Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là gì và một số vấn đề liên quan

Theo dõi viecday365 tại
Đới Thanh Nga tác giả viecday365.com Tác giả: Đới Thanh Nga

Ngày đăng: 20-03-2024

Bạn chưa hiểu lắm về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú? Bạn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liên quan tới vấn đề này? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Trong hồ sơ việc làm, trong mẫu đăng ký mở thẻ ngân hàng và trong rất nhiều các mẫu biểu khác, chúng ta đều sẽ bắt gặp mục điền thông tin nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Vậy như thế nào gọi là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú? Tại sao thông tin này lại cần thiết trong hồ sơ đến vậy? Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn lý giải toàn bộ những khúc mắc liên quan tới nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Việc làm công chức - viên chức

1. Giải đáp cho câu hỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là gì?

Để có lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi này, trước tiên, tôi xin đi vào tìm hiểu về “hộ khẩu”. Thực chất, hộ khẩu là gì, và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Các bạn có thể hiểu một cách nôm na, hộ khẩu là một phương thức mà nhà nước Việt Nam áp dụng để quản lý dân cư và nhân khẩu trên toàn quốc. Trong một sổ hộ khẩu, sẽ có người chủ hộ và các thành viên có quan hệ khác với chủ hộ như  vợ, chồng, bố, mẹ, con, cháu.

Giải đáp cho câu hỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là gì?

Vậy như thế nào là đăng ký hộ khẩu thường trú ? Có thể hiểu rằng, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú chính là nơi phát hành sổ hộ khẩu của gia đình bạn. Việc cung cấp thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú giúp cho các cơ quan có thể xác nhận thông tin, lý lịch của bạn và liên lạc về địa phương khi cần thiết.

Mỗi người chỉ có một nơi đăng ký hộ khẩu thường trú duy nhất. Khi bạn có nhu cầu chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, bạn cần phải xóa đăng ký tại địa phương cũ. Ví dụ, khi gia đình bạn đang có hộ khẩu thường trú tại Nam Định nhưng lại muốn chuyển khẩu tới Hà Nội, việc đầu tiên bạn cần làm chính là cắt khẩu tại Nam Định và đăng ký hộ khẩu thường trú mới tại Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật. Cách đăng ký như thế nào tôi xin phép được trình bày ở luận điểm phía sau.

Có rất nhiều vấn đề quyền lợi khác liên quan đến sổ hộ khẩu như : học tập, ruộng đất ,… Đối với người nhập cư chưa có hộ khẩu, một số quyền lợi sẽ bị hạn chế, đặc biệt là việc học tập của con cái khi đăng ký học tại các trường công lập. Việc đăng ký sẽ trở nên tương đối khó khăn, thậm chí mức học phí phải nộp sẽ cao hơn so với học sinh có hộ khẩu tại địa phương. Chính vì vậy, nếu xác định cư trú lâu dài tại một địa phương khác, người dân thường cố gắng chuyển hộ khẩu của mình về nơi đó để thuận tiện cho công tác của bản thân và việc học tập của con cái.

Xem thêm: Phụ cấp trách nhiệm là gì

2.  Hộ khẩu thường trú được áp dụng như thế nào?

Thành phố và nông thôn sẽ có những quy định khác nhau về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

2.1. Quy định về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại nông thôn

Theo Nghị định 104/CP được ban hành ngày 27/06/1964, mỗi công dân sẽ phải có nơi đăng ký đăng ký hộ khẩu thường trú tại một địa phương và hộ này sẽ là nơi sinh sống thường xuyên của mỗi cá nhân.

Nếu một hộ gia đình chuyển giấy tạm trú đến một địa điểm khác và quyết định sinh sống lâu dài tại đó, họ cần thực hiện thủ tục cắt khẩu và chuyển khẩu đến địa phương mới.

Việc đăng ký hộ khẩu thường trú tại nông thôn có xu hướng đơn giản hơn tại các thành phố lớn. Các gia đình có quê quán , gốc gác, nhà cửa tại đây sẽ được cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi nhân khẩu trong gia đình như có trẻ em mới sinh, có người mất tích hoặc chết, có người đi nghĩa vụ quân sự,… sổ hộ khẩu sẽ được sửa đổi. Sổ hộ khẩu tại địa phương sẽ liên quan trực tiếp đến vấn đề phân chia ruộng đất, nộp thuế đất, và một số khoản thu khác tại từng địa phương.

