Bí quyết viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp nổi bật, gây sự chú ý
Theo dõi viecday365 tạiMục tiêu nghề nghiệp đầu bếp đóng góp vai trò quan trọng trong CV xin việc. Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng, tạo được cơ hội để trúng tuyển trong nhà hàng. Hãy theo dõi bài viết này để có phần mục tiêu nghề nghiệp trọn vẹn trong CV xin việc đầu bếp.
1. Những lưu ý trong khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV dành cho đầu bếp
- Mục tiêu nghề nghiệp cần được trình bày ngắn gọn, không nên viết dài dòng, giống như ý nghĩa chung của CV chỉ nêu những điểm nổi bật cần thiết, cung cấp thông tin hữu ích đến người đọc.
- Mục tiêu nghề nghệp nên chia thành 2 giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Việc này cho thấy bạn là người làm việc có kế hoạch, tích cực phát triển trong nghề đầu bếp.
- Mục tiêu phải liên quan đến công việc đầu bếp, không nên viết lan man, nói theo sở thích, định hướng cá nhân. Các mục tiêu nên hướng tới vị trí trong nhà hàng, thể hiện bạn muốn làm việc lâu dài trong nhà hàng này.
- Không nên viết mục tiêu là mở cửa hàng riêng, hay làm việc trong môi trường tốt hơn nhà hàng bạn ứng tuyển. Đặt các mục tiêu dễ khiến nhà tuyển dụng khó chịu, không muốn đào tạo, hướng dẫn thêm cho bạn cũng như loại bạn khỏi vòng sơ tuyển.
Xem thêm: Việc làm phụ bếp nhà hàng nhật
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho đầu bếp
Trước khi viết được mục tiêu cụ thể, bạn cần tìm hiểu các thông tin về nhà hàng bạn ứng tuyển, môi trường làm việc, quy mô ở đây có phù hợp với định hướng phát triển của bạn không. Việc làm đầu bếp tại đây chuyên về món ăn gì, đâu là sở trưởng là định hướng của bạn trong nghề này.
Trong ngành bếp có phân chia thành nhiều dạng bếp chuyên dụng khác nhau, quy mô nhà hàng khác nhau, đối tượng khách hàng, thực đơn quán khác nhau. Mỗi vị trí bếp tại đây phát triển theo hướng khác nhau.
Viết CV cho đầu bếp thường chia thành 2 dạng đầu bếp đã có kinh nghiệm và đầu bếp chưa có kinh nghiệm. Mục tiêu nghề nghề của 2 dạng này cũng khác nhau.
Xem thêm: Nghề đầu bếp là gì - Người nghệ sĩ truyền cảm hứng ăn uống
Dưới đây là một số ví dụ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp cụ thể như sau:
2.1. Mục tiêu nghề nghiệp cho đầu bếp văn phòng
Đầu bếp làm việc cho các nhà hàng chuyên cung cấp đồ ăn cho dân văn phòng cần những món ăn thường ngày, không cầu kỳ phức tạp. Mục tiêu hướng tới sự chuyên nghiệp, phục vụ cho người đi làm.
Ví dụ cho đầu bếp chưa có kinh nghiệm:
Bằng kinh nghiệm nấu ăn cho gia đình và tham gia nấu cỗ bàn thường xuyên, tôi có thể mang đến những món ăn dinh dưỡng, đầy đủ chất lượng cho mọi người. Mục tiêu sau 1 năm trở thành bếp chính nấu hoàn chỉnh thực đơn hàng ngày.
Ví dụ cho người đã có kinh nghiệm:
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thực hiện các công đoạn nấu ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng cho thực khách. Phấn đấu trở thành bếp trưởng chỉ đạo các công việc trong bếp sau 2 năm làm việc.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp tại các nhà hàng sang trọng
Các nhà hàng lớn sẽ có các món chuyên dùng, đặc trưng riêng mang thương hiệu của nhà hàng đó. Hương vị của nhà hàng thường mang nét đặc trưng của một khu vực hay vùng miền cụ thể. Đầu bếp làm việc tại đây phải biết ý nghĩa của các món ăn này, mục tiêu nghề nghiệp phải liên quan đến vẻ đẹp ẩm thực của khu vực này.
Ví dụ cho người chưa có kinh nghiệm tương đương:
- Mong muốn được tự tay thực hiện các món ăn theo phong cách Nhật Bản sau nhiều năm kinh nghiệm làm phụ bếp tại nhà hàng Nhật. Định hướng trở thành đầu bếp chuyên nghiệp về các món Nhật, mang trọn vẹn hương vị Nhật vào trong món cho thực khách.
Ví dụ cho người đã từng làm đầu bếp:
- Được làm việc trong môi trường hiện đại, cung cấp đầy đủ nguyên liệu tốt cho các món châu Âu. Phát triển kỹ năng bản thân để tham gia vào các cuộc thi nấu ăn sau 1 năm làm việc. Mục tiêu 5 năm trở thành bếp trưởng, thiết kế sáng tạo các món ăn theo phong cách châu Âu.
Tóm lại, mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp trong CV nên gắn liền với nhà hàng nơi bạn ứng tuyển, phù hợp với mô hình, quy mô của nhà hàng. Không nên đưa các mục tiêu cá nhân không liên quan đến nhà hàng.
1860 0