Vấn đề là gì? Tổng hợp những kỹ năng giải quyết vấn đề

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Thanh Hằng tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng

Ngày đăng: 06-05-2024

Trong cuộc sống, công việc chúng ta thường gặp rất nhiều vấn đề. Có những vấn đề chúng ta gặp phải mang lại rất nhiều phiền toái. Nhưng nếu chúng ta biết cách giải quyết vấn đề thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn. Vậy vấn đề là gì? cách giải quyết vấn đề như thế nào hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm kiếm việc làm

1. Vấn đề là gì?

Vấn đề được hiểu là điều bạn cần phải tìm hiểu và giải quyết. Vấn đề có rất nhiều khái niệm liên quan như: giải quyết vấn đề, đặt vấn đề, không thành vấn đề, như vậy là có vấn đề, không vấn đề gì... Khi vấn đề đi cùng những từ khác nó được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Vậy nên để trả lời cho câu hỏi vấn đề là gì bạn cần phải đặt nó vào từng trường hợp cụ thể. Xác định vấn đề và giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

Vấn đề là gì?
Vấn đề là gì?

2. Các bước giải quyết vấn đề

Khi bạn gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống nếu bạn không bình tĩnh tìm ra cách giải quyết vấn đề thì bạn sẽ cảm thấy khó khăn và không có hướng giải quyết. Những với những bạn bình tĩnh biết nhìn nhận vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn cách xác định vấn đề và giải quyết vấn đề.

2.1. Xác định rõ vấn đề

Để đưa ra được những hướng và cách giải quyết vấn đề tốt thì đầu tiên bạn cần phải xác định rõ vấn đề. Bất cứ vấn đề nào phát sinh đều có nguyên nhân của nó. Chẳng hạn như khi bạn thực hiện một dự án nào đó, trong quá trình thực hiện dự án có rất nhiều khó khăn phát sinh. Rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Lúc này bạn cần phải tìm ra được vấn đề, nhìn nhận lại quá trình, giải quyết từng khó khăn. Xác định xem khó khăn gặp phải là gì, vấn đề gốc rễ từ đâu. Cái nào quan trọng thì ưu tiên giải quyết trước.

Xác định rõ vấn đề
Xác định rõ vấn đề

Bước quan trọng nhất trong các bước giải quyết vấn đề xác định được nguồn gốc của vấn đề, xử lý nguồn gốc trước thì mọi vấn đề đều được giải quyết. Nó tương tự như việc nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Khi đã xác định được nguồn gốc vấn đề thì bạn sẽ lựa chọn được những hướng giải quyết phù hợp. Những hướng giải quyết này sẽ không làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác.

2.2. Phân tích vấn đề

Khi bạn đã tìm ra được nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề thì bạn cần phải phân tích nguyên nhân đó, có thể có rất nhiều vấn đề những nguyên nhân thì chỉ có một nguyên nhân chủ chộ. Để tìm ra nguyên nhân bạn nên đặt ra những câu hỏi như.

- Vấn đề này gặp khó khăn ở đâu, sai ở đâu.

- Thời gian giải quyết vấn đề này là bao lâu trước khi vấn đề trở nên rắc dối và nghiêm trọng

- Những câu hỏi bạn đặt ra đã chính xác chưa, nó có bám sát vào vấn đề bạn đang cần phải giải quyết hay không.

Bạn cũng đừng quá hoang mang và làm quá mọi chuyện lên, như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề và càng làm cho mọi người trở nên phức tạp hơn. Một lời khuyên dành cho bạn là hãy thật thoải mái, suy nghĩ thoáng, chỉ cần tập trung phân tích vấn đề thì chắc chắn bạn sẽ giải quyết được vấn đề.

Việc làm chăm sóc khách hàng

2.3. Lựa chọn giải pháp

Sau khi phân tích vấn đề bạn đã hiểu được vấn đề bước tiếp theo là bạn cần phải lên kế hoạch và lựa chọn giải pháp cho vấn đề của mình. Xin vui lòng đề xuất một số phương án để giải quyết tình huống đó, sau đó bạn cần chọn một phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

 Lựa chọn giải pháp
 Lựa chọn giải pháp

Việc lựa chọn giải pháp thường khó khăn vì vậy bạn cần vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm và trả lời những câu hỏi liên quan. Việc lựa chọn giải pháp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả. Chính vì vậy mà bạn cần phải lựa chọn thật kỹ, chính xác giải pháp giải quyết vấn đề.

2.4. Thực hiện giải pháp

Sau khi đã lựa chọn được giải pháp thì bước tiếp theo dành cho bạn là bắt tay vào thực hiện giải pháp đó. Nếu bạn lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề tốt mà không bắt tay vào làm thì vấn đề vấn không được giải quyết. Chính vì vậy mà bạn cần phải bắt tay vào giải quyết vấn đề.

Việc thực hiện giải pháp sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề, giám sát và theo dõi việc thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề, khi bạn quan tâm đến nó bạn sẽ phát hiện ra được những sai sót và kịp thời khắc phục.

2.5. Đánh giá vấn đề

Bước cuối cùng trong các bước giải quyết vấn đề đó chính là đánh giá vấn đề. Bước này sẽ giúp bạn đánh giá lại kết quả hay đánh giá lại vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá lại và nhìn nhận lại tổng thể vấn đề.

Đánh giá vấn đề
Đánh giá vấn đề

Vấn đề của bạn đã được giải quyết hay chưa, vấn đề còn tồn đọng những gì, giải pháp bạn áp dụng mang đến hiệu quả như thế nào. Tìm ra được những khó khăn khi giải quyết vấn đề. Và một điều quan trọng nữa là bạn sẽ rút ra được rất những bài học, kinh nghiệm từ những lần giải quyết vấn đề đó.

Trên đây là những bước để giải quyết vấn đề, đa phần mọi người đều sẽ thực hiện giải quyết vấn đề theo các bước trên nhưng có những người giải quyết vấn đề mang lại kết quả tốt, nhưng cũng có những người cùng thực hiện các bước giải quyết vấn đề như trên nhưng kết quả mang lại không được như mong muốn. Vậy nguyên nhân nào và yếu tố nào tạo nên sự khác nhau đó. 

3. Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng mềm được rất nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao. Những ứng viên nắm trong tay kỹ năng này có khả năng xử lý tình huống khó khăn và những tình huống bất ngờ rất tốt. Kỹ năng nghiên cứu: Đây là kỹ năng khá quan trọng kỹ năng này giúp bạn có thêm thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề.

Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề
Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng phân tích: trong các bước giải quyết vấn đề có bước tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Để tìm ra được nguyên nhân của vấn đề bạn cần phải phân tích các tình huống, sự việc xảy ra từ đó mới có được những thông tin làm căn cứ để ra quyết định. Bạn phân tích sự vật sự việc các cụ thể, chi tiết thì hướng giải quyết vấn đề của bạn càng dễ dàng.

Kỹ năng giao tiếp: Với nhiều người nghĩ kỹ năng giao tiếp không liên quan gì đến việc giải quyết vấn đề, nếu bạn có suy nghĩ vậy thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vấn đề. Khi bạn giao tiếp tốt bạn sẽ truyền đạt được những ý tưởng của mình. Đưa ra những ý kiến thuyết phục mọi người, giúp cho mọi việc tương tác với nhau dễ dàng hơn. Hơn nữa khi giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rõ các thông tin, giúp cho thông tin truyền đạt dễ hơn và việc giải quyết vấn đề cũng tốt hơn.

Khả năng tin cậy: Các nhà quản lý, cấp trên đánh giá rất cao những người có đầu óc nhạy bén, nhanh nhẹn và giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất.

Việc làm kd bất động sản

4. Những lưu ý và lời khuyên khi giải quyết vấn đề

Với những chia sẻ ở trên bạn đã hiểu được thế nào là vấn đề, các bước giải quyết vấn đề và những kỹ năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định giải quyết vấn đề. Phần này sẽ là những tổng kết, những lưu ý dành cho bạn giúp bạn có được những hướng giải quyết vấn đề tốt nhất khi đứng trước những vấn đề khó khăn.

Khi đứng trước những vấn đề mỗi người sẽ có cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau có người sẽ lo lắng, vội vàng tìm cách để giải quyết vấn đề. Những có những người lại rất bình tĩnh nhìn nhận sự việc trước khi đưa ra hướng giải quyết. Đại đa phần thì những người bình tĩnh nhìn nhận sự việc sẽ có cách giải quyết vấn đề tốt hơn những người vội vàng. Lời khuyên dành cho bạn là hãy bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, suy toán thất kỹ trước khi đưa ra hướng giải quyết vấn đề.

Những lưu ý và lời khuyên khi giải quyết vấn đề
Những lưu ý và lời khuyên khi giải quyết vấn đề

Tất cả mọi vấn đề đều có cách giải quyết, bạn có thể lựa chọn cách giải quyết này hoặc cách giải quyết khác, thay đổi kết cục vấn đề nằm ở cách lựa chọn của bạn. Chính vì vậy bạn không nên quá lo lắng, hãy lựa chọn một cách giải quyết vấn đề phù hợp.

Lưu ý tiếp theo dành cho bạn là không nên lệ thuộc quá nhiều vào những cách giải quyết vấn đề có sẵn. Vì đôi khi cách giải quyết vấn đề đối với người này thì đúng những khi áp dụng với bạn thì nó lại không đúng. Vậy nên hãy lựa chọn cách giải quyết vấn đề phù hợp với bản thân hơn là lựa chọn cách giải quyết vấn đề có sẵn.

5. Nhà tuyển dụng săn đón ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng, giúp ích rất nhiều trong công việc. Vậy nên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề. Để biết được những ứng viên nào có kỹ năng giải quyết vấn đề thì nhà tuyển dụng luôn đặt ra những câu hỏi liên quan đến kỹ năng mềm, những câu hỏi tình huống để tìm ra những ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ra những ứng viên xuất sắc.

vấn đề là gì
Nhà tuyển dụng săn đón ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề

Để ghi điểm trong mặt nhà tuyển dụng, có những kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thì cách tốt nhất là ứng viên cần phải học hỏi và tích lũy nhiều kỹ năng, kiến thức để khi gặp phải những tình huống, những vấn đề khó sẽ đưa ra được những hướng giải quyết tốt.

Ứng viên cần phải bình tĩnh, phân tích vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra và phân tích nó để có được những câu trả lời ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Nếu bạn đang gặp vấn đề, khó khăn trong khâu tìm kiếm việc làm thì đây sẽ là một gợi ý dành cho bạn. Bạn có thể tìm kiếm việc làm trên trang viecday365.com. Thực hiện theo hướng dẫn chỉ sau vài giây bạn sẽ có ngày rất nhiều thông tin tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp. Đến với viecday365.com mọi vấn đề về việc làm của bạn đều có hướng giải quyết.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bạn đã hiểu vấn đề là gì, biết được các bước giải quyết vấn đề và đặc biệt là vấn đề việc làm của bạn đã có thêm một địa chỉ để tìm kiếm công việc.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem21262 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT