Người tham chiếu trong CV là gì? Người bảo lãnh năng lực ứng viên
Theo dõi viecday365 tạiNgười tham chiếu trong CV là một mục được nhiều người quan tâm cách viết, cách triển khai. CV xin việc là một loại văn bản quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc bởi nó là yêu cầu bắt buộc của nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng trong bước sơ loại đầu tiên. Tuy nhiên không ít ứng viên khi tạo CV xin việc online gặp khó khăn với một số mục sử dụng ngôn ngữ chuyên môn khiến họ không biết mình phải trình bày trong đó nội dung gì? Trình bày như thế nào? Một trong số đó là mục “người tham chiếu”. Thấu hiểu được nỗi băn khoăn này, hôm nay viecday365.com sẽ giúp bạn hiểu “người tham chiếu trong CV là gì?” cùng những thông tin liên quan hỗ trợ bạn hoàn thiện mục người tham chiếu.
1. Người tham chiếu trong CV là gì?
Người tham chiếu hay người tham khảo trong CV là mục danh mục thường được đặt ở phần cuối cùng của bản CV, họ là những người mà có thể giúp ứng viên chứng minh năng lực và giúp nhà tuyển dụng xác minh thông tin của ứng viên.
Đối tượng phù hợp để ứng viên lựa chọn tham chiếu cho bản thân là những người ứng viên đã tiếp xúc làm việc cùng như đồng nghiệp, trao đổi, giao việc cho mình như trường phòng, giám đốc trước đây hay chính là người giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mình là giáo viên,… Đây là những người mà trong thời gian trước đây, nỗ lực làm việc của bạn được họ chứng kiến, ghi nhận để giờ đây họ trở thành “người bảo lãnh” năng lực cho bạn trong môi trường làm việc mới.
Hầu hết các ứng viên khi viết CV chỉ chú trọng PR bản thân về kỹ năng, trình độ học vấn, các giải thưởng đạt được và kinh nghiệm làm việc,… để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu chỉ nhìn những thông tin bạn cung cấp thì bản CV đã quá hoàn mỹ nhưng vẫn không đủ để “lấy lòng” nhà tuyển dụng bởi thiếu thông tin xác thực. Nhà tuyển dụng không thể biết những lời “hoa gió” được trình bày trong CV là đúng sự thật hay ứng viên khai khống cho đẹp bản CV. Lúc này bạn mới thấy rõ sức mạnh cùng vai trò quan trọng của mục người tham chiếu trong CV, không những làm tăng tính thuyết phục nhà tuyển dụng mà còn đáp ứng đầy đủ cả nội dung và hình thức cơ bản của bản CV – tấm vé nghề nghiệp của ứng viên.
2. Lưu ý khi chọn người tham chiếu trong CV xin việc
2.1. Tiêu chuẩn chọn người tham chiếu trong CV cho ứng viên
Người tham chiếu là những người hiểu rõ năng lực của bạn bằng chuyên môn của họ chứ không phải nhìn bằng “con mắt”. Vậy nên để “bảo lãnh” năng lực của bạn thì người đó cũng phải có năng lực tốt, kỹ năng chuyên môn sâu rộng. Và tuyệt đối đó không phải là bạn bè ai người thân trong gia đình và cũng không thể thuế người ngoài giả danh. Với những chuyên gia tuyển dụng, họ không thiếu biện pháp để xác minh sự thật.
Người tham chiếu bạn lựa chọn nên đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Ưu tiên hơn có thâm niên làm việc nhiều năm, có trình độ chuyên môn tốt: Tiêu chí này khiến nhà tuyển dụng tin tưởng hơn qua những thông tin được họ xác minh.
- Nên nhờ những người đồng nghiệp trước đây đã từng làm việc với bạn, hiểu rõ năng lực và cách làm việc của bạn đồng thời họ cũng phải là người thực sự có năng lực để thông tin xác minh được tin tưởng hơn
- Người có giao tiếp tốt, văn phong tao nhã, lưu loát, phát ngôn rõ ràng, rành mạch đồng thời đáp ứng được hai yêu cầu trên, là người mà bạn không thể bỏ qua, nên xin thông tin và nhờ cậy tới sự giúp đỡ của họ.
Đa số các doanh nghiệp lớn, tập đoàn to, có môi trường làm việc chuyên nghiệp, mọi hoạt động diễn ra trong hay ngoài doanh nghiệp đều phải thực hiện theo một trình tự và tuyển dụng nhân sự cũng không ngoại lệ. Quy trình tuyển dụng tuân theo các công đoạn đã được xác định. Và đa phần trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là có tuyển dụng ứng viên hay không, các nhà quản lý nhân sự đều không bỏ qua bước liên hệ với người tham chiếu để kiểm tra thông tin và đánh giá lại một lần nữa năng lực của họ rồi mới quyết định tuyển dụng. Vậy nên để có cơ hội phát triển bản thân trong môi trường cho bạn điều kiện phát triển mình thì đừng bỏ qua mục người tham chiếu “uy lực” này nhé!
2.2. Tim kiếm thông tin người tham chiếu
Để tránh gây phiền nhiễu cho người tham chiếu đồng thời để tôn trọng họ, bạn tuyệt đối không được tự ý điền thông tin của họ vào bản CV xin việc IT hay bất cứ CV ngành nghề khác nếu chưa nhận được sự đồng ý từ họ. Việc này sẽ tạo ra bất lợi cho bạn khi nhà tuyển dụng gọi đến họ mà họ thì không hay biết mình là người tham chiếu cho ai và trở thành người liên hệ trong CV bất đắc dĩ. Vậy nên trước khi điền thông tin tham chiếu trong CV, ứng viên nên chú ý những điều sau:
- Liên hệ trước với đối tượng bạn nhờ tham chiếu để xin phép họ trước khi điền thông tin vào mục người tham chiếu. Điều này giúp bạn yên tâm hơn nếu nhà tuyển dụng có gọi điện tới người tham chiếu xác minh thông tin thì họ đã cảm thấy sẵn sàng và thoải mái trả lời nhà tuyển dụng.
- Nếu họ sẵn lòng đồng ý giúp đỡ bạn, bạn nên trao đổi với người tham chiếu trước một số thông tin của bản thân để đảm bảo rằng họ hiểu rõ tài năng và đạo đức làm việc của bạn trong công việc
- Xin người tham chiếu thông tin ngắn họ về họ tên, chức danh, số điện thoại, địa chỉ email vừa đủ để cung cấp cho nhà tuyển dụng đồng thời để người tham chiếu thoải mái khi thông tin của họ không bị khai thác quá nhiều
- Để phòng trước những trường hợp xảy ra trong tương lai, ở hiện tại bạn nên có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.
Nếu bạn muốn bản CV của mình tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hãy tham khảo những mẫu CV trên viecday365.com để chọn cho mình mẫu CV xin việc hảo đã được thiết kế sẵn hình thức và nội dung phục vụ ứng viên.
3. Thông tin người tham chiếu – đối tác chọn nhân tài cùng nhà tuyển dụng
Thông tin người tham chiếu không chỉ phục vụ nhu cầu chứng minh năng lực cho ứng viên mà còn hỗ trợ nhà tuyển dụng xác minh thông tin, tuyển chọn đúng nhân tài cho công ty. Tuy nhiên, không nên vì lợi ích riêng của doanh nghiệp mình mà làm phiền quá nhiều thời gian của họ. Nhà tuyển dụng nên chắt lọc thông tin cần thiết, ngắn gọn nhất để khai thác tối đa thông tin. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ khai thác thông tin với những câu hỏi sau:
3.1. Đặt câu hỏi với người tham chiếu - ứng viên giữ chức vụ gì trước đây?
Đây là thông tin nhà tuyển dụng muốn biết đầu tiên để xác minh công việc trước đây ứng viên làm ở công ty cũ có liên quan tới công việc ứng tuyển. Nếu không liên quan thì ít nhất cũng đánh giá được những kinh nghiệm nhận được từ vị trí cũ hỗ trợ cho công việc mới. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng còn muốn nhận nhìn thấy khối lượng công việc trước đây của ứng viên rồi đánh giá năng lực hoàn thành công việc của họ.
3.2. Hỏi người tham chiếu về hiệu quả làm việc của ứng viên
Nếu câu hỏi trên để hỏi chức vụ và nhiệm vụ thì với công hỏi này, nhà tuyển dụng có thể biết được chi tiết hơn KPI mỗi ngày, mỗi tháng của ứng viên mà đánh giá ứng viên có năng lực hay không? Nếu trong CV ứng viên có liệt kê một số thành tích đạt được trong công việc thì đây cũng là câu hỏi để nhà phỏng vấn xác thực lại thông tin ứng viên đưa ra đã chính xác hay chưa?
Nếu được người tham chiếu công nhận, nhà tuyển dụng được yên tâm hơn khi ra quyết định tuyển dụng họ về với công ty.
3.3. Làm sao để tăng cường khả năng hợp tác giữa ứng viên và đồng nghiệp trong công việc?
Sau khi xác nhận về chuyên môn, nhà tuyển dụng tiếp tục xét tới kỹ năng và chắc chắn đây là tiêu chí mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm kiếm từ ứng viên của mình. Đặc biệt là kỹ năng phối hợp làm việc với các cá nhân trong công ty hay còn gọi là kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng này được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên bởi khi làm việc, công việc thường sẽ phải cần tới sự kết hợp giữa nhân viên trong các phòng ban. Rất có thể sản phẩm ra đời từ phòng ban này chính là nguyên liệu đầu vào cho phòng ban khác. Vậy nên sự phối hợp và kỹ năng làm việc nhóm trong công việc là vô cùng cần thiết.
3.4. Ứng viên có tích cực với công việc không?
Chuyên môn đã rõ, kỹ năng đã tỏ, tiếp theo nhà tuyển dụng muốn tìm cho mình một ứng viên làm việc có thái độ tốt, có trách nhiệm với công việc. Vì vậy câu hỏi này cũng nằm trong một danh sách cần có câu trả lời từ nhà tuyển dụng.
Một nhân viên trong công việc có sự chuyên tâm cao, luôn có tinh thần làm việc sẽ giúp năng suất công việc đạt hiệu quả cao hơn. So với ứng viên có kinh nghiệm thì thái độ làm việc của ứng viên trong một số môi trường được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. Với câu hỏi về thái độ làm việc của ứng viên trong công việc đôi khi nhà tuyển dụng sẽ nhận lại cái nhìn đa chiều từ người tham chiếu vì trước đây họ đã được chứng kiến ứng viên làm việc, đã cùng ứng viên thực hiện công việc hay đã trực tiếp giao việc cho ứng viên
3.5. Ứng viên có chấp hành quy định trọng công ty không?
Thái độ làm việc tốt song hành với việc áp dụng văn hóa làm việc tốt. Các quy định trong công ty được lập nên với mục đích duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân viên làm việc đúng tác phong do đó những quy định được lập nên nhân viên cần phải nghiêm túc thực hiện. Cho nên từ câu hỏi này nhà tuyển dụng biết được ứng viên có phải người làm việc kỷ luật, tuân theo những quy định chung mà công ty đặt ra hay không?
Xác minh năng lực ứng viên thông qua phương pháp gọi điện thoại là mẹo riêng trong chuyên môn tuyển dụng vậy nên mục người tham khảo trong CV hay mục reference trong CV ra đời. Nó sẽ là điểm cộng cho tất cả những gì ứng viên cung cấp trong CV nếu thông tin người tham chiếu cung cấp trùng khớp với thông tin trình bày của ứng viên. Còn ngược lại, hồ sơ ứng viên lập tức bị loại không thương tiếc vì thiếu tính trung thực.
4. Cách viết mục người tham chiếu trong CV
CV là bản sơ yếu lý lịch tóm tắt những thông tin cơ bản của ứng viên về trình độ học vấn chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, sở thích và cả thông tin người tham chiếu chứng minh năng lực ứng viên, tình trạng hôn nhân trong CV,… Trong đó mục người tham chiếu thường sẽ được đặt phần cuối của CV sau khi ứng viên đã trình bày hết thông tin về năng lực để nhà tuyển dụng sau khi xem xét xong hết tiêu chí sẽ quay lại quyết thông tin bằng việc đối chiếu cùng người tham chiếu. Vậy nên trong CV bạn cần hoàn thiện mục người tham chiếu để củng cố lòng tin với nhà tuyển dụng. Và trước hết bạn cần có đầy đủ thông tin về người tham chiếu bao gồm: tên tuổi, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email cùng với đó là mối quan hệ giữa bạn với người tham chiếu.
Với ứng viên đã ra trường và có khoảng thời gian đi làm trau dồi kinh nghiệm thông tin người tham chiếu nên lựa chọn là đồng nghiệp và sếp cũ còn với sinh viên mới ra trường thì nguời tham chiếu chỉ có thể lựa chọn là giảng viên chuyên môn trước đây đã trực tiếp giảng dạy bạn.
Một lưu ý nhỏ mà ứng viên nên chú ý để tránh trường hợp người tham chiếu quá bận rộn với công việc cá nhân, khi nhìn số lạ gọi tới trong lúc làm việc họ không bắt máy làm ảnh hưởng tới tính xác thực của thông tin bạn cung cấp mà bạn không biết nhà tuyển dụng gọi lúc nào, thời gian bao giờ thì hãy căn cứ thời gian nộp CV, 1 – 2 ngày sau đó có thể sẽ là khoảng thời gian nhà tuyển dụng xem xét CV mà chủ động liên lạc với người tham chiếu để báo trước cho họ và nhờ sự giúp đỡ. Hoặc bạn có thể “note” trong CV là bạn có thể kết nối giữa hai người nếu bên tuyển dụng không liên lạc được với người tham chiếu.
Để giúp ứng viên tìm mẫu, hỗ trợ tạo và tải CV, viecday365.com luôn là địa chỉ sẵn sàng phục vụ nhu cầu của ứng viên bất cứ lúc nào. Tại viecday365.com có hàng trăm mẫu CV được thiết kế phù hợp cho từng ngành nghề, cách tạo đơn giản với các tính năng tiện ích đặc biệt là tính năng tạo CV với 5 ngôn ngữ phổ biến là Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn và CV xin việc tiếng Trung được xây dựng căn cứ trên số doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp là đối tác với các nước trên thế giới để tích hợp hỗ trợ tối đa lợi ích cho ứng viên. Cuối cùng ứng viên có thể tải CV hoàn toàn miễn phí mà không đòi hỏi bất kỳ phụ phí nào khác chỉ cần bạn thức hiện một vài thao tác đăng ký tài khoản thành viên đơn giản.
Qua nội dung bài viết trên đây, hy vọng viecday365.com đã giúp ứng viên hiểu người tham chiếu trong CV là gì? Đồng thời là một vài chia sẻ về tiêu chí chọn người tham chiếu cho ứng viên tham khảo. viecday365.com mong rằng sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất cùng ứng viên chinh phục mọi nhà tuyển dụng, trở thành một phần trong thành công của mỗi người.
6391 0