Hiểu rõ ngành Hán Nôm ra làm gì để nắm rõ sự nghiệp mai sau
Theo dõi viecday365 tạiLà một trong những ngành khó và kén người học nhất hiện nay, ngành Hán Nôm khiến người ta tương đối mơ hồ về tương lai sự nghiệp sau khi học tập và nghiên cứu ngành học này. Vậy ngành Hán Nôm ra làm gì?
Tôi đã nghe ở đâu đó câu nói “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác”…(Rasul Gamzatov, 1923-2024). Thật vậy, không một dân tộc, một đất nước, một vùng miền nào xuất hiện, hình thành và phát triển mà không có lịch sử của mình. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, người Việt vẫn luôn tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, với chiến thắng Bạch Đằng vẻ vang đánh bại quân Nam Hán, với trận Ngọc Hồi – Đống Đa đại phá 29 vạn quân Thanh. Hay nhắc đến nhà Nguyễn người ta sẽ nghĩ ngay đến triều đại có ông vua “cõng rắn cắn gà nhà”, triều đại để mất nước vào tay thực dân Pháp nhưng nhưng rất ít người nhớ đến triều đại này đã giúp Việt Nam có một địa giới hành chính rộng lớn – triều đại cuối cùng cai quản đất nước rộng lớn từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau. Vì sao vậy? Vì tất cả mọi tài liệu chúng ta đọc đều là tài liệu được viết qua cách nhìn của người thứ 3.
1. Ngành Hán Nôm – mở cửa truyền thống để hướng về tương lai
Ngày nay chúng ta học tập, nghiên cứu lịch sử thông qua những tài liệu nước ngoài, tài liệu được ghi chép lại bằng chữ quốc ngữ. Nhưng đó hoàn toàn không phải là tài liệu gốc đặc biệt là tài liệu lịch sử thời kỳ quân chủ phong kiến. Thật vậy, tài liệu gốc là những tài liệu được viết bằng chữ Hán – Nôm, và để hiểu được những tài liệu này bạn bắc buộc phải học chữ Hán – Nôm. Một trong những chuyên ngành đào tạo chuyên sâu giúp người học trở thành những người trực tiếp tiếp cận với lịch sử gốc, trực tiếp mở cửa để hiểu quá khứ bằng con mắt của chính mình đó chính là ngành Hán Nôm. Vậy ngành hán nôm học là gì? Học ngành này sẽ làm công việc nào?
1.1. Bạn đã hiểu rõ khái niệm Hán – Nôm là gì?
Chúng ta có một nền lịch sử lâu đời những có đến gần như một nửa nền lịch sử đó được ghi chép bằng chữ Hán. Chữ Hán hay còn được gọi là chữ “tàu” là chữ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời cổ đại sau quá trình 1000 năm chịu sự đô hộ Phương Bắc. Chữ Hán phát triển thịnh hành tại nước ta thời phong kiến vì ảnh hưởng của Nho giáo cùng chế độ khoa cử đã giúp chữ Hán trở thành văn tự quốc gia.
Đến năm 1919, sau khi chế độ khoa cử dần biến mất, văn tự quốc gia dần được thay thế bằng chữ Nôm. Chữ Nôm là chữ của người Việt sáng tạo ra bằng cách cải biến các nét chữ từ chữ Hán. Bằng chứng là rất nhiều tài liệu lịch sử, thơ ca hay tài liệu văn hóa của nước ta thời kỳ này được viết bằng chữ Nôm. Chữ Nôm được sử dụng một thời gian dài sau này và trở thành văn tự quốc gia, cho đến sau khi chữ quốc ngữ xuất hiện thì chữ Nôm mới dần mất đi vị thế của mình. Một số tài liệu lịch sử, tài liệu văn hóa vẫn được ghi chép bằng chữ Nôm đến tận những năm 1945.
Ngày nay, rất ít khi chúng ta nhìn thấy chữ Nôm trong các văn bản hành chính, trong sách vở, … chữ Nôm và cả chữ Hán hầu như xuất hiện kiểu chữ nghệ thuật với hình ảnh các thầy đồ viết chữ tại cổng chùa, phủ, … Chữ Hán – Nôm trong một thời gian dài của lịch sử đóng vai trò quan trọng là văn tự quốc gia. Nghĩa là tất cả các sổ sách bao gồm cáo – hịch – tấu – chiếu, tài liệu y khoa, địa lý, ghi chép lịch sử, văn hóa, … đều được viết bằng chữ Hán – Nôm. Thêm nữa là các tài liệu về khu vực, các nước lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và cả Việt Nam đều ghi chép bằng Hán Nôm đặc biệt là chữ Hán vì thời điểm bấy giờ Trung Quốc luôn được cho là trung tâm.
