[Cập nhật] Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh “chất lượng”
Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh được cho là vũ khí để các nhà tuyển dụng có thể sàng lọc ứng viên. Vì giữa muôn vàn ứng viên ứng tuyển các nhà tuyển dụng sẽ căn cứ theo đâu để có thể lựa chọn được một nhân viên kinh doanh giỏi dành cho mình, điều đó thật sự không phải là dễ dàng. Tất nhiên khi bạn nắm bắt được trước đó tức là bạn đã tăng cơ hội dành cho chính bản thân mình giữa muôn vàn ứng viên rồi.
1. Tạo sao phỏng vấn nhân viên kinh doanh là quan trọng?
Bạn cũng biết rằng nhân viên kinh doanh đa phần đều làm việc tại bộ phận khách hàng do đó nhà tuyển dụng cũng cần phải dựa vào những yêu cầu nhất định để đưa ra các điều kiện sàng lọc ứng viên. Đặc biệt khi lựa chọn được một nhân viên kinh doanh tài năng thì các tiêu chí và khung phỏng vấn lại cần kỹ càng hơn rất nhiều.
Bởi vì thông qua chính bộ phận này doanh nghiệp có thể xây dựng được hình ảnh của mình, thắt chặt được các mối quan hệ với khách hàng hơn. Do đó việc tìm kiếm được một nhân viên kinh doanh luôn vượt doanh số, khéo léo cho mọi trường hợp thì nhà tuyển dụng sẽ luôn nhờ vào chính các câu hỏi tuyển dụng để tuyển được ứng viên ưng ý.
Hơn nữa là các câu hỏi phỏng vấn đó không chỉ cần thiết cho các ứng viên mà còn là sự cần thiết đối với chính nhà tuyển dụng để tạo nên một kết quả cho buổi phỏng vấn tuyệt vời hơn. Các ứng viên khi nắm bắt được câu hỏi này sẽ có một sự tự tin hơn, chuẩn bị sẵn cho việc trả lời ra sao là hoàn hảo. Đối với nhà tuyển dụng thì khi nắm bắt được câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh sẽ giúp tiết kiệm được thời gian đề ra câu hỏi mà sự lựa chọn ứng viên vẫn luôn là chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, sự lợi thế nhiều nhất có lẽ vẫn sẽ là nghiêng về phía các ứng viên ứng tuyển nhiều hơn do đó bạn cần nắm bắt ngay nhé.
2. Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh hay nhất
2.1. Bạn làm thế nào để theo kịp thị trường đích?
Dù việc nghiên cứu thị trường đích sẽ luôn là nhiệm vụ cuối cùng dành cho nhân viên kinh doanh và khi bạn thật sự chuyên nghiệp nhưng nhà tuyển dụng vẫn luôn thách thức bạn ngay từ ban đầu. Vì thông qua câu hỏi đó nhà tuyển dụng mong muốn rằng ứng viên có thể chứng tỏ được năng lực cũng như kiến thức mà bạn cập nhật từ thực tế.
>> Cách trả lời: Bởi vậy bạn hãy cập nhật các tin tức từ các ấn phẩm thực tế truyền thông nhiều hơn từ chính báo, tạp chí hay blog, TV,...Hãy đưa ra kiến thức chuyên sâu nhất qua việc thu thập của chính mình để nhà tuyển dụng thấy được bạn là một nhân tố nắm bắt thị trường nhanh như tôi nhận thấy đó đang là xu thế mới.
1.2. Công việc trước đây thời gian bạn dành cho việc xây đắp mối quan hệ khách hàng là bao lâu? Tại sao?
Tại một số doanh nghiệp các nhà tuyển dụng sẽ thường rất quan tâm tới việc vị trí nhân viên kinh doanh có khả năng duy trì các mối quan hệ khách hàng hay không. Cả về mối quan hệ khách hàng trước đó hay mối quan hệ khách hàng mới hiện tại bởi quá trình đó là yếu tố tạo nên doanh số. Cũng như thông qua đó có thể lan rộng tên tuổi, danh tiếng hơn cho chính doanh nghiệp.
>> Cách trả lời: Do đó việc bạn cần nắm bắt được yêu cầu cụ thể và tìm kiếm trước về các mối quan hệ khách hàng của mình với thành tích đạt được để nêu ra là cần thiết. Nếu có thể bạn cũng nên bật mí về cách mà bạn tiếp cận duy trì vì đôi khi đó lại là một cách mới so với các ứng viên khác tạo nên điểm nổi bật. Ví dụ: các ứng viên sẽ dành đa số thời gian của mình để chăm sóc theo hình thức nhắn tin, gọi điện nhưng bạn lại lựa chọn dành sự linh hoạt ít hơn kết hợp làm việc trực tiếp mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi. Doanh số đem lại của bạn cao hơn bởi lẽ đó là điều ấn tượng dành cho bạn.
1.3. Bạn nhận thấy mạng xã hội có vai trò như thế nào trong kinh doanh?
Chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của mạng xã hội đem lại với chúng ta cho tất cả các lĩnh vực chứ không chỉ riêng về kinh doanh bán hàng. Tất nhiên nếu như bạn chưa từng sử dụng các mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng hay đem lại lợi thế cho mình thì chắc chắn việc “rớt” là rất cao.
>> Cách trả lời: Tuy nhiên dù bạn có lợi thế hay không có lợi thế đừng trả lời một cách thẳng thừng hãy khéo léo và đưa ra được việc mình mong muốn học hỏi kỹ năng sử dụng mạng xã hội đó. Mong rằng khi tham gia làm việc sẽ được tiếp cận sử dụng mạng xã hội phù hợp để tiếp cận thị trường tốt hơn và gia tăng về doanh số.
Bộ câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh
1.4. Bạn nghĩ công ty tôi có thể phát triển tốt không và có thể mang lại giá trị gì cho khách hàng?
Một câu hỏi đơn giản nhưng ẩn chứa tới hai mục đích nếu bạn thật sự không linh hoạt và nắm bắt trước sẽ dẫn tới việc trả lời sai mất điểm. Đầu tiên mục đích thứ nhất là nhà tuyển dụng xem việc bạn đã có nghiên cứu tìm hiểu về công ty trước đó hay không, tiếp đó là mục đích về việc sẽ hướng tới đánh giá về việc tư duy sáng tạo trong kinh doanh của chính bạn.
>> Cách trả lời: Bạn có thể nhắc rằng sau khi tôi lựa chọn rất nhiều thông tin trên website viecday365.com thì tôi nhận thấy rằng vị trí nhân viên kinh doanh tại công ty là phù hợp đem lại sự phát triển tốt nhất không chỉ cho tôi mà cho công ty khi tôi làm việc. Từ đó thì chính bạn cũng thấy được sản phẩm cung cấp sẽ đem lại giá trị tới khách hàng không chỉ là đáp ứng nhu cầu mà còn là sự tin tưởng, thỏa mãn.
1.5. Bạn tự học được gì gần đây?
Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng có thể sàng lọc được các ứng viên không có sự nắm bắt kiến thức mới và thụ động. Bởi họ luôn mong chờ về ứng viên luôn biết cách học hỏi, nắm bắt điều mới dù là điều bạn học được đó là nhỏ hay lớn đều không quan trọng.
>> Cách trả lời: Hãy thử đưa ra những trải nghiệm của chính mình để nhà tuyển dụng thấy được sự tiềm năng trong bạn như tôi mới học được cách tiếp cúc khách hàng qua giao tiếp nói, cách chăm sóc khách hàng mới bằng việc chăm chỉ hàng ngày tương tác,...
1.6. Bạn hãy mô tả về tình huống khó khăn với khách hàng cùng việc lật ngược tình thế?
Câu trả lời bạn đưa ra chính là cách để nhà tuyển dụng có thể đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn cũng như việc bạn tiếp cận khách hàng ra sao. Cũng như thông qua cách xử lý đó có thể đánh giá về việc bạn có thật sự sẵn sàng cho việc dẹp bỏ lòng tự trọng để đóng góp đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay không.
>> Cách trả lời: Bởi vậy mà hãy thật khéo léo vận dụng những kiến thức mà mình có, cùng cách xử lý riêng để giúp họ nhận thấy được bạn là người không ngại nỗ lực phấn đấu để đạt được kết quả. Ý chí tiến thủ sẽ luôn được coi trọng và lựa chọn cho việc tham gia làm việc cống hiến. Tôi đã từng có sự xô xát và có lời nói quá khi họ không mua hàng và khách hàng đã cáu gắt, nhưng tôi đã nắm bắt được điều đó đưa ra việc chủ động xin lỗi và đưa ra các yêu cầu gợi ý ưu đãi".
1.7. Bạn có biết triển vọng của một nhân viên kinh doanh là gì không?
Thông qua câu hỏi này là cách mà nhà tuyển dụng đang nắm bắt về việc ứng viên có thật sự đang có một định hướng đúng về vị trí ứng tuyển hay không? Và cũng như qua đó có thể thấy được bạn có thật sự muốn học hỏi để phát triển sự nghiệp tại tương lai không?
