Cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing thu hút, ăn điểm nhất
Theo dõi viecday365 tạiMục tiêu nghề nghiệp marketing luôn là phần khiến các ứng viên ngành marketing - PR phải đau não mỗi khi trình bày. Làm thế nào để xây dựng phần mục tiêu nghề nghiệp đúng với năng lực thực tế và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Cùng viecday365.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Sơ lược về mục tiêu nghề nghiệp marketing
Mục tiêu nghề nghiệp luôn là phần khiến các ứng viên gặp nhiều khó khăn khi trình bày. Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay đã có kinh nghiệm đi làm, hẳn đây vẫn luôn là phần tiêu tốn của bạn nhiều thời gian nhất mỗi khi viết CV.
Marketing là một ngành nghề hiện đại, sôi động. Chính vì vậy mục tiêu nghề nghiệp của marketing không được rập khuôn, máy móc mà phải dựa trên chính thực tế công việc, mô tả công việc và phải đề cao tính linh hoạt. Khi nhìn vào phần mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự nghiêm túc, tinh thần cầu thị và tiềm năng, đóng góp của bạn cho công việc tương lai.
Việc xây dựng cho bản thân một mục tiêu nghề nghiệp marketing cũng giúp bạn có chiến lược, kế hoạch làm việc và phấn đấu để đạt được những thành tựu mới trong công việc. Đây cũng sẽ là cách bạn đưa ra định hướng phát triển bản thân trên con đường sự nghiệp. Marketing là một ngành nghề đa mảng với vốn kiến thức rộng lớn, mục tiêu nghề nghiệp marketing sẽ xoay quanh phương diện xây dựng chiến lược marketing, cách vận dụng các công cụ truyền thông marketing, xây dựng thương hiệu, quan hệ công chúng,...
Mỗi vị trí công việc marketing sẽ có mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Hãy đến với phần tiếp theo của bài viết để tham khảo cách đốn tim nhà tuyển dụng với phần mục tiêu nghề nghiệp nhé.
Xem thêm: Việc làm marketing Pr
2. Tổng quan cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing
Trên thực tế, không có một công thức chung đối với mục tiêu nghề nghiệp của mỗi ngành nghề. Mỗi người có khả năng, sở trường riêng và mục tiêu nghề nghiệp sẽ là tổng hòa của cả kế hoạch công việc của cá nhân lẫn những nét tính cách, năng lực của cá nhân đó sao cho đạt hiệu quả cao trong công việc và đóng góp được cho doanh nghiệp.
Trước tiên, bạn cần nghiên cứu kỹ yêu cầu công việc mà doanh nghiệp đưa ra cùng với đó là bản mô tả công việc. Mỗi vị trí marketing khác nhau sẽ có yêu cầu về công việc khác nhau.
Từ yêu cầu công việc này, bạn hãy lấy năng lực của bản thân là thước đo để tham chiếu, khả năng của bạn trong chuyên marketing đến đâu, bạn có những kỹ năng làm việc nào? Kiến thức, năng lực của bạn sẽ có lợi ích như thế nào trong doanh nghiệp? Từ đấy bạn sẽ đề ra mục tiêu nghề nghiệp ứng với năng lực của bản thân.
Ví dụ, bạn muốn ứng tuyển vị trí digital marketing sẽ yêu cầu nhiều về các công cụ truyền thông marketing, có khả năng chạy quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận đúng đối tượng. Bạn cần xây dựng mục tiêu trong 3 tháng làm việc đầu tiên sẽ là người quản lý chính fanpage của doanh nghiệp, đăng bài, xây dựng nội dung và khiến lượt tương tác của fanpage tăng gấp đôi. Trong 6 tháng tiếp theo sẽ mở rộng kênh truyền thông online của doanh nghiệp sang các nền tảng mạng xã hội khác, v.v…
xem thêm: Bạn có thông tin về công việc Content Marketing không?
3. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp marketing chi tiết từng công việc
Ngành marketing có nhiều hạng mục công việc chính vì vậy mục tiêu nghề nghiệp nhân viên marketing ở mỗi công việc sẽ những thay đổi riêng.
Thông thường, để viết mục tiêu nghề nghiệp được rõ ràng, mạch lạc và đưa ra phương hướng phù hợp với bản thân và doanh nghiệp các bạn có thể chọn chia nhỏ mục tiêu nghề nghiệp thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mỗi mục tiêu sẽ ứng với một cột mốc để bạn dễ dàng phấn đấu và thực hiện hơn.
