Giải đáp tất tần tật về câu hỏi quản trị Marketing là gì?

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Hiện nay, có thể nói là việc kinh doanh ở trên thị trường đang vô cùng khốc liệt, cùng với đó là những sự thay đổi chóng mặt của thời đại công nghệ cũng như là các chính sách về thương mại mới khiến cho các doanh nghiệp đang dấn thân vào cuộc chạy đua không ngừng nghỉ. Để các doanh nghiệp có thể thực hiện được điều đó thì quản trị Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy quản trị Marketing là gì và liệu nó có vai trò và chức năng gì đối với các doanh nghiệp hiện nay? Hãy cùng đi đến bài viết dưới đây để tìm cụ thể hơn về những đặc điểm của quản trị marketing trong doanh nghiệp nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quản trị Marketing nghĩa là gì? 

Quản trị Marketing có thể được hiểu là những công việc về đánh giá, phân tích hoặc là kiểm tra công việc thi hành biện pháp, từ đó lập ra các kế hoạch để có thể đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời để có thể đạt được những mục đích chung của công ty hoặc doanh nghiệp đang hướng tới.

Thông thường, việc quản trị Marketing sẽ liên quan đến các loại hình sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng, dựa trên các quan điểm về việc trao đổi với mục đích đó tạo ra được sự thỏa mãn cho các bên có liên quan. Đây có thể coi là một yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tới việc kinh doanh của công ty hoặc doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết thì công việc Marketing vốn là một công việc hết sức quan trọng đối với mỗi một doanh nghiệp hoặc một công ty. Marketing thường bao gồm nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng, …  nên công việc quản trị Marketing là việc điều hành và quản lý các công việc đó diễn ra một cách suôn sẻ. Ngoài ra, quản trị Marketing còn là quá trình tìm ra các định hướng liên quan tới đến mức độ tiêu dùng, thái độ tiêu dùng và các đặc tính tiêu dùng của khách hàng theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp, công ty để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Xem thêm: Triết lý Marketing là gì? Vai trò của triết lý Marketing

2. Những đặc điểm nổi bật nhất của quản trị Marketing

2.1. Cầu thất thường của quản trị Marketing

Thông thường thì các nhu cầu của người tiêu dùng sẽ có sự khác biệt tại các thời điểm khác nhau. Do vậy, công việc của quản trị Marketing sẽ là phải điều hành sao cho các nhu cầu đó ổn định theo thời gian. Ví dụ như là ngành dầu khí cần phải có các chiến lược về Marketing để có thể điều hòa theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giữa thời điểm giá xăng tăng và giá xăng giảm.

2.2. Cầu bão hòa và cầu quá mức của quản trị Marketing

Về phần cầu bão hòa thì thông thường, nhu cầu tiêu dùng của thị trường sẽ duy trì ở mức ổn định, do đó công việc chính mà quản trị Marketing cần phải làm đó là phải duy trì mức độ cầu hiện có.

Về phần cầu quá mức thì nguyên nhân chính là do các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vượt quá khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, do đó quản trị Marketing cần thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn các nhu cầu tiêu dùng đó của khách hàng để có thể làm cân bằng lại đường cầu.

2.3. Cầu có hại của quản trị Marketing

Đối với các nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm có hại cho sức khỏe của con người như thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện… thì quản trị Marketing sẽ cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động khách hàng từ bỏ việc tiêu thụ những sản phẩm có hại này.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc được việc quản trị Marketing thì yêu cầu cần phải có các đội ngũ kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đồng thời phải xây dựng, tổ chức được các bộ máy quản trị Marketing phù hợp nhất.

Vận động tuyên truyền từ bỏ thuốc lá
Vận động tuyên truyền từ bỏ thuốc lá

Xem thêm: Cách xây dựng và phát triển USP trong marketing là gì? 

3. Vai trò của Quản trị Marketing hiện nay đối với các tổ chức

3.1. Tối đa hóa hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm

Công việc có thể coi là quan trọng nhất đối với Marketing đó là tạo ra những sự kích thích và ham muốn tiêu thụ ở khách hàng. Đồng thời  hình thành sự sản xuất, sử dụng nguồn nhân lực và tối đa hóa nguồn doanh thu.

Mục tiêu này của Marketing được xây dựng dựa trên một tiêu chí, đó là “Khi con người mua sắm và tiêu dùng càng nhiều thì họ sẽ càng cảm thấy hạnh phúc hơn”. Các Marketers cho rằng việc Marketing sẽ tăng sự kích thích tiêu dùng lên tối đa, từ đó thúc đẩy các giai đoạn sản xuất và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đem lại sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước.

3.2. Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng

Theo những người làm Marketing thì doanh nghiệp chỉ có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra khi và chỉ khi mà họ dựa vào những nỗ lực gia nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Tuy nhiên thì việc gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. 

Với nguồn nhân lực có hạn thì mỗi doanh nghiệp trong việc làm ăn kinh doanh sẽ cần phải sử dụng hợp lý các nguồn lực đó sao cho đáp ứng được các yêu cầu mà các nhóm lợi ích đã đặt ra. Bên cạnh đó, việc gia tăng sự lợi ích của người tiêu dùng cần đòi hỏi các doanh nghiệp bỏ thêm chi phí theo các cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, điều này thực sự rất khó để có thể thực hiện đối với thực trạng các doanh nghiệp hiện nay.

Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng
Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng

3.3. Tối đa hóa các sự chọn lựa

Khi tạo ra sự đa dạng hóa về sản phẩm thì điều này đồng thời sẽ kéo theo thêm nhiều sự lựa chọn mới. Tối đa hóa những sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ khiến các chi phí về hàng hóa và dịch vụ sẽ trở nên đắt đỏ hơn vì việc tạo sự đa dạng hóa sẽ đòi hỏi cần thời gian để có vận hành. 

Tối đa hóa sự chọn lựa
Tối đa hóa sự chọn lựa

Mục tiêu này được đưa ra theo sự gia tăng sự đa dạng của các sản phẩm và khả năng lựa chọn của người tiêu dùng với hàm ý rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để có thể đưa ra sự lựa chọn, điều này khiến cho họ luôn luôn có thể tìm mua được loại hàng mà họ cảm thấy hài lòng nhất.

3.4. Liên kết các bộ phận khác trong doanh nghiệp lại với nhau

Hoạt động của việc Marketing chủ yếu là đưa ra sự phân tích, đánh giá, đề xuất và giám sát các tiến độ thực hiện trong kế hoạch của Marketing. Đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các hoạt động giữa các bộ phận khác ở trong doanh nghiệp. Chức năng cơ bản nhất chính là thúc đẩy các bộ phận thực hiện theo các kế hoạch đã đặt ra đúng theo thời gian quy định.

Liên kết các bộ phận trong công ty
Liên kết các bộ phận trong công ty

4. Chức năng của quản trị Marketing hiện nay đối với các tổ chức

Hiện nay, công việc quản trị Marketing đảm nhiệm rất nhiều các nhiệm vụ, chức năng ở mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên chức năng chính của quản trị Marketing thường là sẽ tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng mà họ mong muốn, qua đó có thể đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện, cải tiến lại sản phẩm nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó. Bên cạnh đó, đội ngũ quản trị Marketing sẽ phải tìm ra các nguyên nhân đã và đang gây ra ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty, doanh nghiệp để có thể đưa ra được các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các tổn thất mà các doanh nghiệp, công ty đang gánh chịu.

Đưa ra các chiến dịch quảng cáo
Đưa ra các chiến dịch quảng cáo

Ngoài ra, công việc quản trị Marketing sẽ phải thường xuyên đưa ra chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm hiệu quả, luôn bắt kịp các xu hướng đang thịnh hành để khiến cho các khách hàng sẽ biết tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, công ty nhiều hơn.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của viecday365.com nhằm giải đáp cho câu hỏi quản trị Marketing là gì. Hi vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về ngành Marketing hiện nay.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem361 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT