Tìm hiểu những rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm và giải pháp

Theo dõi viecday365 tại
Trương Thanh Thanh tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Thanh Thanh

Dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào hay với bất kể với quy mô to hay nhỏ sự rủi ro hay khó khăn trong kinh doanh là điều mà nhiều người toàn không thể ngờ tới. Các vật phẩm văn phòng là những mặt hàng kinh doanh chưa bao giờ là hết hót, với mức lợi nhuận từ các mắt hàng cực kỳ cao. Vậy mở cửa hàng kinh doanh các vật văn phòng phẩm cũng là một ý tưởng không tồi. Tuy nhiên thì việc xảy ra rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm là điều không ngoại lệ với bất kì một ai. Vậy những yếu tố hay rui ro khi kinh doanh văn phòng phẩm là gì? Làm sao để hạn chế sự rủi ro? Để trả lời cho các câu hỏi trên đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu rủi ro trong kinh doanh là gì?

Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh

Bạn có thể hiểu rủi ro trong kinh doanh là tổng mức thiệt hại nặng nề về tài sản, thị trường cũng như vốn đầu tư,... mà doanh nghiệp hay các cá nhân kinh doanh phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Cũng có nhiều sự rủi ro khác nhau mà người kinh doanh phải đối mặt nhưng nhiều rất chính là sự rủi ro về mặt tài chính. Rủi ro kinh doanh là hoạt động mà có thể đã dự tính trước được sự việc hoặc bị bất ngờ xảy ra không theo sự tính toán từ trước.Các doanh nghiệp hay các cá nhân kinh doanh lâu hay mới đều sẽ không thể tránh khỏi sự rủi ro .Cũng chính nhiều người sợ kinh doanh bị thua lỗ không kiểm soát được về tài chính mà họ không dám thành lập doanh nghiệp hoặc tự đứng lên kinh doanh.Tuy nhiên thì sự rủi ro trong kinh doanh vẫn được các nhà kinh doanh, doanh nghiệp đôi khi được dự đoán sẵn trong lộ trình của họ và đưa ra các phương pháp giải quyết hợp lý.

Quản trị rủi ro xảy ra trong kinh doanh
Quản trị rủi ro xảy ra trong kinh doanh

Việc tính toán, lên kế hoạch trước cho những rủi ro giúp doanh nghiệp chủ động rất nhiều khi mọi trường hợp có thể xảy ra. Các trường đại học đã phổ cập rất nhiên môn chuyên ngành quản trị. Giúp cho các bạn sinh có thể cập nhật mở rộng kiến thức, có cách nhìn bao quát và rộng hơn trong mọi vấn đề và biết quản trị những vấn đề rủi ro một cách hiệu quả. Do vậy việc các bạn trang bị những kiến thức về rủi ro trong kinh doanh là rất cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy đã trang bị rất nhiều về việc kinh doanh nhưng bị khó khăn trong kinh doanh cũng như rủi ro vẫn còn xảy ra khá nhiều. Vậy những khó khăn và rủi ro đó như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp nhé. 

2. Những khó khăn hay rủi ro trong hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm

2.1. Mặt hàng để kinh doanh

Những mặt hàng kinh doanh văn phòng phẩm
Những mặt hàng kinh doanh văn phòng phẩm

Có rất nhiều các loại mặt hàng để kinh doanh văn phòng phẩm. Vì thế mà chúng ta rất khó để chọn lựa được mặt hàng tối ưu để kinh doanh. Có rất nhiều các mặt hàng như vậy cho nên bạn chỉ cần chọn những sản phẩm tốt và phù hợp với những đối tượng mà bạn hướng đến.Nếu bạn muốn kinh doanh với mặt hàng dành cho sinh viên học sinh hay những vật phẩm về giáo dục nó sẽ khác với những vật phẩm cho công ty hoặc doanh nghiệp làm việc. Vì thế người chủ kinh doanh phải xác định và lựa chọn được cho mình những đối tượng khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ chọn lựa những vật phẩm kinh doanh ưu tiên sao cho cửa hàng bạn đầy đủ nhất. Dựa vào khả năng kinh tế của bạn mà phân bố số lượng hàng hóa vào từng vật phẩm sao cho phù hợp mà kiếm được lợi nhuận cao nhất.

