Quản lý thể dục thể thao là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 22-08-2024

Thể dục thể thao đang ngày càng trở thành lĩnh vực được cả xã hội quan tâm nhằm nâng cao tinh thần “rèn luyện thân thể, bảo vệ Tổ Quốc” như Bác Hồ đã đề cập đến. Thể dục thể thao ngày nay được nâng lên thành một lĩnh vực quan trọng của xã hội. Chính vì vậy vai trò của quản lý thể dục thể thao cũng được nâng lên rõ rệt. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quản lý thể dục thể thao và cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề này nhé. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quản lý thể dục thể thao là gì?

Quản lý thể dục thể thao là việc quản lý bất kỳ một kỹ năng hay lĩnh vực nào liên quan đến hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát, lập ngân sách và đánh giá trong bối cảnh của một tổ chức hoặc một cơ quan có các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến hoạt động thể dục thể thao và hoạt động thể chất.

Các nhà quản lý thể thao thực hiện các kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong việc tổ chức các sự kiện khác nhau ví dụ như thế vận hội, đại hội thể thao, thể thao chuyên nghiệp và nghiệp dư, các công ty quản lý và tiếp thị thể thao, các hãng đồ thể thao và còn nhiều hơn thế nữa. 

Quản lý thể dục thể thao là gì
Quản lý thể dục thể thao là gì

Nói chung, quản lý thể dục thể thao là một công việc bao hàm của rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến lĩnh vực thể dục thể thao, buộc những người là trong lĩnh vực này cần có chuyên môn và nghiệp vụ sâu rộng mới có thể đảm đương được trọng trách của công việc được giao. 

Tin tuyển dụng: Việc làm giáo viên thể dục

2. Công việc của người quản lý thể dục thể thao

Nếu như các vận động viên là gương mặt đại diện là điển hình cho những tài năng và ngôi sao của một lĩnh vực cụ thể thì đằng sau những sự thành công ấy chính là những người quản lý thể dục thể thao. Mọi yêu cầu từ việc nhượng quyền thương mại đến chuyển giao giữa các câu lạc bộ thể thao đều cần có bàn tay của những người có kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo, nhìn xa trông rộng. Đó chính là điển hình về các công việc của quản lý thể dục thể thao. 

Công việc của người quản lý thể dục thể thao
Công việc của người quản lý thể dục thể thao

Công việc của người quản lý thể dục thể thao sẽ bao gồm các nhiệm vụ sau đây: 

- Huấn luyện viên thể dục thể thao.

- Chuyên gia phát triển vận động viên.

- Điều phối và phát triển hoạt động kinh doanh.

- Đưa ra quyết định về trung tâm thể dục thể thao, chịu trách nhiệm giám sát hầu như tất cả mọi mặt của câu lạc bộ. 

- Đặt hàng các thiết bị và dụng cụ thể dục thể thao trong môi trường tập luyện.

- Hoạt động quảng cáo và tiếp thị tập trung vào việc tạo nên danh tiếng và kêu gọi vốn cũng như tài trợ cho các chương trình cũng như quảng bá về thương hiệu đội bóng, hay sức hút về sự quan tâm và dư luận công chúng. Giúp làm tăng doanh thu và khả năng truyền bá, củng cố tiếng nói của tổ chức. 

- Quản lý thể dục thể thao phải là người có sức ảnh hưởng với truyền thông lớn và biết cách gây dựng lên sự nghiệp cũng như đảm bảo sự vững vàng cho tổ chức thể dục thể thao. 

Quan hệ đối tác và quan hệ công chúng
Quan hệ đối tác và quan hệ công chúng

- Quản lý quan hệ đối tác và quan hệ công chúng. Người quản lý quan hệ đối tác và quan hệ công chúng cần đảm bảo cho người hâm mộ có được những trải nghiệm tích cực và kết hợp được sức mạnh của các thành viên để nâng cao trải nghiệm cũng như dịch vụ khách hàng. Phối hợp với các nhân viên để kiểm tra xem mọi người có tuân thủ nghiêm ngặt theo các chính sách tại địa điểm tổ chức sự kiện hay không. Khi có bất cứ tranh chấp hay tình huống bất ngờ xảy ra người quản lý thể dục thể thao phải là người đi đầu trong việc đưa ra các cách giải quyết thỏa đáng nhất. 

