Bật mí khái niệm của phòng vệ thương mại là gì? Những đặc trưng

Theo dõi viecday365 tại
Quỳnh Trang tác giả viecday365.com Tác giả: Quỳnh Trang

Mọi người có thể nhận thấy được hàng hóa buôn bán đi vào các nước không dễ dàng mà phải qua một quá trình kiểm duyệt gắt gao, bạn biết tại sao lại có nguyên tắc đó không? Nếu chưa biết thì hãy cùng tìm hiểu bài viết này để hiểu phòng vệ thương mại là gì? Và những đặc trưng và biện pháp để áp dụng luật này như thế nào nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan khái niệm về phòng vệ thương mại

Phòng vệ thương mại được đọc theo tiếng Anh là Safeguard được hiểu đơn giản là việc tạm thời giảm nhập khẩu hàng hóa của hàng hóa nước ngoài vào nước đó gây thiệt hại với giá cả của hàng hóa đối với nước nhập khẩu

Tổng quan khái niệm về phòng vệ thương mại
Tổng quan khái niệm về phòng vệ thương mại

Đây là một quy định của tổ chức WTO đưa ra nhằm hạn chế tình trạng thất thu hàng hóa của các quốc gia nằm trong tổ chức để đảm bảo hàng hóa trong nước được lưu thông ổn định hơn

Tuy nhiên dù có thể áp dụng biện pháp phòng vệ để đảm bào hàng hóa nước mình nhưng các quốc gia nhập khẩu ấy lại phải chịu chi phí thiệt hại hàng hóa đối với những sản phẩm của các quốc gia họ đã lên kế hoạch và triển khai nhập khẩu để  đảm bảo sự cân bằng thương mại giữa các nước

Ngoài ra hoạt động phòng vệ thương mại được tổ chức nhấn mạnh là không áp dụng với các ngành hàng dịch vụ, đầu tư…mà chỉ áp dụng với hàng hóa là các sản phẩm có thể vận chuyển được.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phòng vệ thương mại, sau đây mời bạn cùng viecday365.com tìm hiểu ở phần dưới đặc trưng của hoạt động này được diễn ra tại các nước như thế nào?

Xem thêm: Đơn hàng chỉ định là gì? Hàng chỉ định trong giao nhận vận tải quốc tế

2. Những đặc trưng chủ yếu của phòng vệ thương mại là gì?

2.1. Tầm quan trọng của phòng vệ 

Tầm quan trọng của phòng vệ
Tầm quan trọng của phòng vệ 

Bởi  thực tế cho thấy người dân ở các nước điển hình như Việt Nam rất là thích dùng hàng nhập ngoại đặc biệt là những sản phẩm có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm được sản xuất trong nước mà vấn đề này lâu dài sẽ gây cho các sản phẩm buôn bán trong nước trở nên ế ẩm, khó bán vì thế để hạn chế rủi ro buôn bán sản phẩm trong nước yếu kém thì cần có biện pháp phòng vệ để đảm bảo cân bằng sự mua và bán của hàng hóa cả trong nước và nước ngoài

Sản xuất hàng hóa là một hoạt động kinh tế không thể thiếu ở mỗi quốc gia, nếu chỉ có hàng hóa nhập khẩu phát triển sẽ không chỉ gây khó khăn cho quá trình sản xuất sản phẩm trong nước mà còn tác động tới công ăn việc làm và cuộc sống của người dân trong nước do các nước công nhân và nông dân luôn chiếm số đông

2.2. Điều kiện áp dụng 

Điều kiện áp dụng
Điều kiện áp dụng 

Hiện tại theo tổ chức WTO thì để áp dụng hoạt động phòng vệ thương mại thì nước sử dụng đó sẽ phải chứng minh được 3 vấn đề cụ thể sau:

- Số lượng hàng hóa được nhập khẩu vào đất nước đó tăng cao hơn trước rất nhiều

- Ngành hàng tương tự hay những hàng hóa tương đương ở trong nước đó bị giảm lượng mua nặng nề hơn

- Nhận thấy được thực tế lượng hàng hóa nước ngoài vào nước đó tăng trong khi hàng hóa trong nước với những mặt hàng tương ứng bị thiệt hại lớn

Mặc dù khi ra nhập tổ chức trên nhiều nước đã phải áp dụng theo kiểu “tự do thương mại” do tổ chức này đề ra nhưng do hàng hóa trong nước thiệt hại lớn và chỉ còn cách này mới đảm bảo cân bằng hàng hóa cả trong nước và nước ngoài vậy nên mới phải có thêm hoạt động phòng vệ này.

2.3. Các giấy tờ để chứng minh

Các giấy tờ để chứng minh
Các giấy tờ để chứng minh

Để áp dụng các phương án này của phòng vệ thương mại trong các nước của tổ chức thì vấn đề đặt ra là các nước phải làm sao để chứng minh được sự đúng đắn của vấn đề thiệt hại hàng hóa trong nước để được áp dụng biện pháp này. Và cách chứng minh này sẽ phải tuân theo những quy định của tổ chức như sau:

- Đối với quốc gia nhập khẩu hàng hóa nếu quyết định thực hiện hoạt động tự vệ thì cần phải công khai, làm sáng tỏ sự cấp thiết của những kết quả thu được ở hàng hóa nhập khẩu để tổ chức xem xét tính đúng đắn và cho áp dụng hay không

- Cả hai quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu được quyền nêu lên những quan điểm chứng minh sự đúng đắn của vấn đề khi áp dụng biện pháp này

- Các thông tin quan trọng phải được đảm bảo không được để lộ ra bên ngoài nếu không có sự đồng ý của hai quốc gia

- Để hạn chế tình trạng thiệt hại hàng hóa trong nước xảy ra thì việc tăng thuế là vấn đề cần thiết nhất nhưng cần phải được sự đồng thuận của tổ chức và quốc gia xuất khẩu nếu không quốc gia nhập sẽ phải bồi thường và trả lại chi phí cho bên nước xuất khẩu

Bên cạnh những thông tin quy định trên thì để thực hiện hoạt động phòng vệ thương mại, quốc gia sử dụng hình thức này phải chuẩn bị những thủ tục cần thiết sau:

- Đơn yêu cầu thực hiện biện pháp gửi lên tổ chức WTO và quốc gia xuất khẩu

- Thực hiện quá trình điều tra thực tế

- Công bố kết quả điều tra công khai, minh bạch với các vấn đề liên quan để chứng minh sự đúng đắn

- Lựa chọn áp dụng hay không áp dụng hoạt động phòng vệ tại quốc gia mình khi đã đủ minh chứng

Xem thêm: Phụ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì? Một số vấn đề cần biết

3. Một số biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng hiện nay

Tại tổ chức WTO nói chung và các quốc gia nằm trong tổ chức có rất nhiều quốc gia đang áp dụng hoạt động phòng vệ này để cân bằng hàng hóa cả trong nước và quốc tế và các nước này chủ yếu 3 biện pháp sau của hoạt động đó là: chống bán hàng phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cho mình. Những nội dung này sẽ bao gồm những thông tin sau;

3.1. Chống bán hàng giá thấp quá

Chống bán hàng giá thấp quá
Chống bán hàng giá thấp quá

Như mọi người đều có thể nhận thấy tuy trên thị trường có rất nhiều sản phẩm với những mức giá khác nhau nhưng các mặt hàng cùng loại sẽ có giá tương đương hoặc chỉ chênh lệch nhau lớn hoặc nhỏ hơn không quá nhiều bởi lẽ thị trường hiện nay đang áp dụng biện pháp cân bằng giá để tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh đối với các sản phẩm tương tự.

Thế nhưng giữa những mặt hàng tương tự nhau lại có một hàng hóa của đất nước khác vào và giá của nó lại định ra thấp hơn nhiều so với các mặt hàng cùng loại trong nước sẽ gây ra tình trạng người mua sản phẩm đó nhiều hơn còn sản phẩm trong nước không bán được. Chính vì lý do để chống bán hàng phá giá thấp thì các nước phải áp dụng hình thực phòng vệ thương mại.

3.2. Chống ỷ lại vào trợ cấp

Chống ỷ lại vào trợ cấp
Chống ỷ lại vào trợ cấp

Đây là một biện pháp quan trọng được nhiều quốc gia áp dụng đối với các khoản trợ cấp của chính phủ nước được nhập khẩu với các khoản như cho vay, góp cổ phần, bảo lãnh tiền vay…

Nguyên nhan áp dụng là bởi hiện nay một số mặt hàng hóa nhập khẩu đang bị phụ thuộc vào các khoản trợ cấp và họ coi đó là bàn đạp để xâm chiếm thị trường ở nước nhập hàng của mình

3.3. Bảo vệ chính mình

Để chống phá giá và chống trợ cấp thì quốc gia nhập khẩu cần phải chứng mình từ tất cả các doanh nghiệp nước ngoài nhưng để sử dụng biện pháp bảo vệ mình thì quốc gia đó cần phải thể hiện tính hợp lý khi mà các sản phẩm nhập khẩu quá mức gây thiệt hại nặng nề như thế nào đến những ngành hàng liên quan trong nước và phải đánh giá cả ở doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài làm tại nước đó.

Hiện nay tại Việt Nam nhận thấy rằng việc sử dụng biện pháp phòng vệ này vẫn chưa được nhiều vì thế mà hàng hóa nhập khẩu tăng lên rất nhiều và gây ảnh hưởng về lượng hàng bán trong nước. Mong rằng thời gian sắp tới Việt Nam ta cũng sẽ đề ra những phương án nhằm ngăn chặn vấn đề này.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của viecday365.com nhằm giúp bạn giải đáp phòng vệ thương mại là gì? Hãy đón đọc những chủ đề khác ở những bài viết tiếp theo nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem373 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT