Ngành quản lý giáo dục ra làm gì? Những thông tin bổ ích
Theo dõi viecday365 tạiGiáo dục là một ngành có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong bất kỳ một đất nước nào. Nếu không có một nền giáo dục tốt thì sẽ không thể tạo nên những con người có trình độ, kiến thức giỏi được vì giáo dục làm thay đổi con người, giáo dục tạo ra những con người mới, những con người hoàn thiện hơn về cả nhân cách, tâm hồn và trình độ học vấn. Và một xã hội muốn phát triển cần phải có nền giáo dục toàn diện. Chúng ta đều có thể biết về ngành Sư phạm sẽ đào tạo ra các thầy cô giáo trong tương lai, vậy bạn đã biết về ngành quản lý giáo dục là gì? Và sau khi học ngành này ra sẽ làm những công việc như thế nào chưa? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu ngành nghề này nhé!
1. Ngành quản lý giáo dục là gì?
Ngành quản lý giáo dục có chức năng tổ chức ra các hoạt động giáo dục và sau đó giám sát, nhìn nhận, đánh giá hoạt động giáo dục. Việc đánh giá sẽ giúp cho hoạt động giáo dục của các nhà trường hoàn thiện tốt hơn
Việc cải thiện, đổi mới các hoạt động giáo dục luôn cần tới nhà quản lý giáo dục vì mỗi sự điều chỉnh của một bộ phận sẽ làm ảnh hưởng liên quan tới bộ phận khác. Nhà quản lý giáo dục sẽ có vai trò chịu trách nhiệm sắp xếp quản lý phân bố mọi thứ đâu vào đấy.
Nếu bạn chọn ngành này bạn cần có các kỹ năng nền về quản lý cũng như có kiến thức về mảng quản lý giáo dục đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường, các cơ quan quản lý cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Điểm chuẩn, khối thi và trường đào tạo ngành quản lý giáo dục?
Với mã ngành là 7140114, ngành quản lý giáo dục lấy điểm từ các khối:
+ A00 : Toán, Vật lý, Hóa học
+ A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
+ C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
+ D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Điểm chuẩn xét vào ngành quản lý giáo dục dao động từ 15 đến 24 điểm tùy theo mối khối cũng như tùy theo mỗi trường Đại học.
Hiện nay tại Việt Nam có các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục là:
- Khu vực miền Bắc:
+ Học viện Quản lý giáo dục
+ Đại học Thủ Đô Hà Nội
+ Đại học Sư phạm Hà Nội
- Khu vực miền Trung:
+ Đại học Vinh
- Khu vực miền Nam:
+ Đại học Sư phạm TP.HCM
+ Đại học Sài Gòn
+ Đại học Quy Nhơn
Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hà Nội
3. Chương trình đào tạo của ngành quản lý giáo dục?
Với mục tiêu đào tạo rõ ràng để sau khi học xong sinh viên sẽ có khả năng chiếm lĩnh được các khối tri thức hành chính giáo dục và quản lý giáo dục, có khả năng thực thi nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện này thì trong khung chương trinh đào tạo của ngành học chia làm 2 phần là kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
- Kiến thức giáo dục đại cương gồm có các môn học:
+ Triết học Mác Lê nin
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Kinh tế chính trị Mác Lê nin
+ Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Giáo dục quốc phòng
+ Các môn thể dục 1,2,3
+ Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học
+ Giáo dục học
+ Tâm lý học
+ Tin học đại cương
+ Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo
+ Logic học
+ Cơ sở văn hóa Việt Nam
Ngành quản lý công: Là gì? Ra trường làm gì?
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp có các môn:
+ Kinh tế học giáo dục
+ Xã hội học giáo dục
+ Điều khiển học và lý thuyết hệ thống
+ Xác suất và thống kê trong giáo dục
+ Lịch sử các tư tưởng giáo dục
+ Bảo đảm chất lượng trong giáo dục
+ Nhân cách và lao động của người cán bộ quản lý giáo dục
+ Đại cương về quản lý và quản lý giáo dục
+ Cơ sở về pháp lý giáo dục và pháp lý quản lý giáo dục
+ Tâm lý học quản lý
+ Nghiệp vụ quản lý hành chính trong các cơ sở giáo dục
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học
+ Kế hoạch hóa phát triển giáo dục
+ Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục
+ Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục
+ Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục
+ Tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục - nhà trường
+ Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân sự trong giáo dục
+ Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục
+ Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường
+ Phát triển chương trình đào tạo
+ Lý luận dạy học hiện đại
Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hồ Chí Minh
4. Những tố chất cần có của ngành quản lý giáo dục
Ngành quản lý giáo dục có những yêu cầu nhất định trong tính cách, tư duy, lối sống mà người học cần xác định, định hướng trước để có thể có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào học chuyên ngành này:
4.1. Tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong công việc
Với bất cứ ngành nghề, công việc nào cũng cần chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ được giao để không làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ của những bộ phận khác. Nhất là đối với ngành này, nhà quản lý giáo dục sẽ tham gia vào tổ chức những hoạt động giáo dục và giám sát hoạt động giáo dục. Cho nên trọng trách này dường như còn to lớn ngang bằng với công việc của các giáo viên khi lên lớp giảng bài, truyền đạt kiến thức tới học sinh bởi vì điểm chung là nó sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người. Bởi vậy tố chất đầu tiên với người học ngành quản lý giáo dục là phải có tinh thần trách nhiệm cao và kỷ luật trong công việc.
4.2. Cấn thận, tỉ mỉ, kiên trì, chăm chỉ
Làm việc trong ngành quản lý giáo dục cần hết sức cẩn thận tỉ mỉ bởi kết quả làm việc sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều cá nhân và cơ quản yêu cầu người làm quản lý phải luôn luôn tập trung và “cẩn tắc vô áy náy”. Hầu hết những ngành nghề liên quan tới môi trường trường học đều cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, từ vị trí giáo viên, nhân viên y tế, tổng phụ trách, y tế tâm lý học đường,… tất cả đều cần sự chỉn chu nên yếu tố cẩn thận là vô cùng cần thiết đối với một người làm ngành quản lý giáo dục.
4.3. Có khả năng ngoại ngữ và tin học
Hiện nay tại các cấp phổ thông và trường đại học đều yêu cầu chuẩn ngoại ngữ. Khi học bất kỳ chuyên ngành nào tại Đại học đều có học Ngoại ngữ và thi chứng chỉ chuẩn đầu ra như IELTS, TOEIC, aptis,… Vì vậy nếu có khả năng ngoại ngữ nền tảng sẽ giúp đỡ cho bạn thuận lợi trong cả việc học cũng như là công việc sau này.
Về trình độ tin học, trong quá trình học sẽ bắt buộc phải học và thi chứng chỉ khi tốt nghiệp, chưa kể sau khi ra trường sẽ phải thực hành các kỹ năng tin học văn phòng nhiều trong công việc cho nên bạn cũng cần chuẩn bị sẵn về khả năng tin học của bản thân nhé!
4.4. Khả năng nắm bắt và điều khiển tâm lý con người
Làm việc ở trong môi trường giáo dục là làm việc trong môi trường có nhiều người, tiếp xúc với nhiều đối tượng với những kiểu tính cách, nội tâm, đời sống tinh thần, trải nghiệm cá nhân khác nhau cho nên việc phải trở nên khéo léo nhanh nhẹn trong việc nắm bắt, hiểu được tâm lý con người (đó là lý do trong chương trình học có môn Tâm lý học) từ đó có cách ứng xử phù họp chuẩn mực. Khác với một số ngành nghề liên quan tới máy móc, kỹ thuật hàng ngày không phải tiếp xúc với con người nhiều mà chỉ tiếp xúc với máy tính, công cụ, công nghệ máy móc, ngành liên quan tới giáo dục có đặc điểm là phải giao tiếp với nhau nhiều, làm việc trên tinh thần dùng tình cảm, cảm xúc nhiều nên sẽ cần phải có khả năng theo dõi diễn biến tâm lý của người đối diện, không thể tùy tiện trong lời ăn tiếng nói. Nội tâm con người là một điều khó nghiên cứu và mang đầy mâu thuẫn, bạn cần trau dồi kỹ năng giao tiếp cũng như trải nghiệm nhiều để trở thành một người tâm lý hơn (có thể trau dồi tích lũy bằng tài liệu, sách vở tâm lý) để từ đó có thể dẫn dắt điều khiển tâm lý con người, từ đó khiến công việc diễn ra suôn sẻ thuận lợi hơn.
4.5. Khả năng lắng nghe thấu hiểu người khác
Đặc điểm này liên quan với đặc điểm ngay bên trên. Bạn cần phải lắng nghe thấu hiểu người khác bạn mới có thể nắm bắt tâm lý của họ. Việc làm tại vị trí quản lý luôn cần phải biết lắng nghe mọi người để có cách tổ chức phù hợp hơn, làm việc hiệu quả hơn. Hơn thế nữa đây là công việc trong ngành giáo dục nên việc lắng nghe, thấu hiểu rất quan trọng.
4.6. Khả năng phán đoán, xử lý và giám sát các hoạt động
Như ở phần đầu tiên, web viecday365.com đã có đề cập tới ngành quản lý giáo dục là gì, thì công việc của ngành là tổ chức các hoạt động giáo dục và giám sát các hoạt động ấy. Bởi vậy, người làm quản lý giáo dục phải có kỹ năng phán đoán, xử lý các kế hoạch cũng như giám sát được các hoạt động do mình tổ chức để đưa ra giải pháp nếu cần thiết.
Việc làm công chức - viên chức
5. Ngành quản lí giáo dục ra làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành này tại trường đại học, các vị trí công việc sau đây sẽ nằm trong phạm vi năng lực của bạn:
- Chuyên viên quản lý giáo dục ở những cơ quan hành chính Nhà nước
- Chuyên viên văn phòng; quản lý thiết bị trường học; quản lý học sinh, sinh viên ở trường học
- Quản lý hành chính giáo dục tại các cơ sở giáo dục thường xuyên và các doanh nghiệp
- Làm cán bộ nghiên cứu ở viện nghiên cứu quản lý giáo dục
- Công tác văn hóa giáo dục trong UBND các cấp ở địa phương
Hy vọng với các thông tin mà web viecday365.com đưa ra ở bên trên, các bạn đã hiểu được hơn về ngành quản lý giáo dục. Chúc bạn tìm được hướng đi cho mình và luôn thành công trên con đường bạn đã chọn!
1650 0