- Như các bạn đều biết, để có thể làm thành công rực rỡ một chương trình hay một sự kiện thể thao nào đó, những người làm công tác quản lý thể dục thể thao đều cần phải thực hiện hoạt động truyền thông. Đặc biệt các quản lý thể dục thể thao thường làm việc với các đối tác công ty để quảng bá sản phẩm và dịch vụ hoặc chương trình sự kiện của mình. Hơn thế nữa là việc đưa ra các thỏa thuận độc quyền về phát sóng chương trình đó. 

Xem thêm: NHỮNG NGÀNH NGHỀ NÀO SẼ CÓ TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI?

3. Có nên học quản lý thể dục thể thao hay không

Hiện nay thể dục thể thao đang là một trong những hoạt động được rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi độ hot của nó. 

Để trả lời cho câu hỏi có nên học quản lý thể dục thể thao hay không, chúng ta sẽ cùng đưa ra một số dẫn chứng cụ thể về ưu điểm và mức độ hấp dẫn của ngành nghề này nhé. 

Có nên học quản lý thể dục thể thao hay không
Có nên học quản lý thể dục thể thao hay không

Ngành quản lý thể dục thể thao được gọi chung trong tiếng Anh là Sport Management. Đây là một ngành học mới nhằm đào tạo ra những thế hệ sinh viên có trình độ và chuyên môn sâu về mảng thể dục thể thao cũng như khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng đó vào hoạt động quản lý, giảng dạy, nghiên cứu cũng như công tác tổ chức thể dục thể thao. 

Mục tiêu của ngành quản lý thể dục thể thao nhằm đem lại những điều kiện cơ bản về lý luận và nghiệp vụ chuyên môn giúp quản lý và nắm vững yêu cầu của ngành thể dục thể thao. Có tố chất tốt và khả năng đảm nhiệm các công việc của một người quản lý các hoạt động chung về thể dục thể thao. 

Chương trình và khóa học về quản lý thể dục thể thao sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản để áp dụng những gì họ học được vào việc quản lý thể thao và kinh doanh, nghệ thuật, cũng như kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực có giá trị, từ đó giúp bạn thành công trong cuộc sống. 

Đồng thời học được cách áp dụng công cụ phân tích vào các tình huống của quản lý thể dục thể thao. Trở nên thông tạo các nguyên tắc và giá trị ứng xử có đạo đức, cách thể hiện bản thân và tính chuyên nghiệp trong bất cứ môi trường nào.

Học quản lý thể dục thể thao ra trường làm gì
Học quản lý thể dục thể thao ra trường làm gì

Khám phá những cái hay cái mới và có cái nhìn toàn cảnh về thể dục thể thao bằng cách phát triển những hiểu biết sâu rộng về các mối quan hệ giữa các thể chế và những nền văn hoá khác nhau, tầm nhìn, con người và tác động của chúng đến các đơn vị tổ chức thể dục thể thao. 

Với những gì mà chúng tôi đã nêu ra về lợi ích của việc học quản lý thể dục thể thao chắc hẳn bạn đã có được quyết định của riêng mình rồi. Vậy hãy cùng tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp của ngành này để thấy rõ hơn những chân trời mới mà bạn sắp đạt được trong tương lai nhé. 

Xem thêm: [Update] Bản mô tả công việc giáo viên thể dục mới nhất 2024

4. Cơ hội nghề nghiệp của quản lý thể dục thể thao 

Với những kiến thức và kỹ năng của ngành nghề này bạn có thể làm việc ở các chức vụ khá cao và những vị trí của ngành thể dục thể thao như: chuyên viên quản lý công trình thể thao, chuyên viên quản lý du lịch thể thao, huấn luyện viên các bộ môn thể thao và các giải đấu Quốc Gia, chuyên viên tổ chức các sự kiện thể thao, chuyên viên marketing thể thao, nhân viên phòng gym, bình luận viên thể thao. Và còn rất nhiều ngành nghề khác. Về cơ bản nếu bạn có kiến thức và kỹ năng nền tảng về thể dục thể thao thì bạn hoàn toàn có thể tự xoay chuyển tình thế và làm được các nghề khác nhau chỉ cần bạn đủ năng động, nhiệt huyết, máu lửa và hoạt bát như tinh thần thể thao là đủ rồi. 

Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp

Với chuyên ngành quản lý thể dục thể thao bạn có thể học tại các trường đại học như Đại học văn hoá Hà Nội, Đại học Văn hoá thể thao và Du lịch, Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. 

Như vậy, với những thông tin về quản lý thể dục thể thao là gì cũng như con đường và sự nghiệp của ngành nghề này hy vọng bạn sẽ có những quyết định sáng suốt cho con đường tương lai của mình. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3362 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT