Market position là gì? Tìm hiểu về chiến lược định vị thị trường

Theo dõi viecday365 tại
Trần Hải Minh tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Hải Minh

Nền kinh tế thị trường càng phát triển, doanh nghiệp càng phải nỗ lực cạnh tranh với các thương hiệu mới trong lĩnh vực. Nếu không thể nhanh chóng tìm ra cách định vị mình, nhãn hàng sẽ phải rời khỏi thị trường chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Vậy market position là gì? Đâu là những hoạt động trọng tâm của một chiến lược định vị hiệu quả?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu thuật ngữ market position là gì?

1.1. Định nghĩa market position - định vị thị trường

Định vị thị trường hay market position trong tiếng Anh, là quá trình doanh nghiệp lựa chọn một vị trí cho sản phẩm (hoặc một dịch vụ, một nhãn hiệu, một cá nhân…) và những nỗ lực nhằm đưa sản phẩm ấy vào đúng vị trí đã lựa chọn. Đây không phải là một vị trí vật lý, vị trí này được hiểu như các nấc thang trong một bảng xếp hạng hình thành trong tư duy, nhận thức của một người, một nhóm người - khách hàng mục tiêu mà loại sản phẩm này hướng đến. Ví dụ như nhãn hiệu số 1 về nước khoáng, nhãn hiệu số 2 về xúc xích.

Xếp hạng tưởng tượng trong tâm trí khách hàng
Xếp hạng tưởng tượng trong tâm trí khách hàng

Mỗi ngày, khách hàng phải tiếp nhận hàng chục thậm chí hàng trăm loại sản phẩm khác nhau. Do đó, thật khó để họ có thể chọn mua một loại sản phẩm phù hợp với bản thân. Do đó, người tiêu dùng thường có xu hướng sắp xếp thương hiệu theo vị trí xếp hạng 1,2,3,4… và chọn lấy loại sản phẩm mà họ cho là tốt nhất. Vị trí được sắp xếp bởi khách hàng là tổng hợp những trải nghiệm, đánh giá, cảm xúc và khái niệm mà họ dành cho sản phẩm và thương hiệu ấy khi đem so sánh với các sản phẩm và dịch vụ cùng loại.

Nắm được tâm lý này của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải tìm cách định vị bản thân mình, khiến sản phẩm của doanh nghiệp xuất hiện thật nổi bật trong một lĩnh vực, phân khúc nào đó trong thị trường. Mục tiêu của thương hiệu lúc này không phải là mạnh đều trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà là trở thành người mạnh nhất chỉ trong một lĩnh vực duy nhất. Chỉ khi đó, sản phẩm của họ mới có thể chiếm vị trí độc tôn trong tâm trí của khách hàng.

Xem thêm: Equity Market là gì? Liệu đây có phải thị trường lý tưởng để đầu tư 

1.2. Các tiêu chí định vị thị trường phổ biến

Cốt lõi của chiến lược định vị thương hiệu chính là đem tới cho khách hàng một cảm giác khác biệt khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Sau đây là một vài tiêu chí thường được tối ưu bởi các nhãn hàng nhằm đem lại trải nghiệm riêng biệt cho khách hàng:

- Thuộc tính và công dụng chuyên biệt của sản phẩm

- Chất lượng sản phẩm

- Giá trị thương hiệu

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng

- Đối thủ cạnh tranh

Các bạn có thể thấy, một sản phẩm được định vị tốt không nhất thiết phải là một sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Đối với những doanh nghiệp non trẻ mới thành lập, khả năng họ có thể đánh bại chất lượng sản phẩm của những ông lớn trong ngành khi chỉ mới chập chững bước chân vào thị trường gần như là không thể. Do đó, họ thường tìm tới các yếu tố riêng để khác biệt hóa thương hiệu của mình.

Sự khác biệt tạo nên thương hiệu
Sự khác biệt tạo nên thương hiệu

Lấy ví dụ về cửa hàng đồ uống Unicorn, thay vì gây ấn tượng với khách hàng bằng chất lượng đồ uống, họ nâng cao trải nghiệm dịch vụ của cửa hàng bằng cách cho thực khách hóa trang với những bộ đồ dễ thương. Chỉ nhờ có vậy, Unicorn đã nổi lên như một trong những cửa hàng đồ uống có dịch vụ trải nghiệm đặc biệt nhất.

1.3. Sử dụng bản đồ định vị

1.3.1. Bản đồ định vị là gì?

Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trong việc định vị thương hiệu trên thị trường, bản đồ định vị đã ra đời giúp các bên liên quan dễ dàng đặt thương hiệu của mình lên bàn cân nhằm cân đo đong đếm. Bản đồ định vị thương hiệu là một hệ tọa độ cơ bản với hai trục tung và hoành tương ứng với hai giá trị cần so sánh giữa các thương hiệu.

Dựa trên bản đồ định vị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể tiến hành so sánh vị trí của sản phẩm của mình và vị trí của các đối thủ cạnh tranh trên nhiều phương diện. Việc khai thác sơ đồ định vị cũng không hề đơn giản, từ việc xác định hai yếu tố chính cần so sánh, các nhà nghiên cứu cần thực hiện hàng loạt các biện pháp đo lường, đánh giá cụ thể, dựa trên trải nghiệm của khách hàng về các thương hiệu được so sánh. Chú ý bản đồ định vị không thể được thành lập dựa trên cảm quan cá nhân của một người làm nghiên cứu.

Ví dụ về bản đồ định vị các thương hiệu thời trang
Ví dụ về bản đồ định vị các thương hiệu thời trang

1.3.2. Các yếu tố chính trên bản đồ định vị

Thông thường, hai giá trị chính thường được các nhà nghiên cứu lựa chọn là chất lượng và giá cả. Đây là hai yếu tố căn bản, thường được người tiêu dùng ưu tiên cân nhắc khi quyết định mua hàng. Vì vậy, hai yếu tố này cũng được các doanh nghiệp cạnh tranh vô cùng gay gắt, sản phẩm của họ phải vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà giá thành lại không quá chênh lệch so với đối thủ cạnh tranh.

Đối với một số trường hợp cụ thể, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hai thuộc tính khác để tiến hành so sánh như giá trị (tính năng, công dụng chuyên biệt) hoặc tiêu chí khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2. Các yếu tố cần xây dựng cho một chiến lược định vị hiệu quả

2.1. Tạo dựng một hình ảnh cụ thể cho thương hiệu

Đối với mỗi chiến lược định vị thị trường, việc tạo dựng một hình ảnh cụ thể cho thương hiệu là vô cùng cần thiết. Hình ảnh đó sẽ theo sát sản phẩm, dễ dàng đi sâu vào tâm trí khách hàng của thị trường mục tiêu để khi nhắc tới một danh từ có liên quan, hình ảnh này sẽ ngay lập tức bật ra trong tâm trí khách hàng, gợi nhớ tới nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Tạo dựng hình ảnh đặc trưng cho nhãn hiệu
Tạo dựng hình ảnh đặc trưng cho nhãn hiệu

Lấy ví dụ với hãng gà rán KFC, khi nhắc tới cái tên này, chắc hẳn bạn đọc sẽ nhớ ngay tới hình ảnh một cụ ông tóc trắng mỉm cười phải không. Đây chính là hình ảnh của người đã sáng lập ra nhãn hiệu gà rán toàn cầu này và cũng là hình ảnh biểu tượng đã gắn liền với thương hiệu suốt những năm qua. Nếu chỉ mới nhắc tới gà rán mà bạn đã nhớ ngay tới hình ảnh cụ ông này thì KFC đã quá thành công trong việc định vị bản thân trong tâm trí của bạn rồi đó.

Xem thêm: Common market là gì? Những thông tin cần nắm về thị trường 

2.2. Xây dựng sự khác biệt, khuếch đại vị thế của thương hiệu

Có thể nói sự khác biệt chính là yếu tố tạo nên tính độc quyền, khiến cho khách hàng luôn trung thành với doanh nghiệp bởi sự khác biệt đem lại cho khách hàng những trải nghiệm riêng, những trải nghiệm độc nhất mà người tiêu dùng không thể tìm kiếm ở một nơi khác. Từ đó, họ chỉ có thể tìm về với thương hiệu để có thể thỏa mãn nhu cầu mua hàng của mình. Giá cả đúng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi mua của người tiêu dùng nhưng nếu chỉ định vị bản thân dựa trên giá, doanh nghiệp sẽ khó có thể cạnh tranh trong thời gian dài.

Truyền thông về sự khác biệt của bản thân
Truyền thông về sự khác biệt của bản thân

Sự khác biệt có thể được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, chất lượng trải nghiệm, nhân sự, hình ảnh thương hiệu hay kênh phân phối… Trong tất cả những yếu tố này, doanh nghiệp chỉ cần đẩy mạnh một yếu tố cụ thể, sau đó liên tục phát huy và truyền thông  mạnh mẽ nhằm khuếch đại, phát tán vị thế, giá trị khác biệt của thương hiệu.

Vậy là viecday365.com đã chia sẻ tới bạn đọc toàn bộ thông tin xoay quanh câu hỏi market position là gì? Hy vọng rằng nội dung bài viết đã cung cấp tới các bạn đầy đủ những thông tin cơ bản liên quan tới hoạt động định vị thương hiệu của doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem456 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT