P&L là gì? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong doanh nghiệp?
Theo dõi viecday365 tạiMỗi ngành nghề lại có những thuật ngữ khác nhau và thường được ký hiệu để được đơn giản hóa trong cách gọi cũng như trong ghi chép, thống kê. Những bạn làm trong lĩnh vực kinh tế, nhất là các bạn học kế toán thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với chỉ số P&L. Vậy nó có ý nghĩa như thế nào?
1. Giải nghĩa P&L
- Trong lĩnh vực toán học (kế toán):
P&L được viết tắt từ Profit và Loss, tức là lãi và lỗ. P&L được dùng để chỉ một bản báo cáo tài chính trong doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay không và đưa ra các biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp hơn.
Bản báo cáo này sẽ được tổng hợp cuối mỗi tuần, mỗi tháng hay theo quý, theo năm tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. Những người không trực tiếp quản lý nguồn tài chính của công ty cũng sẽ biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, bản báo cáo cũng có vai trò trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế khi được yêu cầu xuất trình. Các cá nhân, tổ chức khi muốn đầu tư hay hợp tác với một doanh nghiệp, để đảm bảo rằng việc họ đầu tư vào doanh nghiệp là sẽ có lãi thì họ sẽ rất chú trọng tới việc xem xét báo cáo P&L của doanh nghiệp đó.
- Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu:
"Chữ P&L là viết tắt của Production và Logistics, tức là hoạt động sản xuất và vận chuyển." Đây là khái niệm có ý nghĩa hoạt động thương mại. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, người kinh doanh phải nắm bắt được tất cả những thông tin đầu ra và vào của hàng hóa, đưa ra các chiến lược hoạch định và kiểm soát linh hoạt các hoạt động vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng.
Trong đó, các doanh nghiệp cần phối hợp linh hoạt giữa các hoạt động cung cấp hàng hóa (vận chuyển, các thủ tục hải quan, giao hàng,...) lưu giữa hàng hóa (lưu kho, đóng gói bao bì sản phẩm,...).
Bài viết này tôi sẽ chú trọng và đi sâu nhiều hơn tới định nghĩa P&L trong xuất nhập khẩu. Hãy cùng đến với phần hai về quy trình quản lý xuất nhập khẩu hiệu quả nhất.
Xem thêm: Việc làm kế toán kiểm toán
2. Chi tiết các bước P&L trong các doanh nghiệp kinh doanh
Để bộ máy doanh nghiệp hoạt động một cách trơn tru nhất thì doanh nghiệp cần phải có cách thức hoạt động linh hoạt, đồng bộ theo quy trình chuyên nghiệp. Sau đây là chi tiết các bước P&L trong các doanh nghiệp kinh doanh:
2.1. Tư vấn
Đây là hoạt động bất kể doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Khách hàng không thể tìm hiểu hết về các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp được mà đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một bộ phận chuyên phụ trách tư vấn cho khách hàng.
Bộ phận tư vấn cần đảm bảo được đào tạo nhất quán, luôn cập nhật thông tin về mức giá, dịch vụ, những lưu ý để tư vấn cho khách hàng một cách đồng nhất, tránh trường hợp tư vấn một kiểu nhưng sản phẩm lại là một kiểu khác.
Nhân viên tư vấn chính là điểm chạm đầu tiên với khách hàng và doanh nghiệp nên cần có sự chuyên nghiệp trong công việc. Với những khách hàng cũ, việc nhận được sự tư vấn tận tình sẽ làm họ cảm thấy được tôn trọng và gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn. Với những khách hàng mới, nếu được tư vấn viên quan tâm sẽ cảm thấy có lòng tin hơn và sẵn sàng trải nghiệm dịch vụ của công ty.
Xem thêm: Việc làm tư vấn
2.2. Đóng gói
Các sản phẩm khi bàn giao cho đơn vị vận chuyển đều cần được đóng gói. Với những sản phẩm như quần áo thì có thể sử dụng nilon hoặc túi giấy để đóng gói. Còn những sản phẩm dễ vỡ, dễ móp méo, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao thì cần được đóng gói bằng bọc chống sốc nhiều lần và hộp.