Việc làm kinh doanh bất động sản

2.2. Quy định về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố

Cũng như tại nông thôn, những gia đình có quê gốc và có nhà ở cư trú tại thành phố cũng sẽ được cấp sổ hộ khẩu đăng ký thường trú tại đây. Tuy nhiên, thành phố lại là nơi có khá nhiều người dân nông thôn ra nhập cư để công tác và làm việc. Vậy để có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố, họ cần phải đáp ứng được những điều kiện gì và tiến hành các bước như thế nào?

Quy định về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố

Theo điều luật số số 11 của nghị định số 51-CP, những người muốn có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố cần có nhà ở thuộc quyền sở hữu hoặc đi thuê nhưng phải được sự đồng ý của chủ hộ đồng thời căn hộ phải đảm bảo về diện tích tối thiểu theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, những đối tượng này cần phải cư trú cố định tại thành phố ít nhất từ một năm trở nên. Các bạn chưa mua nhà ở thành phố, nhưng vẫn muốn chuyển khẩu tới đây để thuận tiện cho công tác và việc học tập của con cái hãy chú ý kỹ những điều khoản này nhé!.

Các bạn có thể tham khảo thêm Điều 20 tại Luật cư trú  khi có ý định đăng ký hộ khẩu thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương.

“ 1. Có chỗ ở hợp pháp  và đã tạm trú liên tục tại thành phố từ 1 năm trở nên. Trường hợp chỗ ở chỗ ở hợp pháp do thuê,mượn, ở nhờ của cá nhân, thì phải được người cho thuê, cho mượn đồng ý bằng văn bản

2. Được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc các trường hợp sau đây

a) Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về với cha, mẹ, cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động , người bệnh tâm thần hoặc làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, về ở với ông, bà nội, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ”

Nhìn chung, để có thể đăng ký hộ khẩu tại thành phố trực thuộc trung ương như thành phố Hà Nội chẳng hạn không phải là điều đơn giản nếu như các bạn chưa có quyền sở hữu nhà đất hoặc căn hộ tại đây.

3. Một số chú ý về sổ hộ khẩu

3.1. Sổ hộ khẩu có mục đích gì?

Như đã nói ở trên, sổ hộ khẩu có liên quan rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi trực tiếp của các bạn. Để có thể quản lý người dân và theo dõi tình hình kinh tế chính trị chung của cả nước, đồng thời tránh tình trạng làm các thành phổ quá tải, bộ nội vụ đã ban hành những quy định chung về luật những cư trú để người dân thực hiện

Bạn đọc, có thể quan tâm tìm hiểu thêm: hạch toán thanh lý tài sản là gì

3.2. Sổ hộ khẩu được ghi chép và sửa chữa như thế nào?

Hầu như trong số chúng ta chắc không còn quá lạ lùng với cấu trúc của sổ hộ khẩu. Sổ này gồm có khoảng 20 trang, trang đầu, ghi thông tin của người chủ hộ, các trang sau là những người có quan hệ liên quan. Khi có sự gia tăng hoặc giảm nhân khẩu. tách khẩu, chuyển khẩu, các hộ gia đình cần đem sổ hộ khẩu tới cơ quan có thẩm quyền để chỉnh sửa. Các thông tin trên sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh và một số giấy tờ tùy thân khác của các thành viên trong hộ phải đảm bảo trùng khớp nhau để tránh những rắc rối không đáng có khi giải quyết các thủ tục giấy tờ. Các bạn cần hết sức chú ý nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên chứng minh thư hoặc thẻ căn cưới, phải trùng hợp với nơi ban hành sổ hộ khẩu cho gia đình bạn.

Việc làm luật - pháp lý

Sổ hộ khẩu được ghi chép và sửa chữa như thế nào

Bài viết trên đây là những chia sẻ sơ lược về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và những vấn đề xoay quanh sổ hộ khẩu. Hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn đang có nhu cầu tìm kiếm hay những bạn đang chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển thông tin tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự tphcm hay việc làm nào khác. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem12092 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT