Nơi cư trú là gì? Toàn bộ thông tin liên quan đến nơi cư trú
Theo dõi viecday365 tạiĐối với mỗi chúng ta đều đang có nơi cư trú khác nhau, thế nhưng liệu rằng bạn có biết nơi cư trú là gì? Nó có tác động như thế nào đối với chính bạn trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và làm rõ điều này hơn nhé.
1. Khái niệm nơi cư trú là gì?
Vấn đề cư trú là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay, khi xác định được vấn đề cư trú của bạn thì mới có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Đối với quyền và nghĩa vụ sẽ luôn đi kèm với nơi cư trú của bạn. Chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên nghe đến tạm trú, tạm vắng, thường trú chứ ít khi trong các hồ sơ nhắc đến cư trú. Tuy nhiên đây lại là một trong những vấn đề khá quan trọng hiện nay khi có rất nhiều bạn chưa xác định được nơi cư trú của mình là ở đâu.
Nơi cư trú sẽ được hiểu chính là những nơi mà bạn thường xuyên sinh sống tại đó và đã có hộ khẩu thường trú hoặc bạn tạm trú tại đó và đã có đăng ký tạm trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy có thể nói nơi cư trú của bạn có thể là nơi thường trú và cũng có thể là nơi tạm trú.
Trong trường hợp mà bạn không có nơi thường xuyên sinh sống và không có hộ khẩu thường trú thì trong trường hợp này nơi cư trú của bạn sẽ là nơi mà bạn đang tạm trú hoặc là đang có giấy đăng ký tạm trú, nơi mà có phần lớn tài sản của bạn ở đó.
Còn đối với nơi cư trú của những người chưa đủ tuổi thành niên (chưa trưởng thành) thì nơi cư trú của bạn chính là nơi cư trú của bố mẹ. Tức là cha mẹ sinh sống, cư trú ở đâu thì bạn sẽ có nơi cư trú tại đó. Còn nếu như trong trường hợp mà nơi cư trú của bố và mẹ là những nơi khác nhau (trong trường hợp bố mẹ không còn chung sống với nhau nữa), thì nơi cư trú của bạn chính là nơi cư trú của bố hoặc mẹ mà bạn sống nhiều hơn. Trong trường hợp bạn đã đủ 15 tuổi trở nên thì bạn cũng có thể có nơi cư trú khác so với bố mẹ, tuy nhiên trường hợp này phải được sự đồng ý từ cha mẹ.
Ví dụ: Bố mẹ bạn đã ly hôn, hai người sống ở hai nơi khác nhau. Bạn thường xuyên sinh sống và ở cùng với mẹ nhiều hơn là ở cùng với bố thì trong trường hợp này nơi cư trú của mẹ bạn cũng chính là của bạn.
Còn đối với trường hợp nơi cư trú của người được giám hộ thì được xác định theo nơi cư trú của người giám hộ người đó. Trong trường hợp bạn đủ từ 15 tuổi trở lên thì cũng có thể có nơi cư trú khác so với nơi cư trú, nơi ở của người giám hộ, tuy nhiên trong trường hợp này thì bạn cũng phải được người giám hộ cho phép đồng ý và pháp luật cũng có những quy định khác về điều này thì bạn mới chính thức được xác định nơi cư trú theo một nơi khác mà mình mong muốn.
Đối với nơi cư trú của vợ, chồng thì được xác định chính là nơi mà vợ chồng thường xuyên chung sống với nhau. Tuy nhiên vợ chồng cũng có thể có những nơi cư trú không giống nhau nếu như hai bên đã bàn bạc thỏa thuận và đồng ý. Ví dụ như: bạn và người chồng của bạn đã kết hôn 2 năm, hai người đều có bố mẹ ở quê, thế nhưng nơi thường xuyên sinh sống và làm việc lại trên Hà Nội. Trong trường hợp này thì nơi cư trú của hai người sẽ là trên Hà Nội.
Còn đối với nơi cư trú của quân dân đang làm nhiệm vụ sẽ được quy định như thế nào? Đối với nơi cư trú của những người này đang thực hiện nhiệm vụ thì nơi cư trú của họ chính là nơi thực hiện nhiệm vụ, nơi đóng quân, hoặc trong trường hợp mà họ có nơi thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú thì nơi đó chính là nơi cư trú của họ.
Đối với trường hợp mà người thường xuyên hành nghề lưu thông trên tàu biển thì nơi đăng ký tàu thuyền đó sẽ được cho là nơi cư trú của họ.
Như vậy, với một vài thông tin ngắn gọn trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn về nơi cư trú rồi đúng không nào. Tuy nhiên bạn cũng không nên bỏ lỡ các nội dung trong các phần sau đây, bởi nó sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều hiểu biết hơn về nơi cư trú đó nhé. Hãy cùng viecday365.com theo dõi nhé!
Việc làm phát triển thị trường
2. Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã nghe qua lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trú. Vậy lệnh này đươc áp dụng cho đối tượng nào? Theo luật thì khi đối tượng nào đó bị buộc tội vi phạm pháp luật có căn cứ, để đảm bảo việc thi hành án và tránh gây khó khan cho việc điều tra, xét xử, đương nhiên là sẽ còn tùy vào tính chất mức độ phạm tội mà người đó sẽ bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhau bởi cơ quan có thẩm quyền. Và cấm đi khỏi nơi cư trú cũng là một biện pháp.
Căn cứ vào điều 123 bộ luật tố tụng hình sự 2024 thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú để đảm bảo sự có mặt theo giấy triệu tập trong quá trình điều tra của các cơ quan có thẩm quyền.
Người bị cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ phải thực hiện những điều sau đây:
- Nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì tuyệt đối không được rời khỏi nơi cư trú.
- Khi không có tình huống khẩn cấp, tất cả những người bị cấm rời khỏi địa chỉ cư trú phải xuất hiện khi được yêu cầu bằng giấy triệu tập.
- Không được bỏ trốn hoặc có hành vi phạm tội tiếp theo.
- Không cung cấp tài liệu sai sự thật, không giả mạo chứng cứ hay tẩu tán tiêu hủy tài sản có liên quan đến vụ án, không đe dọa người làm chứng và người thân của họ.
Nếu như vẫn cố tình vi phạm những điều trên thì người bị cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị tam giam.
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trú phải có trách nhiệm thông báo cho chính quyền nơi mà bị can đang cư trú để chính quyền theo dõi, giám sát họ.
Nếu vì lý do bất khả kháng mà bị can phải đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền nơi cư trú.
Chính quyền nơi bị cáo cư trú sẽ phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú nếu bị can có hành vi vi phạm những điều trên để xử lý kịp thời.
3. Nơi cư trú hợp pháp theo pháp luật hiện nay
Nơi cư trú cũng là một vấn đề mà pháp luật Việt Nam hiện nay rất quan tâm và để ý đến. Riêng đối với vấn đề cư trú của công dân và của cá nhân đã được Luật Cư trú và nghị định của Chính phủ quy định, khái niệm về điều này.
3.1. Nơi cư trú của công dân
Đối với nơi cư trú của công dân thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu ở luật cư trú và nghị định 31 năm 2024 của Chính phủ nhé.
Đối với nơi cư trú của công dân theo Luật Cư trú:
- Nơi cư trú của một công dân được tính là nơi mà công dân đó thường xuyên sinh sống, làm việc, học tập, nơi mà công dân đó đã đăng ký sổ hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký giấy tạm trú với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chỗ ở hợp pháp của công dân chính là nhà, các phương tiện hoặc các nhà khác mà công dân đó thường xuyên sử dụng để cư trú. Về chỗ ở hợp pháp của công dân đó thì có thể nơi đó là thuộc quyền sở hữu của chính công dân đó, hoặc đó có thể là quyền sở hữu của người khác mà công dân thuê, mượn trong quá trình sử dụng.