Bên cạnh chia mục tiêu thành nhiều cột mốc, cũng có rất nhiều bạn chọn cách đề ra những thành tích mình mong muốn đạt được cũng như cống hiến cho doanh nghiệp để làm mục tiêu nghề nghiệp. Việc đạt được thành tích trong công việc vừa là cách để bạn khẳng định năng lực cũng là cách để đóng góp cho doanh nghiệp.
Cùng xem với mỗi vị trí nhân viên marketing, chúng ta nên viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào nhé.
Nhân viên sáng tạo nội dung Marketing
- Trong 6 tháng đầu tiên: Quản lý nội dung trên website và các phương tiện mạng xã hội của doanh nghiệp
- Trong 1 năm tiếp theo: Bên cạnh xây dựng nội dung bài viết, hình ảnh sẽ tham gia mở rộng xây dựng những video ngắn trên các nền tảng mạng xã hội TikTok, Youtube
- Trong 2 năm đầu tiên: Tạo ra nội dung viral, tương tác cao cho doanh nghiệp. Đổi mới lại bộ máy truyền thông online của doanh nghiệp trên các nền tảng số.
Nhân viên digital marketing
- Tối ưu hóa lượt tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội và Google cho doanh nghiệp
- Đạt thành tích nhân viên xuất sắc trong 1 năm đầu tiên: phát triển thương hiệu trên các nền tảng truyền thông online
- Trở thành senior marketer trong 3 năm tới: thành thạo các công cụ digital marketing, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp trên những nền tảng như thương mại điện tử.
Nhân viên trade marketing
- Trong 3 tháng đầu tiên: Tham gia vào dự án quảng bá sản phẩm và hoàn thành xuất sắc
- Trong 1 năm đầu: Vận dụng kiến thức marketing vào những chương trình xúc tiến bán, cải tiến bộ nhận diện thương hiệu để phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện đại
- Trong 2 năm đầu: Trở thành senior marketer có khả năng đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm cho lứa nhân sự mới
Xem thêm: Việc làm digital marketing
4. Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp marketing
Trước tiên, về mặt trình bày, các nội dung trong CV phải đảm bảo tính ngắn gọn, tránh rườm rà, lê thê. Nội dung quá dài không chỉ gây ra những bất cập cho bạn khi trình bày bố cục CV mà còn khiến nhà tuyển dụng dễ bỏ qua CV của bạn bất kể mục tiêu của bạn có thiết thực và phù hợp với doanh nghiệp như thế nào.
Trong quá trình tham gia thị trường lao động, sẽ có rất nhiều lần bạn phải tham gia tuyển dụng và tiếp xúc với nhiều công ty tuyển dụng khác nhau. Chính vì vậy mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng cần có sự thay đổi theo thời gian tham gia làm việc, theo đơn vị doanh nghiệp bạn muốn ứng tuyển. Bạn không thể nộp một bản CV có mục tiêu nghề nghiệp từ thời điểm bạn mới ra trường để ứng tuyển khi bạn có đã thời gian đi làm 1, 2 năm dù những kỹ năng của bạn chưa có quá nhiều thay đổi.
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn phải có tính thời đại, đặc biệt là trong một ngành nghề có tính cập nhật cao như marketing, đây là điều hoàn toàn cần thiết. Có thể nói, sự biến động của ngành thay đổi theo từng năm, do đó nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn cần đối chiếu năng lực bản thân với nhu cầu thị trường thời điểm hiện tại để xác định rõ những gì bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp.
Mỗi người có một mục tiêu, hoài bão riêng trong công việc. Với một ngành nghề như marketing, mục tiêu nghề nghiệp chính là cách để bạn thể hiện tham vọng, tạo động lực cho bạn đạt được thành tựu trong công việc.
Xem thêm: Marketing Audit là gì? Lợi thế khi sử dụng Marketing Audit
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên của viecday365.com đã phần nào giúp các ứng viên bớt hoang mang khi viết mục tiêu nghề nghiệp marketing. Chúc các bạn xây dựng được mục tiêu nghề nghiệp như ý muốn và có được công việc mơ ước. Hãy đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi để khám phá những thông tin mới lạ, hấp dẫn nhé.
2130 0