Sau khi chữ quốc ngữ ra đời, việc chuyển giao văn hóa giữa chữ Hán – Nôm và chữ quốc ngữ đa khiến cho nhiều khi chép bị ảnh hưởng và người ta gọi thời kì này là “sự đứt gãy về văn hóa”. Chính vì vậy học ngành Hán – Nôm nói riêng và nghiên cứu chữ Hán – Nôm nói chung là cách để chúng ta trực tiếp nghiên cứu quá khứ, tiếp cận với truyền thống dân tộc. Ngành Hán – Nôm lấy nền tảng học tập và nghiên cứu từ chữ Hán và chữ Nôm chính vì vậy đây được coi là ngành học nối liền giữa truyền thống và hiện đại.
Học ngành ngôn ngữ Trung Quốc ra làm gì?
1.2. Ngành Hán Nôm và những điều bạn nên biết
Ngành Hán Nôm là ngành học đào tạo những cử nhân, những người có thể đọc, viết, sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong việc nghiên cứu các tài liệu lịch sử, tài liệu văn hóa, y khoa, địa lý, … được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm các công việc thiên về nghiên cứu, sưu tầm, giảng dạy, phiên dịch, … các tài liệu Hán - Nôm.
Một điều rất đặc biệt khi học tập và nghiên cứu ngành Hán - Nôm bạn sẽ gần như phản nghiên cứu cả về lịch sử, văn hóa và triết học. Bởi lẽ, theo quan điểm phong kiến thì văn - triết - sử bất phân, các tài liệu Hán Nôm thời kỳ này thường bao gồm các văn học, sử học và cả triết học. Nghiên cứu sâu về lịch sử, văn học, triết học giúp người học dễ dàng nghiên cứu và hiểu đúng các tài liệu Hán Nôm hơn cả.
Về cơ bản sinh viên học tập và nghiên cứu chuyên ngành Hán Nôm sẽ học khối kiến thức chung và khối kiến thức chuyên ngành. Khối kiến thức chung sẽ bao gồm các môn cơ bản như triết học, tư tưởng, cơ sở văn hóa, … khối kiến thức chuyên ngành là những môn học mang tính đặc trưng, nghiên cứu sâu. Ngoài ra học viên còn phải nghiên cứu về Hán văn Trung Quốc, Hán văn Việt Nam, chữ Nôm cùng rất nhiều tài liệu quan trọng khác.
1.3. Những trường đại học đào tạo ngành Hán - Nôm hiện nay
Hán Nôm là một trong những ngành tương đối kén người học, tỉ lệ học sinh lựa chọn ngành này không cao. Thêm vào đó đây cũng là một ngành học khó, không phải giảng viên nào cũng có đủ sự kiên trì và năng lực để học tập nghiên cứu cũng như để giảng dạy tốt bộ môn này. Vì nhiều lý do như vậy nên tính đến thời điểm hiện tại nước ta có 3 trường đào tạo cử nhân ngành Hán Nôm đó là:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Khoa học Huế
Đối với hệ đào tạo sau đại học chuyên ngành Hán Nôm hiện có Học viện Khoa học Xã hội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, học viên có cơ hội làm việc rất đa dạng, ngoài các công việc tự do như phiên dịch viên, … cửa nhân và sau đại học ngành Hán Nôm có thể làm việc tại các viện nghiên cứu như Viện sử học, Viện khảo cổ, … hay giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Khoa học Xã hội, ….
Ngoài ra, ngành Hán Nôm cũng đẩy mạnh thu hút học viên bằng cách công nghệ hóa trang thiết bị học tập nghiên cứu, hạ mức điểm sàn, liên kết với các trường đại học nước ngoài, … Hiện nay, trung bình mức điểm sàn của ngành học này từ 15 đến 20 điểm.
Bạn có thể nộp hồ sơ chuyên ngành này khi bạn dự thi là các khối: C00, C01, D02, D03, … nhìn chung là các khối xã hội hoặc khối có văn và môn khoa học xã hội tự chọn.
2. Mách bạn mẹo học tốt ngành Hán Nôm
Hán Nôm không phải là ngành học dễ dàng, để học tốt ngành ngày bạn sẽ phải thực sự chăm chỉ, chịu khó mày mò nghiên cứu đồng thời cũng phải có niềm yêu thích và một chút năng khiếu trong mình.
Thông thường, nhắc đến những người học văn học, lịch sử đặc biệt là triết học người ta thường nhìn bằng ánh mắt “nể” vì độ khó của những môn học này thì Hán Nôm ánh mắt đó sẽ càng rõ dàng hơn nữa. Vì Hán Nôm là sự tổng hợp của lịch sử, văn học và cả triết học.
Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để bạn học tốt ngành Hán Nôm đó là niềm yêu thích và khả năng học tốt các môn xã hội. Việc học tốt các môn xã hội ngay từ thời cấp 3 sẽ giúp bạn hình thành tư duy biện chứng, tư duy lịch sử, đồng thời giúp bạn có cách hành văn tốt để đọc - hiểu và diễn giải những thông tin bạn nghiên cứu được. Còn sự yêu thích sẽ là động lực quan trọng để bạn học tập tốt bộ môn này.
Như bạn biết đấy, Hán Nôm là ngành rất khó học và không phải ai cũng có thể theo ngành chứ chưa nói đến việc học tốt. Sự đam mê và nhiệt huyết sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Cùng với đó, bạn cùng cần phải rất chăm chỉ, chịu khó để nghiên cứu, học tập chữ Hán và chữ Nôm. Vì 2 loại chữ này không viết hay ghép theo cấu trúc giống như chữ quốc ngữ mà nó phức tạp hơn nhiều. Một bộ chữ Hán có thể rơi vào hàng ngàn, hàng vạn vậy nên phải thật chăm chỉ mới có thể nắm rõ được những kiến thức này.
3. Học ngành Hán Nôm có thể làm những công việc nào?
Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành này có cơ hội việc làm rất đa dạng với nhiều lựa chọn cho bản thân. Tùy thuộc vào khả năng của bạn cũng như bạn thích loại hình công việc thiên về nghiên cứu hay thiên về giảng giải thuyết trình mà Hán Nôm sẽ mở ra cơ hội chọn nghề cho bạn. viecday365.com điểm qua một số việc làm sau khi học ngành Hán Nôm như sau:
3.1. Giảng viên chuyên ngành Hán - Nôm
Hiện nay, các trường đại học và viện nghiên cứu đều cần rất nhiều giảng viên dạy bộ môn Hán Nôm. Vì lẽ không chỉ ngành Hán Nôm mới học bộ môn này mà các chuyên ngành liên quan khác như lịch sử, văn học, triết học, Việt Nam học, Đông Phương học cũng có môn Hán Nôm trong chương trình đào tạo. Giảng viên Hán Nôm sẽ là người trực tiếp giảng dạy sơ cấp bộ môn này cho sinh viên.
Chuyên sâu hơn, đối với chuyên ngành Hán Nôm, giảng viên sẽ cần cung cấp kiến thức chuyên sâu hơn tới học viên của mình. Bạn có thể ứng tuyển vị trí giảng viên của khoa tại các trường đào tạo cử nhân Hán Nôm đó là: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Khoa học Huế; Học viện Khoa học Xã hội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Giảng viên đại học có mức lương trung bình khoảng 15 triệu đồng tùy theo thâm niên làm việc và vị trí công việc, năng lực của họ.
3.2. Phiên dịch viên - dịch sách Hán Nôm
Hiện có rất nhiều tài liệu Hán Nôm chưa hoặc ít được dịch sang chữ quốc ngữ, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm bạn có thể nhận sách hay nhận dịch những tài liệu đó.
Đây là một trong những công việc được rất nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu chọn lựa là công việc thứ hai của mình. Vì lẽ nó vừa giúp nâng cao kiến thức chuyên ngành nhưng cũng đồng thời giúp tăng thêm thu nhập một cách đáng kể.
Mức lương của công việc này thường linh động theo dự án họ nhân cũng như số lượng phiên dịch viên thực hiện được trong quá trình làm việc.
Việc làm phiên dịch tại Hà Nội
3.3. Nhà nghiên cứu - nhà khảo cổ học
Có liên quan mật thiết đến lịch sử, cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm có thể trở thành những nhà nghiên cứu lịch sử hay nhà khảo cổ học. Công việc này có môi trường làm việc rất đa dạng và linh động, các nhà nghiên cứu và khảo cổ học thường làm việc ngoài trời để thẩm định và tìm kiếm các nguồn sử liệu. Phần lớn thời gian còn lại của họ làm việc trong các phòng nghiên cứu để đánh giá và dịch các tài liệu lịch sử đó.
Các nhà nghiên cứu - nhà khảo cổ còn có cơ hội làm việc liên tục tại nước ngoài cùng như làm việc với những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Mức lương trung bình của nhà khảo cổ hay nhà nghiên cứu khoảng 20 triệu đồng, con số này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào năng lực thực tiễn của họ.
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Hán Nôm còn có cơ hội làm việc tại các viện nghiên cứu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Một số người học sơ cấp tiếng Hán - Nôm thì “bán chữ” tại các phủ, chùa, … dịp lễ hội. Dân ta thường mua những chữ Hán chữ Nôm có ý nghĩa về treo trong nhà nhằm cầu mong một năm vui vẻ, mạnh khỏe. sung túc.
Hiện nay ngành Hán Nôm ngày càng được đề cao vai trò trong nghiên cứu khoa học lịch sử, văn hóa và cuộc sống. Đây là ngành học lý thú với những người thực sự yêu thích và đam mê. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nẵm rõ về ngành Hán Nôm và những thông tin quan trọng cho định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.
4644 0