Nên thành lập nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, hướng đi nào đúng nhất?
Theo dõi viecday365 tạiNhững người đã và đang có ý định kinh doanh nói riêng và tất cả những đối tượng quan tâm đến kinh doanh nói chung chắc hẳn vẫn luôn thắc mắc liệu hộ kinh doanh cá thể hay công ty mang lại nhiều lợi ích hơn. Để giải đáp câu hỏi đó cho nhiều người, hôm nay viecday365.com sẽ phân tích kĩ hơn về việc nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tốt hơn nhé!
1. Tìm hiểu về hộ doanh nghiệp cá thể và doanh nghiệp công ty
1.1. Tìm hiểu chung về doanh nghiệp
Doanh nghiệp được định nghĩa là một tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản và được đăng ký theo quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, đăng ký doanh nghiệp là việc một cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký thành lập một trong các loại hình công ty với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điểm danh một vài loại hình doanh nghiệp hiện nay gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, công ty TNHH trên hai thành viên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Thường thì các cá nhân hay tổ chức có nhu cầu kinh doanh với quy mô lớn thì sẽ chọn mô hình doanh nghiệp. Nhìn chung ở hình thức kinh doanh này cũng có khá nhiều ưu điểm như: ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân thì các loại hình doanh nghiệp khác đều có tư cách pháp nhân, không giới hạn số lượng nhân lực, được xuất hóa đơn VAT cũng như dễ dàng huy động nguồn vốn từ các cá nhân hay tổ chức khác.
1.2. Tìm hiểu về đăng ký hộ doanh nghiệp cá thể
Hộ kinh doanh cá thể được thành lập với quy mô nhỏ hơn với mô hình đơn giản và cũng dễ quản lý hơn so với một công ty kinh doanh. Mô hình này khá phù hợp với những cá nhân hoặc những hộ gia đình muốn kinh doanh nhỏ lẻ. Hình thức đăng kí cũng khá đơn giản khi không cần con dấu pháp nhân cũng như xuất hóa đơn (VAT) và cá nhân hay hộ gia đình hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đăng ký tại các cơ quan đăng kí kinh doanh. Một vài ví dụ cụ thể cho loại hình này như: mở cửa hàng tạp hóa; salon tóc; cửa hàng ăn uống…
2. Ưu và nhược điểm của hai loại hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp
2.1. Ưu và nhược điểm của loại hình hộ doanh nghiệp
2.1.1. Những ưu điểm cần biết của hộ kinh doanh
- Các công đoạn đăng ký và làm giấy tờ thủ tục khi thành lập hộ kinh doanh đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều so với thành lập doanh nghiệp.
- Các vấn đề như khai báo thuế, đóng thuế đơn giản hơn. Thường thì những hộ kinh doanh cá thể sẽ đóng thuế khoán hằng năm mà không phải thực hiện khai báo thuế hàng tháng như các doanh nghiệp.
- Việc thống kê cũng như xử lý các số sách, chứng từ, khá đơn giản và không cần thuê kế toán như những doanh nghiêp hay công ty có quy mô lớn hơn.
- Hiện nay theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các hộ kinh doanh đã có thể hoạt động tại nhiều địa điểm. Vì thế nên khi muốn kinh doanh tại nhiều địa điểm, cá thể đăng kí hộ kinh doanh phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở chính và thông báo với cơ quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý thuế nơi hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm còn lại.
2.1.2. Điểm tên những nhược điểm của hộ kinh doanh
- Hiện nay thì chủ thể của hộ kinh doanh khá thu hẹp lại chỉ bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình.
- Chủ thể của hộ doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về quyền thành lập doanh nghiệp hoặc là thành viên của doanh nghiệp khác: Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hay là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh trừ trường hợp được đồng ý của các thành viên hợp danh khác.
- Ngoài ra cá nhân đăng ký hộ kinh doanh còn phải chịu trách nhiệm vô hạn cụ thể hơn là chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình cho mọi khoản nợ khi kinh doanh.
- Những hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như mô hình doanh nghiệp
- Không được tự đặt và in hoá đơn, nếu có việc cần muốn sử dụng thì phải liên hệ với cơ quan thuế đồng thoài số lượng hoá đơn có thể dùng cũng bị hạn chế.
2.2. Ưu và nhược điểm của công ty, doanh nghiệp
2.2.1. Ưu điểm của mô hình kinh doanh công ty, doanh nghiệp
Ngoài trừ doanh nghiệp tư nhân ra thì tất cả các loại hình doanh nghiệp khác từ công ty TNHH, Công ty cổ phần hay doanh nghiệp hợp danh,...đều có tư cách pháp nhân. Không chỉ vậy, doanh nghieệp hoàn toàn không bị giới hạn về số lượng lao động hay ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu có thể tự do mở rộng, thu hẹp quy mô hay kinh doanh bất cứ ngành nghề nào trong phạm vi tài chính và thuộc quyền cho phép của luật pháp. Ngoài ra mô hình doanh nghiệp còn dễ dành huy động cũng như kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài. Thông qua việc quảng bá, kêu gọi đầu tư hay hợp tác với các bên khác, chủ doanh nghiệp có đa dạng hướng đi cho mình và có nhiều cơ hội mở rộng phạm vi sản xuất cũng như quy mô.
Một lợi ích khác khi bạn thành lập doanh nghiệp đó là doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn về việc thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện. Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty ( ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), chứ không cần lấy tài sản cá nhân để chịu trách nghiệp cho công ty giống như với mô hình hộ kinh doanh. Bên cạnh đó đối với các hoạt động bán hàng, doanh nghiệp cần đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng và sẽ được khấu trừ 10% thuế VAT.
2.2.2. Nhược điểm của mô hình kinh doanh doanh nghiệp là
Mặc dù không giới hạn và đem lại nhiều lợi ích nhưng mô hình doanh nghiệp cũng tiềm tàng nhiều nhược điểm đem đến không ít trở ngại cho chủ sở hữu. Đầu tiên phải nói đến chế độ kế toán khá phức tạp đòi hỏi phải xử lý nhiều giấy tờ, thủ tục đồng thời phải đúng luật, đúng hạn mức và đúng chuẩn mực kế toán. Không chỉ vậy doanh nghiệp cũng phải đóng nhiều loại thuế với mức thuê suất khá cao ví dụ như doanh nghiệp bắt buộc phải đóng 20% thuế thu nhập của doanh nghiệp mỗi năm nếu kinh doanh có lãi, đồng thời cần đảm bảo thực hiện đầy đủ những chính sách cho người lao động như bệnh tật, thai sản, bảo hiểm...
Nhìn chung từ những ưu và nhược điểm đã tổng hợp phía trên, tùy thuộc vào, nhu cầu cũng như khả năng tài chính, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Nếu bạn có định hướng kinh doanh theo hướng phát triển mở rộng với nhiều sự lựa chọn và đa dạng ngành nghề thì thành lập doanh nghiệp sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Ngược lại nếu bạn có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, với chi phí bỏ ra ít và các quy trình đơn giản hơn cũng như dễ quản lý thì hộ kinh doanh là sự lựa chọn lý tưởng cho các cá nhân hoặc hộ gia đình.
3. Có thế chuyển đổi qua lại giữa hộ doanh nghiệp cá thể và doanh nghiệp được không?
Mặc dù sẽ thu được kha khá lợi ích khi lựa chọn hướng đi thành lập doanh nghiệp thế nhưng vì những rủi ro khi chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính nên không ít người vẫn ưu tiên lựa chọn hộ kinh doanh làm mục tiêu đầu. Vậy khi hộ kinh doanh đã hoạt động được một thời gian và phát triển ổn định, liệu có thể chuyển thành doanh nghiệp không. Và câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể làm điều đó. Không chỉ vậy, đối với các doanh nghiệp nhỏ vừa chuyển từ hộ kinh doanh còn được hưởng khá nhiều chính sách ưu đãi về thuế và các khoản phí thời gian 3 năm đầu.
Bài viết trên đã giúp bạn phân tích chi tiết những ưu nhược điểm của hai loại hình kinh doanh là hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp. Vậy qua những chia sẻ trên của viecday365.com bạn đã biết nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp chưa. Hy vọng bạn sẽ sớm chọn ra hướng đi đúng đắn cho mình và thành công trên con đường đó nhé.
303 0