+ Nơi mà công dân đăng ký thường trú nơi đó chính là nơi ở thường xuyên và ổn định của công dân đó, tại nơi đó thì không có thời hạn nhất định, đó là nơi thường trú.
+ Còn đối với nơi tạm trú thì đó chính là nơi mà công dân sinh sống ngoài nơi thường trú đã đăng ký giấy tạm trú tạm vắng với cơ quan nhà nước.
- Còn đối với trường hợp mà không thể xác định được nơi cư trú của công dân đó thì nơi mà họ đang sinh sống sẽ được xác định là cơ cư trú của họ.
Đối với nơi cư trú của công dân theo nghị định 31 năm 2024 của Chính phủ:
- Quy định về nơi cư trú hợp pháp bao gồm như sau:
+ Nhà ở
+ Tàu, thuyền, phương tiện phục vụ cho mục đích sinh sống của cá nhân, gia đình
+ Nhà khác, không phải là nhà ở, cũng không phải tàu, thuyền nhưng lại phục vụ mục đích sinh sống của cá nhân hay hộ gia đình đó.
- Chỗ ở hợp pháp của cá nhân đó có thể thuộc quyền sở hữu của chính họ, hoặc cũng có thể thuộc quyền sở hữu của người khác, mà họ đang thuê, mượn theo quy định của pháp luật. Đặc biệt ở Nghị định này cũng nêu ró nếu như trong trường hợp thuê, mượn nơi ở tại Hà Nội hoặc Tp.Hồ Chí Minh thì diện tích tối thiểu cho thuê, mượn là 5m2 sàn/1 người ở.
- Trong trường hợp mà không thể xác định được nơi cư trú của công dân đó thì nơi cư trú của công dân đó sẽ là nơi mà họ đang sinh sống mà nơi đó sẽ được công an địa phương xác nhận.
3.2. Nơi cư trú của cá nhân
Đối với nơi cư trú của cá nhân sẽ được hiểu như sau:
- Đó chính là nơi cư trú của cá nhân, nơi mà người đó thường xuyên sinh sống, học tập và làm việc.
- Nếu như trong trường hợp mà không thể xác định nơi cư trú của cá nhân đó thì nơi mà họ đang sống sẽ là nơi cư trú.
- Trong trường hợp mà quan hệ dân sự thay đổi thì cần phải thông báo cho bên kia biết về nơi ở mới của mình.
Như vậy, với những nơi cư trú được xác định theo quy định của pháp luật khá phức tạp, tuy nhiên thì nó lại rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bạn đó. Đối với việc xác định nơi cư trú theo quy định của pháp luật rất quan trọng bởi nó còn ảnh hưởng đến việc tòa án xác định nơi ở để thực hiện việc tố tụng, xét xử một vụ án nữa.
4. Nơi cư trú, thường trú, tạm trú là khác nhau
Các thuật ngữ như “thường trú”, “cư trú”, “tạm trú” hay được nhắc rất nhiều trong các hồ sơ, giấy tờ, văn bản pháp luật. Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt rõ được ba thuật ngữ này bởi nó cũng rất giống nhau. Trong nội dung phần bên dưới đây thì chúng tôi sẽ giúp cho bạn phân biệt được các thuật ngữ này một cách đơn giản và nhanh nhé.
4.1. Khác nhau về khái niệm
Có thể điều đầu tiên mà chúng ta thấy được sự khác nhau nhất đó chính là khái niệm của chúng:
- Khái niệm của cư trú: Chính là nơi mà bạn thường xuyên sinh sống, nơi bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc là nơi mà bạn đã đăng giấy tạm trú.
- Khái niệm nơi thường trú: Đây chính là nơi ở của một công dân nào đó mang tính chất thường xuyên và ổn định, không có thời gian cụ thể về vấn đề này.
- Khái niệm tạm trú được hiểu là: Nơi sinh sống của công dân mà không phải nơi thường trú và công dân cũng đã có đăng ký giấy tạm trú với cơ quan nhà nước.
Như vậy có thể thấy về khái niệm thì cư trú đã bao hàm cả thường trú và tạm trú rồi đó. Cũng không quá khó để nhớ và phân biệt đúng không nào.
4.2. Khác nhau về thời hạn cư trú
Về thời hạn cư trú của thường trú và tạm trú cũng sẽ khác nhau. Nếu như đối với thường trú thì bạn chỉ cần đăng ký hộ khẩu thường trú là được và không có thời hạn về vấn đề này. Còn đối với tạm trú thì sẽ luôn có thời hạn, bởi đây không phải nơi ở cố định của bạn. Sau khi hết thời hạn tạm trú mà vẫn tiếp tục muốn ở thì bạn sẽ phải đăng ký tiếp giấy tạm trú với cơ quan địa phương nhé. Chính vì thế mà đối với giấy tạm trú thì hãy để ý đến thời gian, nếu không sẽ bị công an kiểm tra thường xuyên đó nhé.
4.3. Khác nhau về nơi đăng ký
- Đối với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bạn sẽ phải đăng ký tại các cơ quan sau: Đăng ký tại công an quận, huyện, thị xã, đối với những nơi trực thuộc trung ương. Cũng có thể đăng ký tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, hoặc là có thể đăng ký tại công xã thị xã là thành phố thuộc tỉnh và có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu.
- Đối với nơi đăng ký giấy tạm trú: Đối với nơi đăng ký giấy tạm trú sẽ đơn giản hơn so với đăng ký hộ khẩu bởi bạn có thể làm giấy tạm trú tại công an xã hoặc phường, hoặc thị trấn nơi mình đang sinh sống.
4.4. Khác nhau về điều kiện đăng ký
Về điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú và giấy tạm trú sẽ có những điểm khác biệt nhau, cùng theo dõi để hiểu hơn nhé.
Đối với việc đăng ký hộ khẩu thường trú:
- Nếu như bạn đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh: điều kiện chính là bạn phải có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì sẽ được đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh đó.
- Nếu như bạn đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố trung ương sẽ phải đảm bảo các điều kiện như sau:
+ Bạn cần phải có chỗ ở hợp pháp
+ Bạn cần phải được một người có sổ hộ khẩu tại đó đồng ý, cho phép nhập vào sổ hộ khẩu của họ.
+ Bạn là người được điều đi đến nơi đó làm việc tại các cơ quan nhà nước và được hưởng lương, thưởng từ ngân sách của nhà nước theo hợp đồng và cần phải có chỗ ở hợp pháp.
+ Trước đây bạn đã và đang sinh sống tại nơi đó, và có giấy đăng ký tạm trú, sau này lại về nơi đó sinh sống và làm việc tại một nơi ở hợp pháp.
Đối với việc đăng ký giấy tạm trú:
Trong trường hợp này thì bạn sẽ phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Bạn đang sinh sống, học tập và làm việc tại một xã, phường, thị trấn nào đó những không thuộc đăng ký thường trú thì trong thời gian là 30 ngày bắt đầu từ khi đến đó phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn đó.
4.5. Khác nhau về kết quả đăng ký
Có lẽ về kết quả đăng ký sẽ thể hiện sự khác nhau rõ nét và cũng là điểm khác nhau cuối cùng mà chúng ta tìm hiểu.
- Trong trường hợp bạn đăng ký thường trú thì sẽ được cấp sổ hộ khẩu thường trú
- Còn trong trường hợp đăng ký tạm trú thì sẽ được cấp giấy tạm trú, sổ tạm trú và được ghi tên trong sổ tạm trú của cơ quan chức năng địa phương.
Như vậy, với những đặc điểm khác nhau mà chúng tôi đưa ra trên đây cho bạn thì từ giờ bạn sẽ không còn nhầm lẫn chúng với nhau rồi đúng không nào. Mong rằng với các thông tin trên đây thì bạn cũng đã hiểu nơi cư trú là gì?
1232 0