Tìm hiểu chi tiết về quy trình bán hàng của công ty Vinamilk
Theo dõi viecday365 tạiTrải qua một chặng đường dài kể từ ngày thành lập và phát triển, Vinamilk đã trở thành một thương hiệu sữa quá đỗi quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Vậy, quy trình bán hàng của công ty Vinamilk diễn ra như thế nào? viecday365.com sẽ bật mí chi tiết cho bạn đọc trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đôi nét về Vinamilk - Ông lớn ngành thực phẩm sữa Việt Nam
1.1. Vinamilk là một doanh nghiệp lớn với nhiều năm kinh nghiệm phát triển
Ra đời từ những năm 1976, tính đến nay, Vinamilk đã đạt dấu mốc 45 năm thành lập và phát triển. Không chỉ nổi danh như một công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, Vinamilk còn xác lập vị thế vững chắc của doanh nghiệp, xứng đáng trở thành Thương hiệu Quốc gia trong ngành sữa và thực phẩm toàn cầu. Theo thống kê Plimsoll (Anh), Công ty đã thành công lọt top 40 công ty sữa trên thế giới có doanh thu cao nhất.
Với vị thế của mình, Vinamilk đặt yếu tố “nhân” là sứ mệnh cao cả nhất, công ty cam kết phục vụ cộng đồng bằng những sản phẩm dinh dưỡng với chất lượng cao nhất, bằng tất cả sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm đối với từng cá nhân và đối với xã hội. Trong tương lai, Vinamilk đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu, là biểu tượng cho sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe, trung thành với mục tiêu phục vụ cuộc sống con người.
Một doanh nghiệp mang Thương hiệu Quốc gia, Vinamilk hoạt động với năm giá trị cốt lõi gồm: Chính trực, Tôn trọng, Công bằng, Đạo đức và Tuân thủ. Tất cả đã tạo nên một doanh nghiệp hàng đầu, hoạt động mà không phải hổ thẹn với bản thân chính mình, với luật pháp nhà nước, với các đối thủ cạnh tranh và trên tất cả là với con người và xã hội.
1.2. Vinamilk kinh doanh đa dạng các loại sữa và sản phẩm từ sữa
Vinamilk ghi nhận trung bình 18.000.000 sản phẩm được tiêu thụ mỗi ngày. Trong đó, có hơn 200 sản phẩm được phân phối tới 30 quốc gia. Các sản phẩm này cũng được chế biến đa dạng nhằm tối ưu khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thuộc mọi đối tượng. Một số sản phẩm dẫn đầu thị trường có thể kể đến như: Sữa nước Vinamilk, Sữa đặc Ông Thọ, Sữa chua Vinamilk, Nước ép trái cây Vfresh, Sữa bột Dielac…
Các sản phẩm đặc trưng của thương hiệu Vinamilk có thể xếp thành các nhóm lớn sau đây: Sữa tươi và sữa dinh dưỡng; Sữa cho mẹ mang thai và bé; Thực phẩm ăn dặm; Sữa cho người cao tuổi; Sữa chua ăn; Sữa chua uống và sữa trái cây; Sữa đặc; Sữa thực vật; Nước giải khát; Kem; Đường; Phô mai.
1.3. Phương pháp bán hàng của Vinamilk
Hiện tại, Vinamilk đang triển khai bán hàng dưới 2 hình thức chính là trực tiếp và gián tiếp. Mỗi phương thức đều tồn tại những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau và doanh nghiệp này đã tận dụng rất tốt lợi thế từ hai phương pháp riêng biệt này.
1.3.1. Bán hàng trực tiếp
Với hình thức bán hàng thứ nhất, Vinamilk sẽ là bên trực tiếp phân phối và đưa sản phẩm của mình tới tận tay người tiêu dùng mà không thông qua trung gian. Hình thức này cho phép doanh nghiệp trực tiếp tác động tới tệp khách hàng của họ, tạo nên trải nghiệm thương hiệu mạnh mẽ. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác số liệu về doanh số, doanh thu, từ đó xác định nhu cầu của khách hàng tại khu vực. Ngoài ra, công ty cũng sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát số lượng hàng hóa, quyết định lưu kho hoặc luân chuyển sản phẩm giữa các chi nhánh.
Không chỉ giới hạn ở những cửa hàng bán lẻ, Vinamilk còn mở rộng kinh doanh trực tiếp thông qua đa kênh phân phối như Website bán hàng chính thức của doanh nghiệp Giacmosuaviet, email, fax hay máy bán hàng tự động… Hình thức bán hàng trực tiếp giúp Vinamilk không phải trả khoản phí trung gian, tuy nhiên cũng khiến doanh nghiệp phải đầu tư thêm nhân lực và vật lực để phục vụ cho quá trình phân phối và vận chuyển.
1.3.2. Bán hàng gián tiếp
Ngược lại với hình thức đầu tiên, khi bán hàng gián tiếp, Vinamilk sẽ phân phối sản phẩm tới các bên trung gian. Các cửa hàng, siêu thị này sẽ thay mặt Vinamilk, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Như người ta đã nói “Buôn có bạn, bán có phường”, việc phân phối sản phẩm qua trung gian giúp cho thương hiệu Vinamilk dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng. Đặc biệt là tại những thị trường mới, khi mà doanh nghiệp chưa có độ phủ lớn với người dân địa phương, lúc này, những nhà phân phối trung gian sẽ đóng vai trò tiếp thị sản phẩm dựa trên danh tiếng và kinh nghiệm sẵn có của cửa hàng trong khu vực.
2. Quy trình bán hàng của công ty vinamilk
Nhìn chung, quá trình bán hàng của công ty Vinamilk diễn ra theo mô hình 4 bước, theo thứ tự như sau:
2.1. Tìm hiểu thị trường
Tại các doanh nghiệp, luôn luôn tồn tại ít nhất một vị trí mang tên nhân viên phát triển thị trường. Và Vinamilk cũng không phải là ngoại lệ. Nhân viên/phòng ban này sẽ chịu trách nhiệm phân tích số liệu, tìm hiểu thông tin về thị trường, tìm kiếm những khu vực tiềm năng, mới hoặc chưa được khai thác, phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Đồng thời, xuyên suốt quá trình này, nhân viên phát triển thị trường cũng đảm đương nhiệm vụ tìm kiếm những khách hàng mục tiêu, những bên mua tại khu vực đang có nhu cầu tiếp cận sản phẩm của công ty.
2.2. Xác định nhà phân phối trung gian
Sau khi hoàn thành công đoạn tìm hiểu thị trường, Vinamilk cần xác định những nhà phân phối trung gian hay gọi nôm na là những bên mua sẽ tiếp cận sản phẩm của họ. Những bên mua này không bị cố định ở bất kỳ loại hình nào. Đó có thể là một chuỗi siêu thị lớn như WinMart, các cửa hàng tiện lợi như Circle K hay chỉ đơn giản là một tiệm tạp hóa nhỏ trong xóm. Những đối tượng này có nhu cầu khác nhau, với sức mua cũng như khả năng tài chính chênh lệch.
Vì vậy, nhiệm vụ của Vinamilk là phải nắm thật chắc thông tin của những bên mua này, quản lý và phân loại dữ liệu theo các yếu tố khác nhau nhằm phục vụ cho các bước tiếp theo.
2.3. Đàm phán và thỏa thuận
Một khi đã nắm rõ thông tin về người mua hàng, Vinamilk sẽ trực tiếp tiến hành đàm phán và thỏa thuận cùng các bên mua. Mỗi bên trung gian sẽ có khả năng tiêu thụ sản phẩm khác nhau, cùng với đó là chênh lệch trong tần suất khách hàng. Vì vậy, nhà cung cấp sữa cần đề xuất và đàm phán một mức chiết khấu hợp lý, dễ chịu với bên mua mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Khi đã hoàn thành công việc đàm phán và tiến tới thỏa thuận, hai bên sẽ cùng nhau ký kết hợp đồng và bắt tay hợp tác. Hợp đồng này sẽ thể hiện rõ mức chiết khấu cũng như thời gian yêu cầu thanh toán (tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên).
2.4. Tạo đơn hàng, thanh toán và vận chuyển
Để kết thúc quá trình bán hàng của công ty, Vinamilk sẽ tạo đơn hàng để chuyển cho bên mua cùng giữ. Đơn hàng này được triển khai dưới hai dạng là trực tuyến và trực tiếp. Đối với mẫu đơn trực tiếp, bên mua sẽ nhận mẫu đơn có sẵn kèm sản phẩm. Đối với mẫu đơn trực tuyến, Công ty sẽ tạo đơn qua form điện tử.
Sau đó, công ty sẽ vận chuyển và bàn giao sản phẩm cho bên mua theo từng bước, đúng theo quy trình của doanh nghiệp, từ bước kiểm hàng cho tới bước giao nhận. Quá trình thanh toán và nghiệm thu sẽ diễn ra theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về quy trình bán hàng của công ty Vinamilk. Hi vọng những thông tin mà viecday365.com chia sẻ đã phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về thành công của ông lớn ngành sữa trong khu vực.
2065 0