>> Cách trả lời: Đừng bao giờ nói việc nhân viên kinh doanh là đem lại doanh số và nhận một mức lương cao, vì điều đó có lẽ là quá dễ nhận thấy. Bạn hãy thử về việc tôi muốn học hỏi được nhiều hơn cho việc nắm bắt thị trường đôi khi là phấn đấu tương lai phát triển hơn tại tương lai. Không chỉ là một nhân viên kinh doanh bình thường mà sẽ là một nhân viên kinh doanh nhận được sự săn đón từ nhiều người.
1.8. Bạn có mong muốn về bán hàng với khách hàng nào, tại sao?
Câu hỏi được đặt ra này là việc mà nhà tuyển dụng xác định được phân khúc khách hàng mà sản phẩm dịch vụ công ty hướng tới có thật sự là phù hợp với bạn khi ứng tuyển không. Do đó bạn cũng nên tìm hiểu về chính các sản phẩm mà công ty cung cấp trước đó là gì. Vì một nhân viên kinh doanh giỏi thì sẽ biết được về những kiểu khách hàng mà mình mong muốn cụ thể ra sao.
Việc làm nhân viên kinh doanh tại Hồ Chí Minh
1.9. Đâu là động lực mà bạn ứng tuyển vị trí này?
Mục đích của câu hỏi này chính là để xem về kỹ năng giao tiếp của bạn có thật sự tốt hay không tốt. Cũng như động lực mà bạn hướng tới công việc đó có là điều tích cực và doanh nghiệp có thật sự là nơi để bạn có thể hoàn thành được động lực đó.
>> Cách trả lời: Tham gia công việc này là cách để tôi có thể rèn luyện kỹ năng cho bản thân và trau dồi cho các bước tiến tại tương lai. Một cách trả lời khiến cho chính nhà tuyển dụng nhận thấy bạn thật sự có ý chí phấn đấu và đó là điều mà họ luôn mong trở ở những ứng viên bùng nổ doanh số.
1.10. Nếu trúng tuyển bạn sẽ làm gì trong tháng đầu làm việc?
Bạn biết rằng dù trong thời gian ngắn nhưng bạn lại đưa ra được một kế hoạch làm việc chi tiết cùng sự hợp lý thì đó là việc thể hiện cho bạn là người nhanh nhạy. Một nhân viên với thái độ tích cực trong công việc do đó bạn là người tiềm năng vậy nên hãy chuẩn bị thật tốt về kế hoạch đó nhé.
>> Cách trả lời: Ngoài ra thì nhà tuyển dụng sẽ luôn có những câu hỏi khác liên quan trực tiếp cho chuyên môn kinh doanh để có thể xem xét kỹ càng hơn về ứng viên. Do đó để có thể vượt qua được vòng sàng lọc này hãy chuẩn bị thật tốt và thông minh nhất cho vòng phỏng vấn vì câu trả lời phỏng vấn nhân viên kinh doanh sẽ phụ thuộc vào sự diễn đạt của bạn. Nhưng chắc chắn bạn sẽ vượt qua được cả những nhà tuyển dụng khó tính nhất đó.
2. Các câu hỏi tuyển dụng nhân viên kinh doanh “khác” cần nắm
Ngoài những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh cụ thể thì còn có rất nhiều câu hỏi khác đi kèm mà bạn có thể gặp phải. Chúng ta có thể kể đến như:
Câu 1: Bạn có thể phân biệt về chu trình sales ngắn và sales dài hay không?
Câu 2: Trong kinh doanh việc ngừng theo đuổi một khách hàng là khi nào?
Câu 3: Dù là ngày tồi tệ nhưng làm thế nào để bạn vẫn nở nụ cười trên môi khi làm việc?
Câu 4: Đã bao giờ bạn từ chối một khách hàng chưa? Lý do tại sao?
Câu 5: Bạn đã gặp phải rủi ro chưa, nếu có làm sao để bạn có thể vượt qua?
Câu 6: Có bao giờ bạn đã hỏi về một khách hàng khi từ chối lý do khi không mua sản phẩm hay không? Bài học bạn rút ra được là gì từ câu trả lời của khách hàng?
Câu 7: Mức kỳ vọng của vị trí bạn đã vượt qua như thế nào?
Câu 8: Đâu sẽ là cách tốt nhất để xây dựng về một mối quan hệ tiềm năng với khách hàng?
Câu 9: Hãy nêu về một tình huống mà bạn gặp phải khi gọi điện thoại với khách hàng? Làm sao để có thể duy trì và xử lý được rủi ro gặp phải đó?
Câu 10: Bạn có bao giờ nghĩ về việc mình xây dựng một công ty và nó sẽ như thế nào?
Câu 11: Trong quy trình bán hàng đâu là phần bạn yêu thích nhất?
Câu 12: Bạn hiểu đối tượng khách hàng hướng tới là ai, tại sao?
Câu 13: Điều gì khiến bạn đạt được mức doanh số?
Câu 14: Bạn thấy việc không đạt KPI hay khách hàng không hài lòng là tồi tệ hơn?
Câu 15: Hãy thử nêu về văn hóa công ty bạn đã làm việc trước đây?
....
Hãy luôn nhớ rằng bất cứ câu hỏi nào cũng có thể được đưa ra tuy nhiên việc bạn chuẩn bị sẵn trước đó và nắm bắt được điều cần thiết thì việc trả lời sẽ thật dễ dàng. Tất cả các câu trả lời từ bạn mà nhà tuyển dụng cần tới sẽ luôn là việc bạn rút ra kinh nghiệm ra sao.
3. Tăng sự hấp dẫn hơn với việc đặt ngược câu hỏi với nhà tuyển dụng
Các câu hỏi đặt ngược mà bạn cần để giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao hơn về bạn tiêu biểu như:
Câu 1: Làm thế nào để ông bà có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình?
Có thể đây là một câu hỏi được đánh giá khá tốt vì chứng tỏ việc bạn đang quan tâm tới quá khứ và thành tựu họ đạt được để có thể đứng tại vị trí hiện tại. Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ứng viên có tầm nhìn đúng không?
Câu 2: Đâu là những cản trở ngăn cản công ty phát triển hiện tại?
Điều mà gặp phải những khó khăn cản trở là điều không thể tránh khỏi của mỗi doanh nghiệp và một nhân viên hoàn hảo là khi có sự quan tâm tới vấn đề đó để có thể đưa ra sự giải quyết. Tạo ra một chiến lược hoàn hảo hơn trước khi vấn đề là lớn và lúc đó bạn nhận được yêu cầu.
Câu 3: Điều gì mà ông bà cảm thấy tôi phù hợp với vị trí này?
Thông qua câu hỏi ngược lại này cho thấy bạn là một người thấu đáo suy nghĩ cho công việc. Cùng đó là việc bạn thật sự quan tâm tới vị trí này và khiến cho nhà tuyển dụng giảm bớt đi sự lo ngại về ứng viên mình tuyển dụng.
Câu 4: Khi làm việc tại đây ông bà thấy điều “bực bội” nhất là gì?
Một câu hỏi được cho là có sự “can đảm” từ bạn vì nhà tuyển dụng luôn mong muốn ứng viên của mình thật nhanh nhẹn và dũng cảm cho những câu trả lời tốt nhất. Điều đó cũng chứng tỏ việc sau này bạn làm việc với khách hàng cũng sẽ luôn đem lại sự hiệu quả với doanh số đạt được thật dễ dàng.
4. Việc làm nhân viên kinh doanh tốt hơn với viecday365.com
Cũng chính như việc chuẩn bị thật tốt kiến thức để nhận được sự đánh giá kỹ năng thì việc để tiến tới được các vòng đó thì có lẽ bạn không nên bỏ qua về tìm kiếm việc làm. Có thể là với sự phát triển của xã hội từ đó tạo nên các phương thức tìm việc đa dạng hơn nhưng để nắm bắt được nhanh nhất thì có lẽ chỉ có website viecday365.com mà thôi.
Thông qua website bạn có thể trang bị được cho bản thân một bản CV xin việc được cho là chuyên nghiệp với sự lôi cuốn nhà tuyển dụng nhất. Cạnh đó bạn cần biết rằng CV sẽ luôn được cho là yếu tố quan trọng để tại nên một lịch hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng đối với bạn. Tất nhiên, nếu bạn bỏ qua về việc tạo lập một CV tại viecday365.com về nhân viên kinh doanh tức là bạn đã vừa bỏ lỡ đi cơ hội nắm trong tay về việc làm dành cho chính mình.
Hơn nữa dù bạn không biết về cách viết một CV nhân viên kinh doanh hoàn hảo thì cũng đừng lo lắng bởi website sẽ cung cấp mẫu tạo nên sự ghi điểm cho chính bạn. Nếu bạn thật sự muốn trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi thì đừng chần chừ mà quả trở lại trang chủ để ứng tuyển nhé.
Đừng bao giờ bỏ cuộc bởi thành công sẽ được viecday365.com đen đến cho bạn. Bạn có thể thay đổi chính mình qua bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh cùng các thông tin liên quan được chia sẻ trên bài viết này. Cùng đó là việc bạn thật sự cố gắng theo đuổi ước mơ mà bản thân đặt ra.
3083 0