2.2. Nguồn nhập hàng khan hiếm

Kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì nguồn hàng luôn đóng vai yếu tố quan trọng. Địa chỉ các công ty hay đại lý uy tín sẽ là những nơi cho bạn nhập hàng tuyệt vời với nguồn hàng ổn định lâu dài và chất lượng. Trên thị trường hiện nay thì có vô vàn đơn vị cung cấp các nguồn vật phẩm văn phòng nhưng để tìm được một địa chỉ chất lượng về sản phẩm cũng như nguồn gốc rõ giá thành hợp lý là điều không hề dễ dàng với các chủ doanh nghiệp hay các cá nhân. Đây là vấn đề đau đầu và trở ngại nhất với các chủ cửa hàng. Một số thương hiệu lớn họ cũng chỉ nhập sỉ cho một số hàng khách nhất định trên thị trường chính vì thế mà nhập được một lượng hàng chất lượng, giá thành hợp lý, nguồn hàng ổn định lâu dài là điều chưa bao giờ là dễ dàng.

2.3. Giá cả thay đổi thất thường

Theo yếu tố của thị trường thì các mặt hàng văn phòng thẩm rất dễ thay đổi về giá cả. Điều này sẽ gây trở ngại cho các cửa hàng niêm yết đến mức giá của sản phẩm. Việc thay đổi giá liên tục mà kéo dài sẽ khiến khách hàng không hề thoải mái khi mua hàng. Vì thế hoạt động kinh doanh trong cửa hàng sẽ không được như ý mong muốn như ban đầu. Phương pháp khắc phục là bạn nên dự trữ một lượng hàng lớn trong kho. Tìm hiểu đối thủ và giá cạnh tranh của thị trường và đưa ra được một mức giá cân bằng. Ứng phó kịp thời các hoàn cảnh xảy ra để vừa lòng cả người bán lẫn người mua.

2.4. Rủi ro gặp sự cố trong khâu vận hành

Không phải ai cũng có được kỹ năng quản lý tốt ngay từ lúc đầu. Do đó khâu vận hành luôn xảy ra đầy tiềm ẩn những rủi ro mà không lường trước. Một vài trường hợp về số lượng hàng hóa không cung cấp đủ cho khách hàng hoặc đơn vị mình có sức cạnh tranh không được mạnh như các đối thủ khác.

Xây dựng quy trình vận hành trong kinh doanh
Xây dựng quy trình vận hành trong kinh doanh

Bạn nên học cách quản lý thời gian của bản thân trong việc quản lý bố trí nhân sự sao cho phù hợp. Nhiều khi do ảnh hưởng của nhiều công việc khác khiến bạn quên đi mình là người quản lý của một cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm. Hãy ghi giá lên từng sản phẩm để dễ dàng thuận tiện cho việc thống kê. Hãy không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng lẫn kiến thức về vận hành và đừng ngại việc học hỏi đối thủ rất giúp ích cho việc quản lý đơn vị một cách hiệu quả.

2.5. Triển khai các trương trình quảng cáo

Chiến lược triển khai marketing
Chiến lược triển khai marketing

Yếu tố marketing đóng vai trò cũng không kém phần quan trọng. Đôi khi bạn không thể nghĩ tới việc quảng cáo marketing lại đem lại lợi ích to lớn cho bạn. Với chiến lược marketing thành công thì nó sẽ mang sản phẩm của bạn tiếp cận tới những tệp khách hàng tiềm năng. Từ đó mang tới sản phẩm tiếp cận nhiều đến người tiêu rộng và được lan rộng ra khắp nơi, gia tăng hành vi mua hàng dẫn tới việc doanh thu và lợi nhuận phát triển nhanh chóng. Nhiệm vụ của bạn là hãy lập một chiến lược Marketing rõ ràng chi tiết với từng những mục tiêu đề ra. Dựa vào bảng kế hoạch lập ra triển khai và cụ thể hóa công việc nên trong một thời gian ngắn. Tìm hiểu, phân tích và thăm dò thị trường và tìm hiểu cảm nhận của khách hàng.

3. Khắc phục và quản trị rủi ro sao cho hiệu quả?

Để cho doanh nghiệp hay cửa hàng cá nhân được đi xa và phát triển hơn trong tương lai thì việc xác định những vấn đề rủi ro là điều cần làm. Chúng tôi sẽ đưa ra vài ý dưới đây để bạn có thể khắc phục rủi ro sao cho hiệu quả nhất. 

Làm sao để khắc phục quản trị rủi ro hiểu quả nhất
Làm sao để khắc phục quản trị rủi ro hiểu quả nhất

3.1. Xây dựng giả định môi trường kinh doanh

Ở phần này doanh nghiệp hay cửa hàng cá nhân phải xác định được mình đang kinh doanh ở thời điểm kinh tế ra làm sao? Và dự kiến tình hình kinh tế trong tương lai vài năm tới một cách khoa học. Phân tích ra các ưu điểm trong môi trường kinh doanh. Từ đó để có thể ra những rủi ro tiềm ẩn cao.

3.2. Xác định được rủi ro

Bạn cần phải làm ở giai đoạn này là đi tìm những rủi ro có thể đang và sẽ xảy ra trong thời gian kinh doanh. Sau đó phân tích và đưa ra những hướng giải pháp kịp thời và dự phòng.Từ đó sẽ hạn chế được một phần nào thất thoát cho công ty. Tuy nhiên sẽ có thể biết và lường trước được các sự việc xảy ra và cũng có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho cửa hàng, doanh nghiệp hoặc công ty. Vì thế hãy hiểu rõ nhất về tình hình của doanh nghiệp mình, cách thức hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như cách vận hành, chiến lược mà công ty đã áp dụng triển khai thi hành. Và từ đó đưa ra những phương thức phù hợp.

3.3. Đánh giá rủi ro 

Xác định rủi ro đã xong thì các bạn cần đánh giá các rủi ro đó. Các rủi ro sẽ được đề cập đến một vài tiêu chí như sau: xảy ra ở mức độ nào, đã từng xảy ra chưa, mức độ xảy ra cao không, cách khắc phục được đến đâu, nguyên nhân dẫn đến rủi ro,....Đánh giá được rủi ro cần phải có tầm nhìn bao quát và hiểu được vấn đề về thị trường doanh nghiệp kinh doanh.

3.4. Đưa ra phương án xử lý

Ở bước này cần nêu ra được những phương án xử lý sao cho phù hợp. Như biện pháp né tránh rủi ro, chuyển giao rủi ro, biện pháp chấp nhận và duy trì rủi ro hay các biện pháp ngăn ngừa các rủi ro. Tất cả đều với mục đích hạn chế sự ảnh hưởng mà rủi ro mang đến.

3.5. Nêu ra trách nhiệm của từng bộ phận

Mỗi rủi ro xảy ra đều có nguyên do. Mỗi rủi ro liên quan đến những bộ phận quản lý nhất định vì thế họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra họ còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá theo dõi và điều chỉnh để phù hợp với những kế hoạch đã được đề ra.

Trên đây là toàn bộ về thông tin mà mình các bạn biết đến. Tìm hiểu được rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm có những rủi ro gì và đưa được ra phương án tối ưu. Đừng bỏ lỡ mà hãy đóng hết kiến thức này sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc kinh doanh đấy.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem358 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT