trí công việc cũng như nội dung công việc khá dàn trải, chịu áp lực từ nhiều phía, công việc của họ cũng được quy định và có những nội dung công việc chính để đánh giá độ thành công của công việc.
Một số công việc cơ bản mà Sales Representative thường phải thực hiện trong quá trình làm việc và cần phải làm gồm:
- Thực hiện tất cả những hoạt động cùng với những chiến lược bán hàng được vạch ra của Công ty, nhằm đạt chỉ tiêu về doanh thu đối với từng khu vực phụ trách
- Hướng dẫn các khách hàng tham gia và thực hiện đúng theo các quy trình và chính sách bán hàng của công ty.
- Sale Representative là người quản lý việc thu công nợ của khách hàng
- Thêm vào đó, Sale Representative sẽ đảm nhiệm việc nảo quan đến việc đề xuất ý tưởng, triển khai và thực hiện các hoạt động về khuyến mãi, hậu mãi,...
- Ngoài những nhiệm vụ chính như trên thì Sale Representative còn sẽ thực hiện những công việc khác theo sự phân công của cấp trên, nhận sự điều chuyển khi có yêu cầu cũng như tiến hành báo cáo công việc hằng ngày.
3. Yêu cầu đối với vị trí Sales representative
Sales representative đang là một trong những vị trí được nhiều bạn trẻ quan tâm và hướng đến ứng tuyển cho vị trí này, tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng cũng như đạt yêu cầu cho vị trí sales representative trong các doanh nghiệp bởi đây là vị trí quan trọng cũng như nội dung công việc cũng khá áp lực. Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà vị trí sales representative sẽ có những yêu cầu riêng, nhưng nhìn chung yêu cầu sẽ không quá khó khăn mà thường yêu cầu cơ bản ở ngoại hình, kỹ năng, kinh nghiêm,...
- Yêu cầu về ngoại hình: Khi đảm nhiệm vị trí sales representative bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc và gặp mặt khách hàng nên các doanh nghiệp cũng có yêu cầu cơ bản đối với ngoại hình của nhân viên về các yếu tố như gọn gàng, sáng sủa,...
- Yêu cầu về kỹ năng: kỹ năng ở đây có thể là kỹ năng mềm như giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tin học, tiếng anh hay những kỹ năng yêu cầu trình độ kinh nghiệm như đàm phán, khả năng thuyết phục hay khả năng giải quyết vấn đề. Nếu bạn có những kỹ năng này thì đây sẽ là những ưu thế, điểm công không nhỏ đối với nhà tuyển dụng khi đánh giá bạn.
- Ngoài ra các doanh nghiệp sẽ ưu tiên và đánh giá cao những người đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí sales representative hoặc đảm nhiệm những vị trí có nội dung công việc tương tự. Không phải là yếu tố bắt buộc nhưng nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn những người có đam mê với những con số doanh số cũng như có đam mê với vị trí sales representative.
4. Một vài thông tin chung của ngành sales
Sales hay chính là bán hàng, đây là các hoạt động liên quan đến bán hàng hoặc số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trong một khoảng thời gian được nhắm mục tiêu nhất định. Người bán, hoặc nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, hoàn thành việc bán hàng để đáp ứng với việc mua lại, chiếm dụng, yêu cầu hoặc tương tác trực tiếp với người mua tại điểm bán. Có sự thông qua về quyền sở hữu (tài sản hoặc quyền sở hữu) của mặt hàng và việc giải quyết một mức giá , trong đó thỏa thuận đạt được về mức giá mà việc chuyển quyền sở hữu của mặt hàng sẽ xảy ra. Người bán , không phải người mua , thường thực hiện việc bán hàng và có thể được hoàn thành trước nghĩa vụ thanh toán. Trong trường hợp tương tác gián tiếp, một người bán hàng hóa hoặc dịch vụ thay mặt cho chủ sở hữu được gọi là nhân viên bán hàng hoặc nhân viên bán hàng hoặc nhân viên bán hàng , nhưng điều này thường đề cập đến một người bán hàng hóa trong cửa hàng / cửa hàng, trong trường hợp các điều khoản khác cũng phổ biến, bao gồm nhân viên bán hàng , trợ lý cửa hàng và nhân viên bán lẻ.
Với sự phát triển của các ngành, đa dạng về sản phẩm kinh doanh kéo theo sự phát triển như vũ bão của nghề sales. Đây là nghề có mức lương thưởng hấp dẫn phần lớn người dao động, cùng với đó là những yêu cầu không quá khó khăn về trình bằng cấp hay trình độ kinh nghiệm. Nếu bạn đang muốn tìm một công việc linh động, lương cao, không yêu cầu cao về trình độ kinh nghiêm thì sales là nghề bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ đến để ứng tuyển.
5. Một số vị trí tuyển dụng sales mà bạn có thể tham khảo
5.1. Salesman hay chính là nhân viên kinh doanh
Một người hoặc tổ chức thể hiện sự quan tâm đến việc có được mặt hàng giá trị được cung cấp được gọi là người mua tiềm năng, khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng tiềm năng. Mua và bán được hiểu là hai mặt của cùng một "đồng tiền" hoặc giao dịch. Cả người bán và người mua đều tham gia vào một quá trình đàm phán để thỏa thuận trao đổi các giá trị. Việc trao đổi, hoặc bán, quá trình đã ngụ ý các quy tắc và các giai đoạn xác định. Nó được ngụ ý rằng quá trình bán hàng sẽ tiến hành công bằng và đạo đức để các bên kết thúc gần như được khen thưởng. Các giai đoạn bán và mua, liên quan đến việc làm quen, đánh giá nhu cầu của mỗi bên đối với mặt hàng giá trị của bên kia và xác định xem các giá trị được trao đổi có tương đương hoặc gần như vậy, hoặc, theo thuật ngữ của người mua, "đánh giá".
Salesman cần có những kỹ năng trong quá trình khác nhau, các kỹ năng khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh trong quá trình làm việc. Một số công việc điển hình của người nhân viên kinh doanh là:
Phát triển khách hàng mua lẻ tại khu vực được phân công
- Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc KH, theo dõi và quản lý tiến độ doanh số của khách hàng, nhiệm vụ này nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng và phát sinh doanh số.
- Salesman còn là người trực tiếp quản lý thu công nợ của khách hàng, bởi sau khi tiến hành rà soát trong quá trình kiểm soát doanh số của khách thì sẽ có những khách vẫn còn nợ và nhân viên kinh doanh sẽ là người trực tiếp thu công nợ để hoàn thành các khoản nợ.
- Thực hiện các công việc về khuyến mãi, hậu mãi, nhân viên kinh doanh sẽ tiếp nhận các thông tin về chương trình từ quản lý sau đó sẽ tiến hành truyền đạt và quảng bá các chương trình đến người sử dụng, khách hàng nhằm kích thích nhu cầu, lôi kéo các khách hàng tiềm năng mua hàng và tìm kiếm các nhu cầu khác từ khách hàng chưa có nhu cầu.
- Trực tiếp báo cáo cho Sales Rep: đây là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi nhân viên kinh doanh bởi Sales rep là người quản lý những nhân viên kinh doanh.
- Chịu sự quản lý trực tiếp của Sales Rep hoặc Sales Sup: nhân viên kinh doanh sẽ nhận nhiệm vụ dưới sự phân công của người quản lý là các Sales Rep hoặc Sales Up, người thực hiện các công việc được cấp trên phân công theo công việc làm việc cũng như cá công việc liên quan.
Định nghĩa purchase order là gì?
5.2. Sale Executive hay chính là nhà điều hành kinh doanh
Sale Executive hay chính là nhà điều hành kinh doanh và thường thì những nhà điều hành này sẽ được phân chia ra nhiều loại khác nhau như cấp vùng, cấp khu vực,.. Tuy phân loại ra nhiều loại dựa trên tính chất vùng và khu vực quản lý cũng như địa bàn hoạt động phụ trách nhưng các Sale Executive thường vẫn có nhiệm vụ cần thực hiện về cơ bản là giống nhau gồm:
- Điều hành bộ phận sales do mình quản lý, triển khai và trực tiếp phân công, giám sát công việc theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là người chỉ đạo, phân công cũng như phân bố công việc hợp lý cho cấp dưới là các salesman, sales rep.
- Lên kế hoạch, báo cáo công việc trong từng thời điểm, thời kỳ để tăng doanh số bán hàng của khu vực quản lý.
- Ngoài những nhiệm vụ chính như trên thì Sale Executive còn sẽ thực hiện những công việc khác theo sự phân công của cấp trên, nhận sự điều chuyển khi có yêu cầu cũng như tiến hành báo cáo công việc hằng ngày.
5.3. Sale Director chính là giám đốc kinh doanh
Đây là người quản lý những vị trí sales trong bộ phận kinh doanh của cả doanh nghiệp, nhiệm vụ và trách nhiệm của giám đốc kinh doanh rất nhiều cũng như có yêu cầu rất cao đối với người ứng tuyển.
Giám đốc kinh doanh là người tiếp nhận những ý kiến, báo cao hay phản hồi của các bộ phận sales khác, đưa ra phản hồi để hỗ trợ giải quyết các vấn đề cũng như đây là vị trí đầu não quyết định định hướng kinh doanh của cả doanh nghiệp.
Nội dung công việc cụ thể của Sale Director thường không được đề cập cụ thể mà gần như khi ứng tuyển ở vị trí này thì Sale Director sẽ là người thiết kế công việc, phân công công việc cho những bộ phận khác sao cho hợp lý để đẩy mạnh doanh số bán hàng của cả doanh nghiệp.
Một vài vị trí trong ngành sales kể trên là những vị trí tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo ứng tuyển. viecday365.com cung cấp thông tin tuyển dụng uy tín trên website giúp người ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc và vị trí việc làm phù hợp. Nếu đang có ý định ứng tuyển thì hãy truy cập ngay website để tìm hiểu thêm các thông tin từ nhà tuyển dụng.
Bài viết đã cung cấp các thông tin về sales nói chung và sales representative nói riêng, chắc hẳn bạn đã có thêm những hiểu biết và biết được sales representative là gì rồi đúng không nào. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Thân ái!
9958 0