Việc đóng gói không những giúp bảo vệ cho sản phẩm không bị hư hại mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho những sản phẩm tế nhị cho khách hàng. Đồng thời, khi nhìn thấy một doanh nghiệp đóng gói hàng cẩn thận, tỉ mỉ, chắc chắn thì khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn là một cái hộp méo xệch. Nhiều khi nhờ chính cái vỏ đẹp của cửa hàng, khách hàng cũng sẽ sử dụng cái vỏ hộp, vỏ túi, bao bì đó để đựng các vật dụng trong nhà. Đây chẳng phải là hình thức truyền thông cho doanh nghiệp mà rất tiết kiệm chi phí hay sao?
2.3. Dán tem
Hoạt động giao hàng tận nhà ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển ngày càng nhiều. Do đó, người dùng được phép nhận hàng và thanh toán tại nhà. Các hình thức lừa đảo cũng đã lợi dụng các kẽ hở doanh nghiệp, lấy thông tin của khách hàng để giao trước sản phẩm không đúng, gây ảnh hưởng tới danh tiếng người bán cũng như lợi ích của người mua hàng.
Thế nên việc dán tem, tên sản phẩm, tên doanh nghiệp lên hàng hóa sẽ giảm được tình trạng lừa đảo. Đồng thời cũng dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp vận chuyển trong khẩu giao hàng và kiểm soát hàng hóa.
2.4. Vận chuyển tới kho và lưu kho
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển cũng rất ưu ái người sử dụng, họ cung cấp 2 hình thức là tự vận chuyển tới kho hoặc đến lấy tại nhà. Chẳng dại gì mà phải mất công đến tận kho, chúng ta chỉ cần ngồi tại nhà đợi shipper đến lấy.
Hàng hóa sẽ được lưu kho trong một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra, nhập liệu trước khi xuất kho tớ địa điểm cần giao hàng.
Hiện nay, còn có dịch vụ lưu kho khi hàng hóa chưa cần được giao gấp, người bán sẽ không tốn quá nhiều chi phí cho việc chồng chất hàng hóa trong kho của mình mà việc vận chuyển cho khách hàng còn được diễn ra nhanh hơn khi được yêu cầu. Nhưng nhược điểm của hình thức này là việc lưu kho cũng có thời gian cố định, nếu trong thời gian quy định không được giao cho khách hàng, hàng hóa sẽ được hoàn về người bán.
Xem thêm: Việc làm kế toán kho
2.5. Giao hàng
Sau khi đơn hàng đã được tới kho trả hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ điều phối giao hàng tới địa chỉ khách hàng yêu cầu. Khi khách đã nhận được hàng mà có vấn đề khiếu nại (sai hàng hóa, hàng hóa bị hỏng trong quá trình vận chuyển,...), doanh nghiệp cung cấp sản phẩm sẽ trực tiếp xử lý theo yêu cầu và thỏa thuận của hai bên (hoàn tiền, hoàn hàng, đổi trả hàng hóa,...).
Trên đây là quy trình cơ bản thường sử dụng của P&L. Ngoài ra, với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ra ngoài nước còn phải thực hiện các thủ tục hải quan, các giấy tờ, cần thiết được yêu cầu theo quy định.
Một kế hoạch, quy trình xuất nhập khẩu hoàn chỉnh sẽ mang lại hoạt động linh hoạt cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm. Mỗi bước trong quy trình cần đảm bảo chuẩn theo yêu cầu, tránh các khiếu nại liên quan đến nhầm sản phẩm không đáng có. Đồng thời, cần nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khâu bán hàng để có được đánh giá tốt từ phía người mua và giúp duy trì được mức độ trung thành của khách hàng.
Xem thêm: Việc làm giao hàng
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có hiểu biết thêm về P&L là gì. Chúc bạn có một kế hoạch, quy trình P&L thật tốt trong việc quản lý doanh nghiệp của mình vào thời gian sắp tới. Mã đáo thành công.
706 0